ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 13:22:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Báo Cà Mau Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Một góc trung tâm huyện U Minh. Ảnh: HUỲNH LÂM

Một góc trung tâm huyện U Minh. Ảnh: HUỲNH LÂM

Những con số biết nói

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết: “Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại địa phương. Ðặc biệt là tăng cường vận động, tạo điều kiện để các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn, nâng cao vai trò của các cấp hội, đoàn thể tại các ấp sát sao từng hộ, giúp họ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích”.

Bằng những nỗ lực của chính quyền và Nhân dân, cuối năm 2024, toàn huyện có 723 hộ nghèo, chiếm 2,74% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, giảm 515 hộ (1,95%), đạt 162,5% so với kế hoạch tỉnh giao, đạt 130% so với kế hoạch của huyện. Cận nghèo 380 hộ, chiếm 1,44% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện, giảm 46 hộ (0,17%) so với đầu năm 2024.  Ðặc biệt, trên địa bàn huyện không còn hộ chính sách nghèo, cận nghèo.

Vùng đất nghèo chuyển mình

Về xã Khánh Thuận vào những ngày giáp Tết Ất Tỵ, đi dưới những dải rừng bạt ngàn, trong không khí se se lạnh, xa xa thoang thoảng mùi khói đốt than của những hộ dân hai bên đường, ai cũng cảm nhận được sự đổi thay của vùng đất từng được mệnh danh nghèo khó.

Ông Trần Công Mười, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, bộc bạch: “Khánh Thuận được chia tách từ xã Khánh Hoà vào năm 2009, thời điểm đó tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 50%. Với quyết tâm giảm dần hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân, xã tập trung phân công đảng viên, đoàn thể hỗ trợ hộ nghèo. Ðồng thời, tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ Trung ương, từ các chương trình dành cho người nghèo, vùng khó khăn. Ðến thời điểm hiện tại, hộ nghèo của xã còn 92 hộ, chiếm 3,13%”.

Về Ấp 12, xã Khánh Thuận những ngày này, đâu đâu cũng tràn ngập không khí vui tươi. Ông Võ Văn Ðiền phấn khởi: “Hơn 30 năm gắn bó với vùng đất này, tôi cảm nhận được sự đổi thay từng ngày. Trước đây, ấp có 104 hộ, trong đó hơn 70% hộ nghèo, nhưng hiện tại ấp đang làm đơn xin được công nhận xoá trắng hộ nghèo”.

Ban đầu người dân chỉ biết trông chờ vào cây tràm trồng thâm canh, dần về sau, theo chỉ đạo của ngành chức năng, người dân biết kê liếp trồng tràm, rút ngắn được thời gian thu hoạch. Ðồng thời, còn chủ động thay đổi cây trồng, từ cây tràm sang keo lai có giá trị kinh tế cao. Từ đó, nâng dần mức sống người dân dưới tán rừng.

Huyện U Minh hướng đến du lịch xanh, bền vững dưới tán rừng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Huyện U Minh hướng đến du lịch xanh, bền vững dưới tán rừng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Không riêng Khánh Thuận, Nguyễn Phích cũng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao. Câu chuyện giảm nghèo luôn là bài toán khó đối với chính quyền xã. Nguyễn Phích từng là vùng đất cách mạng, nơi nuôi chứa, che chở cán bộ trong kháng chiến. Ghi nhớ những đóng góp của con người và vùng đất này, nhiều cán bộ ngày xưa kết nối với chính quyền địa phương, tạo nên cánh tay nối dài gắn kết, hỗ trợ Nguyễn Phích về công tác an sinh xã hội, hỗ trợ nhiều hộ dân vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, bộc bạch: “Từ năm 2020 đến nay, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các đơn vị xã hội đã hỗ trợ xây dựng 55 cây cầu nối liền đôi bờ, tạo điều kiện đi lại cho người dân trên địa bàn xã; bình quân hằng năm xây dựng từ 15-20 căn nhà cho người nghèo. Từ đó, giải quyết được nỗi lo về nhà ở cho hộ nghèo”.

Từ con số 779 hộ nghèo (chiếm 16,06%) năm 2020, qua 4 năm, số hộ nghèo giảm còn 263 hộ (trên 5,4%). Ông Ril trải lòng: “Tâm đắc nhất của địa phương là lo được nhà ở cho người dân, vì an cư thì dân mới an tâm lập nghiệp. Nguyễn Phích phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm còn dưới 4% hộ nghèo”.

Trong ngôi nhà mới, ông Nguyễn Văn Nhánh, Ấp 6, không giấu được vui mừng: “Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền thì không biết đến bao giờ tôi mới cất nổi ngôi nhà che mưa, che nắng”.

Gia đình ông Nhánh sống bằng nghề đốn cây thuê, đầu năm 2024, gia đình ông được địa phương chọn để hỗ trợ nhà ở. Từ 45 triệu đồng được hỗ trợ, ông Nhánh mang hết tài sản tích góp được trong nhiều năm qua để xây dựng ngôi nhà gần 100 triệu đồng.

Ông Nhánh trần tình: “Tới giờ này, có lúc tôi còn chưa tin mình có được ngôi nhà kiên cố, không lo dông gió nữa”.

Dưới tán rừng, lộ làng thông thoáng, điều đó cho thấy khoảng cách giữa thành thị - nông thôn đang được rút ngắn.

Dưới tán rừng, lộ làng thông thoáng, điều đó cho thấy khoảng cách giữa thành thị - nông thôn đang được rút ngắn.

Trong tâm thế của năm mới, nói về câu chuyện giảm nghèo, ông Liêm tâm huyết: “Giờ về địa phương, nơi nơi đầy ắp tiếng cười, người dân không còn lo sợ khi trời mưa gió, chạy ăn từng bữa, nhất là trong mùa giáp hạt. Huyện xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền và tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện.

 Theo đó, huyện tiếp tục rà soát, phân nhóm hộ nghèo, xác định nguyên nhân nghèo, nắm thực trạng về sức lao động, tư liệu sản xuất của từng hộ nghèo. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo nhằm tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để hộ nghèo phát triển sản xuất, nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Quan trọng nhất là đẩy mạnh tuyên truyền để từng hộ nghèo có niềm tin, động lực phấn đấu vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội”./.

 

Bảo Trân

 

Đưa thực phẩm sạch đến từng bữa cơm gia đình

Thực phẩm sạch ngày càng được quan tâm nhờ lợi ích cho sức khỏe, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm này và lo ngại chi phí cao để biến thực phẩm sạch thành nhu cầu thiết yếu hằng ngày.

Thiết thực tri ân gia đình chính sách

Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, xã Ninh Quới đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho các gia đình chính sách, thân nhân người có công với cách mạng.

Giữ con an toàn giữa miền sông nước

Cà Mau là địa phương có nhiều sông, kênh, rạch. Hè đến cũng là thời điểm phụ huynh cảm thấy lo lắng nhất, bởi đây là khoảng thời gian các em học sinh được tự do vui chơi, việc thiếu kiểm soát của phụ huynh sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đuối nước. Ðể giảm thiểu những tai nạn đuối nước đáng tiếc xảy ra, nhiều phụ huynh đã chủ động dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn dưới nước cho các em trong thời gian nghỉ hè.

Nối tiếp dòng chảy tri ân

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), vừa qua, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Năm Căn, Xã đoàn Năm Căn phối hợp với Phòng Văn hoá - Xã hội và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tổ chức hoạt động thay hoa tri ân tại các phần mộ liệt sĩ.

Gìn giữ giá trị hạnh phúc gia đình

Hạnh phúc gia đình là niềm khao khát của tất cả mọi người. Nhưng giữa guồng quay tất bật, bộn bề của cuộc sống, việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình không phải là chuyện đơn giản. Hạnh phúc ấy rất cần vun vén của tất cả các thành viên trong gia đình.

Những nữ chiến sĩ trên mặt trận xoá nhà tạm, nhà dột nát

Người có sức lo việc nặng, người yếu hơn thì phụ giúp việc nhẹ, tất cả chung tay dựng lên mái ấm cho người nghèo là tinh thần của các chị, các nữ đoàn viên khi tham gia mặt trận xoá nhà tạm, nhà dột nát. Từ cách nghĩ cho đến cách làm của họ không những làm ấm lòng người dân mà càng làm toát lên phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng trong thời kỳ mới.

Khánh thành cầu nông thôn tại xã U Minh và Tân Ân

Sáng 19/7, xã U Minh tổ chức lễ khánh thành cầu Hai Hôn, cây cầu giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng kết nối Ấp 6 và Ấp 7.

Không để sai, sót đối tượng thụ hưởng chương trình hỗ trợ nhà ở

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Ngô Vũ Thăng tại hội nghị trao đổi, thúc đẩy công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của đối tượng gia đình người có công và đối tượng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 25 xã, phường tỉnh Cà Mau (các đơn vị thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ) diễn ra vào chiều 18/7, tại trụ sở UBND xã Hòa Bình.

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chung tay vì an cư: Phụ nữ và tuổi trẻ góp sức xóa nhà tạm cho hộ khó khăn

Với tinh thần xung kích vì cộng đồng, tuổi trẻ Vĩnh Lợi đã tích cực chung tay xây dựng nhiều căn nhà mới cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những công trình đầy nghĩa tình ấy không chỉ mang đến niềm vui và sự ấm áp, mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong phong trào “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần thiết thực vào hành trình xây dựng quê hương ngày càng khang trang, bền vững.