ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 04:17:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về với thiên nhiên, cội nguồn

Báo Cà Mau (CMO) So với nhiều địa phương khác, huyện Trần Văn Thời được thiên nhiên ưu đãi khi có 2 hệ sinh thái mặn - ngọt, có rừng, có biển, có hòn ven bờ và đồng lúa mênh mông, rừng tràm bạt ngàn, cây đước vươn khơi... Bên cạnh đó, huyện còn có 5 di tích lịch sử cấp quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh cùng nhiều loại hình văn hoá độc đáo của cộng đồng dân tộc Kinh - Hoa - Khmer... Nơi đây đã và đang xây dựng thành điểm đến du lịch có sức hút mạnh mẽ với du khách bởi nguồn tài nguyên quý giá, sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng và hấp dẫn.

Điểm đến tiềm năng

Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan khi đến các khu, điểm du lịch nằm trên địa bàn huyện. Trong 1 ngày, khách du lịch có thể đến với nhiều điểm du lịch khác nhau, thưởng thức nhiều loại thực phẩm vùng ngọt, vùng mặn và hải sản; trải nghiệm nhiều loại hình sinh hoạt độc đáo như: đờn ca tài tử, câu cá, ăn ong, du thuyền, đặt lọp…

Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, khẳng định, chính sự đa dạng về tiềm năng, cộng với sự đầu tư nâng cấp hạ tầng những năm gần đây là điều kiện để Đảng bộ huyện vạch ra nhiều giải pháp nhằm nâng tầm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Huyện Trần Văn Thời có các điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, mua sắm. Hòn Đá Bạc thuộc xã Khánh Bình Tây ghi dấu chiến công vang vội Chuyên án CM12, được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Điểm du lịch này mỗi năm đón hàng chục ngàn du khách thập phương về chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên và tìm hiểu lịch sử.

Hòn Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây được đầu tư, nâng cấp, tạo diện mạo mới đón chào du khách.

Gần 100 năm qua, ngư dân vùng biển thị trấn Sông Đốc luôn duy trì Lễ hội Nghinh Ông truyền thống vào ngày 15/2 âm lịch. Khách thập phương hội tụ về đây sẽ được ra khơi cùng đoàn tàu rước cá Ông và được hoà mình với biển cả bao la. Hoạt động này mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Xuôi về Phong Lạc, trên con đường trải nhựa, khách tham quan sẽ đến đầm Thị Tường, ngắm vẻ đẹp thiên nhiên sông nước và thưởng thức đặc sản trong không gian bao la, mát mẻ. Giáp ranh với 2 huyện Cái Nước, Phú Tân, đầm Thị Tường là khu đầm tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ trù phú các loài thuỷ sản, nơi này còn thu hút hàng ngàn khách du lịch thập phương đến tham quan thưởng ngoạn.

Tham quan, trải nghiệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong những tour du lịch được đông đảo du khách thích thú.

Một điểm Di tích lịch sử cấp quốc gia không thể bỏ qua là ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc - nơi từng che chở cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và các vị tiền bối cách mạng của Trung ương Cục miền Nam hoạt động trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hay rừng đặc dụng Vồ Dơi, xã Trần Hợi bạt ngàn trong khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đây còn là Làng rừng trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh, Trung ương hoạt động tại Làng rừng. Năm 2019, Làng rừng được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Đa dạng loại hình du lịch

Những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, du lịch nói chung, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở huyện Trần Văn Thời có nhiều khởi sắc. Nhiều gia đình xác định đây là nghề chính của gia đình.

Ông Huỳnh Khánh Lập (Điểm dừng chân Anh Minh, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi) tâm đắc: "Với đặc điểm tự nhiên đa dạng, phong phú, Làng rừng Vồ Dơi sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. Gia đình tôi đã xây dựng điểm dừng chân phục vụ du khách các món ăn dân dã từ sản vật quê hương, giúp khách trải nghiệm nghề lấy ong, cùng chế biến các món ngon, đi tham quan rừng… Song song đó là kết hợp kinh doanh các mặt hàng truyền thống như khô cá bổi, mật ong, chuối khô…

Tự tay lấy mật ong và thưởng thức các món ăn dân dã từ ong sẽ khiến khách tham quan du lịch không thể nào quên khi đến với Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

“Tôi dự tính sẽ xây dựng những căn nhà tranh vách lá, nền đất tại điểm dừng chân. Sau 1 ngày trải nghiệm với các loại hình du lịch, du khách có thể chọn nghỉ ngơi tại đây để tìm cảm giác thư thái và có thêm trải nghiệm mới trong chuyến du lịch đến Làng rừng Vồ Dơi”, ông Huỳnh Khánh Lập cho biết thêm.

Khi con lộ nhựa được nối từ trung tâm xã Phong Lạc đến đầm Thị Tường, gia đình ông Trần Văn Sal, ấp Tân Tiến cũng như bà con xung quanh bắt tay vào làm du lịch. 6 năm làm quen với mô hình du lịch cộng đồng, lợi ích từ nó mang lại giúp ông Sal mạnh dạn đầu tư phương tiện đưa du khách tham quan đầm, làm lộ bê-tông 3 m nối liền từ đầm đến lộ nhựa trên 700 triệu đồng.

Ông Sal chia sẻ, mô hình du lịch cộng đồng rất phù hợp với điều kiện nơi đây. Du khách đến tham quan đầm, trải nghiệm thiên nhiên, xem người bản địa nuôi thuỷ sản và thưởng thức các đặc sản tại địa phương…

Đặt trúm lươn tại rừng tràm là một trong những trải nghiệm thích thú cho khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Thiên thời, địa lợi và người dân chung tay làm du lịch, cùng với những định hướng phát triển đúng đắn, tin rằng thời gian tới, du lịch của huyện Trần Văn Thời sẽ tạo sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện mang tên người Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Thời.


Đảng bộ huyện Trần Văn Thời xây dựng Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng và phát triển du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao. Xây dựng một số sản phẩm, loại hình du lịch đạt thương hiệu du lịch khu vực, quốc gia. Năm 2025 đón ít nhất 150.000 lượt khách, trong đó có 300 lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 30 tỷ đồng/năm, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho trên 2.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, có 100 buồng khách sạn. Đến năm 2030 đón ít nhất 200.000 lượt khách/năm, trong đó có 500 lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 40 tỷ đồng/ năm, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho trên 2.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, có 120 buồng khách sạn và tương đương.


 

Thanh Phương - Hoàng Vũ

 

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.