ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 20:48:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về lại vùng đất đặc biệt khó khăn

Báo Cà Mau (CMO) Một ngày cuối tuần, Danh Sóc Kha, người bạn mới quen rủ tôi về quê anh chơi. “Mùa này ở xóm tôi đã bắt đầu vào mùa làm khô cá bổi đón tết, không khí lao động nhộn nhịp lắm, cũng nhờ làm khô cá bổi mà nhiều người dân tuyến kênh Cựa Gà Tám Khệnh xóm tôi khá lên”, Sóc Kha nói như khoe.

Dọc theo tuyến đường ô tô về trung tâm xã Khánh Bình Tây, cách trụ sở UBND xã khoảng 1 km, chúng tôi vượt qua cây cầu nông thôn là đến kênh Cựa Gà Tám Khệnh, xa xa đã thấy lấp ló những hàng vỉ cá bổi đang được phơi khô đặt trước những căn nhà kiên cố, khang trang mới được xây dựng. Người lo vận chuyển, người làm cá tươi, người phơi cá khô… tiếng cười nói rộn ràng đã đánh thức vùng quê từng được xem như "địa chỉ đỏ" của sự nghèo khó.

Chuyện của 10 năm trước

Nghề làm khô cá bổi giúp người dân Cựa Gà Tám Khện giảm nghèo.                                                                                                                   Ảnh: HOÀNG VŨ

Kênh Cựa Gà Tám Khệnh thuộc ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời) có chiều dài khoảng 1.100 m. Dọc theo tuyến kênh này có 70 hộ dân sinh sống, trong đó có 50 hộ người dân tộc Khmer. Đất đai không thể nở thêm mà con người thì cứ sinh sôi, không ít gia đình đông con mà lại không có đất, hoặc thiếu đất sản xuất nên lâm cảnh túng thiếu.

Ông Danh Dưỡng, lão nông cố cựu nơi đây, nhớ lại: “Trước năm 2010, tuyến kênh này đường đi lầy lội, giao thông chủ yếu là đường thuỷ, bà con sản xuất nông nghiệp chỉ độc canh cây lúa và chủ yếu bằng kinh nghiệm dân gian, trong khi thời tiết mỗi lúc thay đổi thất thường nên thu nhập khá bấp bênh. Bên cạnh đó, nhiều hộ không đất phải đi làm thuê nhưng cũng quanh quẩn ở địa phương, công việc khi có khi không và thu nhập không ổn định… Lo miếng ăn đã khó nên việc học hành của con cái cũng phó mặc”.

Ông Lê Hoàng Nguyên, người dân địa phương, bộc bạch: “Khoảng cuối những năm 90, vài hộ dân bắt đầu làm nghề khô cá bổi. Lúc đầu số lượng ít, nhu cầu cá tươi không nhiều nên số lượng cá nuôi tại chỗ đáp ứng được. Song, đơn đặt hàng ngày càng nhiều, cá tươi tại chỗ không đủ phải thu mua ở những xã lân cận, thậm chí là các tỉnh bạn. Vận chuyển tốn kém, lại bị thương lái ép giá cá khô… lợi nhuận giảm nên nhiều hộ bỏ nghề, bỏ đất đi xứ khác làm ăn".

Theo Bí thư Chi bộ ấp Đá Bạc A Lê Văn Chấn, toàn ấp có 387 hộ, trong đó có 62 hộ người dân tộc Khmer, sống tập trung đông nhất là ở kênh Cựa Gà Tám Khệnh… Trong số 387 hộ dân có khoảng 170 hộ có đất sản xuất, còn lại làm thuê và người dân tộc Khmer chiếm khoảng 50% trong số những người không đất. Vì vậy, nếu nói ấp Đá Bạc A là ấp đặc biệt khó khăn thì tuyến kênh Cựa Gà Tám Khệnh là khu vực đặc biệt khó khăn của ấp.

Cuộc sống hiện tại

Theo ông Danh Dưỡng, vạn sự khởi đầu nan, sau mỗi lần thất bại người dân lại có thêm bài học để đeo bám với nghề. Khoảng năm 2010, Nhà nước hỗ trợ cùng Nhân dân làm lộ giao thông nông thôn và giao thông trên địa bàn xã đấu nối với huyện nên thuận tiện hơn trong việc đi lại, giao thương, nhiều hộ dân đua nhau làm khô cá bổi. Hiện tại có trên 20/70 hộ của xóm này đang phát triển nghề khô cá bổi. Nghề làm khô cá bổi không chỉ tạo thu nhập cho hộ gia đình mà còn giúp giải quyết hàng chục lao động tại chỗ với thu nhập bình quân trên 150 ngàn đồng/người/ngày. Người dân có việc làm ổn định nên tình trạng ăn nhậu bê tha, gây rối trật tự công cộng, tham gia tệ nạn xã hội… cũng giảm đáng kể”.

Trưởng ấp Đá Bạc A Nguyễn Văn Thạnh phấn khởi: "Năm 2016 ấp có trên 70 hộ nghèo thì nay còn 38 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo".

Nhìn nhận cảm quan, những căn nhà mới được xây dựng kiên cố, khang trang ở những khu vực từng nghèo khó như tuyến kênh Cựa Gà Tám Khệnh, kênh Cựa Gà 42… cũng thấy đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Song tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do tính theo tiêu chí đa chiều còn nhiều bất cập. Bởi thực tế, có hộ tuy không có đất sản xuất, hiện nhà ở xập xệ… được xét hộ nghèo nhưng gia đình có 3, 4 người đang lao động ngoài tỉnh, bình quân tổng thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Mỗi năm họ mới về quê chơi tết vài ngày rồi lại đi nên đâu cần thiết mua sắm tài sản để lại gia đình vì không có người chăm nom!

Theo ông Nguyễn Văn Thạnh, tuy có sự chuyển biến vươn lên, nhưng thực tế thì tuyến kênh Cựa Gà Tám Khệnh nói riêng và ấp Đá Bạc A nói chung vẫn còn là vùng đặc biệt khó khăn của xã. Thế nên, tiếp tục kéo giảm hộ nghèo, đưa ấp ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn thì địa phương cần sự hỗ trợ tích cực hơn về giống, vật nuôi để người dân phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, cũng như ổn định và hình thành làng nghề khô cá bổi…

“Hiện nay, trên địa bàn ấp hầu hết đều có lộ nông thôn đấu nối với nhau, nhưng cũng còn vài nơi người dân chưa có điện sinh hoạt và cầu tiêu hợp vệ sinh, như tuyến kênh Cựa Gà Sáu Dần, nơi có 24 hộ dân sinh sống, trong đó có 16 hộ dân tộc Khmer đang gặp khó khăn”, Trưởng ấp Đá Bạc A Nguyễn Văn Thạnh trải lòng./.

Mỹ Pha

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.