ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 03:19:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vì một đô thị văn minh...

Báo Cà Mau Mặc dù đã cố gắng nhưng thị trấn Năm Căn chưa di dời được những hộ chăn nuôi ra xa khu vực đông dân cư hoặc có giải pháp giảm “hôi heo” hiệu quả. Chính quyền, đoàn thể địa phương tiếp thu chỉ đạo và vào cuộc tích cực nhưng sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 01 (16/10/2013) của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn”, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư tập trung ở thị trấn Năm Căn còn chuyển biến chậm.

Mặc dù đã cố gắng nhưng thị trấn Năm Căn chưa di dời được những hộ chăn nuôi ra xa khu vực đông dân cư hoặc có giải pháp giảm “hôi heo” hiệu quả. Chính quyền, đoàn thể địa phương tiếp thu chỉ đạo và vào cuộc tích cực nhưng sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 01 (16/10/2013) của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn”, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư tập trung ở thị trấn Năm Căn còn chuyển biến chậm.

Rà soát hồi cuối năm 2014, 8/13 khóm nội thị ở thị trấn Năm Căn còn 77 hộ chăn nuôi, chỉ giảm 3 hộ so với cuối năm 2013. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là do chế tài xử lý chưa nghiêm. Chính quyền biết rõ nhưng khá trăn trở và dè dặt, chủ yếu nhắc nhở, buộc những hộ vi phạm cam kết không tái phạm chứ chưa làm mạnh tay.

Ế khách trọ bởi “mùi heo”

Bà Quách Kim Dung (52 tuổi), khóm 7, nhà gần lò quay heo Ðăng Khoa ở cùng khóm. Hỏi hàng xóm nuôi - quay heo, gia đình có bị ảnh hưởng bởi “mùi heo” không, bà Dung cười, nói có nhưng tuỳ thời điểm và mức độ.

Bà Nguyễn Thị Hoà thui thủi một mình nấu rượu nuôi heo.      Ảnh: HẢI YẾN

Bà thuật, nhà tắm của bà giáp mí chuồng heo của lò quay heo Ðăng Khoa. Những lúc bên kia tắm hay dội rửa chuồng heo thì bên nhà của bà gần như “lãnh đủ”. Nặng nhất là những lúc trời trở gió, hoặc gặp lúc nước ròng, cống thoát nước công cộng bị cạn thì những thứ thải ra từ chuồng heo bên ấy lại “quấy nhiễu” nhà bà. Những lúc như vậy, bà Dung và cả nhà phải tạm dừng bữa cơm để tìm chỗ lánh… mùi. Dần dà về sau, bà Dung rút kinh nghiệm, dọn cơm trái giờ với mấy con ục ịch hàng xóm. Tưởng “ngon ăn” nhưng đã là heo, tụi nó muốn ăn, muốn ị lúc nào có ai cản được.

Cũng bực lắm nhưng bà Dung không dám nặng lời, sợ mất tình chòm xóm. Bà lo ngay ngáy vì phụng dưỡng mẹ già 70 tuổi đang ở cùng nhà, sợ bà cụ ngửi “mùi heo” lâu ngày sức khoẻ sa sút. Càng lo hơn cho đứa con gái đang học phổ thông. Không ít lần đang tập trung cao độ học bài, bị “mùi heo” phất qua, con bà Dung trùm mền, quẳng tập. Có lúc con nhỏ chạy vù ra sân, đi lòng vòng hơn nửa tiếng mới về nhà và học bài bớt phần hăng hái.

Bà Dung cho hay, trước đây có tới 4-5 học sinh phổ thông thuê trọ nhưng giờ vắng tanh. Bà kể, lần cuối cùng học sinh còn ở trọ là gần cuối học kỳ một cách nay khoảng 4 năm. Không chịu nổi “mùi ám khí” từ mấy con heo hàng xóm, nhóm học sinh ấy tìm đến nơi khác thuê phòng sau khi thi xong học kỳ. “Tiếng lành đồn xa” nên từ dạo ấy đến nay, khu trọ trên gác nhà bà Dung không ai thuê ở nữa, bà thất thu.

Bà nói rằng định làm kín lại các phòng, mắc máy lạnh nhưng chồng của bà bàn ra. “Ổng nói làm tốn tiền, “mùi heo” mà vô phòng máy lạnh còn “hôi bền vững” hơn lúc chưa làm”, bà Dung nói gọn lỏn.

Cùng cảnh như bà Dung, bà Sang nhà gần đó nói rằng có thâm niên hơn 10 năm đi thuê nhà trọ nhưng ít nhất cũng 6 năm chịu cảnh sống chung với “mùi heo”. Lần đầu bà Sang thuê nhà kế chuồng heo của hộ dân khóm 7 tên Biểu, ngửi 4 năm. Góp thêm về chuyện “hôi heo”, chị Hiền nói rằng, chị Sang còn đỡ, ngửi 6 năm, chứ bản thân chị thâm niên hơn, ngửi tới 10 năm, dính phải chuồng heo của ông Tư Hoà cùng xóm.

Có hôi gì đâu

Phó khóm 7, anh Thái Ðô Nin cho hay, cuối năm 2014 trên địa bàn còn 8 hộ nuôi heo quy mô nhỏ lẻ, giảm 1 hộ so với cách nay 1 năm. Ðặt vấn đề chuyển biến quá chậm, anh Nin gãi đầu, vò tóc và thú thiệt, cũng vì chuyện mấy thùng rác thải, “mùi heo” mà gần cuối năm 2014 vừa qua, khóm 7 không được bình xét là khóm đạt chuẩn văn hoá (rớt tiêu chí về môi trường). Anh Nin tiết lộ, đợt rồi bên chi bộ khóm làm thành tích đề xuất cấp trên khen thưởng nhưng Ban Dân chính khóm 7 ngại chưa làm, sợ có làm nhưng cũng không được cấp trên khen vì chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngoằn ngoèo theo con đường đal cặp sông Cửa Lớn, anh Nin dừng xe ngay căn nhà lá sát mé sông. Anh nói đây là gia đình anh Nguyễn Long Hưng và chị Lê Thị Tuyền, trả sổ hộ nghèo hồi đầu năm 2014 và là hộ điển hình duy nhất ở khóm đã ngừng hẳn việc nuôi heo trong khu dân cư tập trung. Hỏi thăm gia cảnh, chị Tuyền cho hay ở nhà trông nom mẹ chồng và con nhỏ, nguồn thu nhập nhờ ông chồng làm nghề làm phụ hồ. Ðể có thêm nguồn thu dài hơi, chồng chị xây chuồng, chị chịu khó xin cơm thừa cá cặn chung quanh xóm nuôi 2 con heo. Rã bầy được lần thứ 2 thì nghỉ nuôi luôn, tới nay đã hơn nửa năm.

Từ ngày nghỉ nuôi heo, chồng chị mua cái máy may đồ, đặt ngay cái nền xi-măng trước đây làm chuồng heo. Hổng biết tay nghề còn non hay không nhưng từ hồi “chuyển nghề” tới giờ, người đến thuê may đồ ít hơn việc chị vá quần rách, áo cũ cho ông chồng của chị.

Gần đó, bà Nguyễn Thị Hoà, 66 tuổi, có chuồng nuôi 4 con heo lứa. Bà thôi chồng năm 22 tuổi, có đứa con đã lập gia đình. Hơn 5 năm qua, bà bỏ quê ở Huyện Sử (Thới Bình) qua tạm trú ở khóm 7, thị trấn Năm Căn, thuê nhà của một người quen, thui thủi một mình nấu rượu nuôi heo.

Bà Hoà cho hay, chính quyền nhiều lần đến tuyên truyền, vận động nghỉ nuôi heo nhưng nghỉ nuôi bà làm gì để xoay xở ở xứ lạ quê người. Bà nói, nếu chính quyền cương quyết quá thì sau khi xuất chuồng đợt heo này, bà nghỉ nuôi heo luôn và cũng bỏ về quê chứ ở lại không biết phải làm gì bởi không lao động nặng được. Bà Hoà tự tin cho biết, bà dội chuồng, vệ sinh rất kỹ, chẳng nghe hôi thúi gì, cũng không nghe chòm xóm xầm xì này nọ. Bà hỏi tôi vô chụp hình nãy giờ mà thấy cũng bình thường phải không? Dù không muốn nhưng tôi cũng ừ để bà cụ vui vẻ, bớt đơn độc trong cuộc chiến “mùi heo”…

Quyết tâm “ngẩng cao đầu”

Chia sẻ khó khăn với Nhân dân địa phương, ông Đoàn Tấn Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, cho biết, đã chỉ đạo thị trấn tổng hợp, rà soát và báo cáo hướng xử lý các hộ chăn nuôi, chậm nhất là đầu tháng 2/2015. Ông Công cũng tiết lộ, tới đây huyện quy hoạch khu đất ở khóm Cái Nai hoặc khóm Sa Pô làm khu nuôi tập trung để di dời, phục vụ nhu cầu chính đáng của những hộ chăn nuôi.

Chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn Võ Văn Hành tâm sự: “Chúng tôi thận trọng, cân nhắc và đề ra lộ trình vì không ít hộ hoàn cảnh khó khăn, sống nhờ chăn nuôi heo. Dừng đột ngột mà chưa tìm được lối ra là vô tình đẩy bà con vô thế khó”.

Nói vậy nhưng ông Hành cũng cho hay tình hình có triển vọng vì vừa họp mặt, gặp gỡ, đối thoại và các hộ chăn nuôi làm cam kết, hứa hẹn. Bà Trần Hoàng Hồng Yến, chủ lò quay heo Ðăng Khoa, hàng xóm của bà Dung, tỏ ra e ngại khi việc chăn nuôi làm lợi cho gia đình bà nhưng phương hại đến chòm xóm, đặc biệt là về yếu tố môi trường. Bà Yến cho biết, hiện tại chỉ còn con heo nái, qua Tết heo đẻ xong bà sẽ rã bầy rồi nghỉ nuôi heo luôn để tự tin “ngẩng cao đầu” với láng giềng, chòm xóm.

Bà kể, gia đình bà nuôi heo hơn 20 năm nay, cao điểm tới 10 con nái. Heo đẻ, thuần dưỡng chừng 20-25 kg, vợ chồng bà quay heo bán cho đám hoặc hộ dân có nhu cầu. Nhờ nguồn thu chủ lực ấy mà gia đình bà có tiền cất được nhà cửa đàng hoàng, chăm lo tốt cho con cái.

Bà Yến khoe vừa tậu cái xe bánh mì thịt, bán ở chợ Năm Căn vào ban đêm, được hơn nửa tháng nay để có thêm đồng ra đồng vào. “Ðó cũng là hướng chuyển nghề nếu vài bữa ngừng hẳn việc nuôi heo. Song, lò quay heo vẫn duy trì vì nghề gia truyền”, bà Yến dự tính./.

Phóng sự của Hải Yến

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.