ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 17:39:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Văn nghệ Dân gian Cà Mau thời kháng chiến

Báo Cà Mau (CMO) Hoạt động văn hoá dân gian Cà Mau đã lưu giữ và phát huy truyền thống yêu nước từ những ngày đầu mở đất đến những năm kháng chiến chống Pháp. Con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nên khi đất nước lâm nguy thì tình yêu đó trở thành tình yêu nước nồng nàn và tình cảm cách mạng sâu lắng. Hành động đó được phản ánh trong sinh hoạt văn nghệ dân gian, trong đó có ca dao, dân ca, điệu hò, nói thơ Bạc Liêu ở những năm kháng chiến chống Pháp.

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi,
Buôn bán không lời, chèo chống mải mê
Mải mê cách mấy không buồn,
Giận thằng giặc Pháp là phường lang sa

Toàn bộ nội dung phản ánh nằm ở câu cuối. Một kiểu cấu tứ rất tiêu biểu cho ca dao. Do vậy, đọc những câu trên ta không cảm thấy gượng ép từ mở đầu và kết thúc. Mở đầu là tâm trạng của cuộc sống, bỏ công sức lao động nhưng kết quả thu được không tương xứng, người lao động mệt mỏi khi chiều về, một ngày lao động đi qua. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, người dân nhận ra cái đáng buồn hơn: đất nước, quê hương bị giặc xâm lược. Bên cạnh cái căm hờn bị giặc xâm lược thì cái buồn mệt mỏi do “buôn bán không lời” là không đáng vào đâu.

Minh hoạ: MT

Trong kháng chiến chống Pháp, hầu như các con sông ở Cà Mau đều được đắp cản để ngăn tàu chiến của Tây đi vào càn quét, đánh phá vùng giải phóng. Chủ trương của kháng chiến được toàn dân ủng hộ. Vì vậy, dù cho sông sâu, nước chảy, nhưng sức mạnh của nhân dân không gì cưỡng lại được. Nếu trước đó trong hệ thống văn nghệ dân gian có bài ca lao động, hò cấy lúa, hò giã gạo, thì trong bối cảnh lao động đắp cản ngăn tàu Tây, câu hò, câu hát mới lại vang lên:

(Hò ơ...)                           
Đường đi đắp cản xa xa
Đi ba khúc rạch mới qua kinh dòng
Sông làng nước chảy băng băng
Sức ta chỉ có hai bàn tay không
Nhưng ta chung một tấm lòng
Xốc muôn cây dựng giữa dòng nước trôi…

(Hò ơ...)
Chiều chiều én liệng trên trời
Rùa bò dưới nước, khỉ ngồi trên cây
Có đoàn tự vệ xã này
Bàn nhau đắp cản đêm nay cho rồi
Một cà vung đựng hai thùng đất
Phần em chằm hai chục cà vung

Đây chính là những tình cảm thắm thiết gắn bó giữa Nhân dân và kháng chiến. Đó là những tình cảm của đội thanh niên nam nữ vui vẻ, hò hát xen với tiếng nói nhiệt tình nhận thấy trách nhiệm, góp phần cùng toàn dân để kháng chiến thắng lợi.

Đất nước chiến tranh, người chồng phải ra mặt trận, người phụ nữ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp được ca dao dân ca ghi lại:

Đêm khuya đốt ngọn đèn dầu
Ru con, tôi nhớ lấy lời năm xưa
Âu ơ... nín ngủ đi con
Khóc chi cho mẹ lòng son héo sầu
Ba con dẹp giặc Cà Mau
Cùng trên Rạch Giá, Bảy Sào, Bạc Liêu
Bắn cho quân giặc chết nhiều
Đuổi ra khỏi nước mới là bình yên

Người chồng đi xa, “lòng son” của người phụ nữ “héo sầu”. Nhưng sự than vãn ấy chỉ là nhất thời với người vợ - người phụ nữ Cà Mau. Vào những năm kế tiếp của cuộc kháng chiến, người phụ nữ đã ý thức trách nhiệm của mình. Có lẽ vì thế mà nhiều bài ca cho kháng chiến mang nội dung tình ca và hùng ca:

Một đồng là một trăm xu
Tiễn chồng ra trận chiến khu nghìn trùng
Chồng đi giết giặt anh hùng
Thiếp về ngày gánh đêm gồng nuôi con
Mong chồng trả nợ nước non,
Giờ đây phận thiếp sớm hôm chu toàn

Ở Cà Mau - Bạc Liêu, những năm kháng chiến chống Pháp còn xuất hiện một thể loại mới là “Nói thơ Bạc Liêu” do ông Thái Đắc Hàn, cán bộ văn hoá sáng tác, được nhân dân hân hoan đón nhận. Làn điệu nói thơ Bạc Liêu trở thành sinh hoạt dân gian không chỉ lưu truyền trong địa phận Cà Mau - Bạc Liêu mà còn lan rộng ra các tỉnh ĐBSCL.

Nói thơ Bạc Liêu có 2 phần, phần nhạc và phần lời. Phần lời là những bài ca dao dễ nhớ, dễ ngấm sâu vào lòng người được chọn để diễn xướng. Cách diễn xướng làn điệu nói thơ Bạc Liêu chia thành 2 chặng. Chặng đầu là phần nói lối, chặng thứ hai là nói thơ. Phần nói thơ được quy định theo điệu nhạc.

Bài “Mười thương” được nhiều người sử dụng diễn xướng theo điệu nói thơ Bạc Liêu:

Phần nói lối:

Má ơi con chưa muốn chồng
Con chờ chiến sĩ thành công trở về
Đời nay chiến sĩ hiên ngang
Đánh Tây giỏi quá nên lòng con thương

Phần nói thơ:

Một thương chiến sĩ sa trường
Hai thương chiến sĩ can trường đánh Tây
Ba thương lặn lội bùn lầy
Bốn thương súng nốp cả ngày nặng vai
Năm thương cực nhọc chẳng nài
Sáu thương lễ phép mặt mài hân hoan
Bảy thương bảo vệ giang san
Tám thương chiến sĩ gian nan nhọc nhằn
Chín thương cây súng tay cầm
Mười thương chiến thắng thương thầm má ơi

Tóm lại, ca dao, dân ca kháng chiến ở Cà Mau là sự tiếp nối của hoạt động văn hoá dân gian trong hoàn cảnh mới. Trong những năm kháng chiến, ngoài ca dao, dân ca, hò, vè…, nói thơ Bạc Liêu giữ vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hoá gắn với nội dung yêu nước, tuyên truyền các chủ trương “kháng chiến, kiến quốc”. Sự phát triển của ca dao và các làn điệu dân ca là sự phản ánh về mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thống thi ca trên nội dung và hình thức diễn xướng mới. Nhờ đó góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian thời kháng chiến và có sức mạnh to lớn về mặt tinh thần, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân phát huy tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương./.

 Chung Thanh Thuỷ 

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.