ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 17:52:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Ðường giao thông liên xã, liên ấp trên địa bàn xã Khánh Hoà, huyện U Minh được nhựa hoá, bê tông hoá phục vụ người dân đi lại , giao thương thuận tiện.

Ðường giao thông liên xã, liên ấp trên địa bàn xã Khánh Hoà, huyện U Minh được nhựa hoá, bê tông hoá phục vụ người dân đi lại , giao thương thuận tiện.

Vụ đông xuân năm nay, năng suất lúa ở vùng ngọt hoá, vùng sản xuất lúa - tôm đạt hơn 4,5-5 tấn/ha, cao hơn so với vụ trước; giá nông sản như: lúa, hoa màu, khô cá bổi, chuối khô cũng cao hơn nên bà con rất phấn khởi.

Gia đình anh Danh Nol tất bật sản xuất khô cá bổi phục vụ thị trường Tết.

Gia đình anh Danh Nol tất bật sản xuất khô cá bổi phục vụ thị trường Tết.

Theo chị Danh Thị Mị, Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, vụ đông xuân năm nay thời tiết thuận lợi, đa số bà con trúng mùa lúa, hoa màu và bán được giá cao. Ðảng, Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế; bà con nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước.

Gia đình chị Danh Thị Mị ổn định cuộc sống nhờ áp dụng mô hình sản xuất lúa - tôm.

Gia đình chị Danh Thị Mị ổn định cuộc sống nhờ áp dụng mô hình sản xuất lúa - tôm.

Năm nay, nông dân xã Khánh Bình Tây, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, đa số đều trúng mùa lúa, hoa màu nên có điều kiện đón Tết vui hơn. Tại các làng nghề truyền thống của bà con Khmer đang tất bật chuẩn bị nhiều mặt hàng như: chuối khô, cá khô phục vụ nhu cầu người tiêu dùng dịp Tết.

Mô hình sản xuất đa cây, đa con ở vùng ngọt hoá Khánh Bình Tây ngày một khởi sắc.

Mô hình sản xuất đa cây, đa con ở vùng ngọt hoá Khánh Bình Tây ngày một khởi sắc.

Chuyên nghề làm khô cá bổi truyền thống, anh Danh Nol, kênh Tám Khệnh, ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, cho biết, thời điểm này là lúc sản xuất cao điểm nhất, mỗi ngày, gia đình anh sản xuất gần 1 tấn khô cá bổi để giao cho các thương lái, qua đó tạo việc làm cho hàng chục lao động. Nhờ vậy, đời sống đồng bào Khmer được cải thiện đáng kể./.

 

H. Anh Duy thực hiện

 

Làng quê khởi sắc

Ngọc Hiển vinh dự là 1 trong 2 huyện được tỉnh phê duyệt Ðề án xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2021-2025. Sau thời gian quyết liệt triển khai thực hiện, địa phương đã có những bước tiến phấn khởi, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế, đời sống người dân ngày càng nâng lên. Ðây là tiền đề, là động lực để cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện quyết tâm, dốc sức hoàn thành mục tiêu về đích huyện NTM đúng hẹn.

Vì thế hệ tương lai

Phong trào hiến đất xây trường học đã và đang lan toả, mang lại giá trị lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Cái Nước. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp vì sự nghiệp giáo dục mà còn giúp con em địa phương có điều kiện tốt hơn trong học tập và cơ hội phát triển tương lai.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Lễ sớt bát đầu năm mới

Như đã thành thông lệ, vào ngày mùng 1 tết âm lịch hằng năm, tại chùa Monivongsa, Phường 1, TP Cà Mau đều diễn ra lễ sớt bát, thu hút nhiều phật tử, chư tăng, cư sĩ, phật tử… từ các ngôi chùa Khmer trong tỉnh Cà Mau đến tham dự.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.