ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 04:19:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Báo Cà Mau Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Nền độc lập, tự do Việt Nam được đặt nền móng từ Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân.

Tuyên ngôn độc lập khai sinh nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử như áng thiên cổ hùng văn, xúc động lòng người, lay động hàng triệu trái tim vì công lý, hòa bình, độc lập, tự do dân tộc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bản Tuyên ngôn lịch sử này.

Đi cùng năm tháng, những lập luận sắc bén, hùng hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn về độc lập, tự do của Việt Nam được khẳng định như một chân lý thời đại không thể chối cãi. Độc lập, tự do là nền tảng của ấm no, hạnh phúc của nhân dân, là điều kiện tiên quyết để phát triển.

Vì lẽ đó, mục tiêu tối thượng được gắn liền với quốc hiệu không hề thay đổi, đó là ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC. Và cũng chính vì lẽ đó mà trong giờ phút cam go nhất đối với đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!", đồng thời khẳng định ý chí của toàn dân Việt Nam "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".

Ý chí ấy là chân lý, là đạo lý làm người của dân tộc ta. Nó chính là sức mạnh, là niềm tin không gì lay chuyển nổi. Và cũng chính trên nền tảng sức mạnh và niềm tin ấy mà ngay khi vừa giành được chính quyền, ngay khi lực lượng cách mạng còn non yếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin vào sức mạnh vô địch của lòng yêu nước, của niềm khát khao tự do, độc lập của toàn dân ta mà khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập: "Và sự thật, Việt Nam đã trở thành nước tự do, độc lập".

Sự thật ấy, chân lý và niềm khát vọng ấy của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thử thách, để hôm nay chúng ta có quyền ngẩng cao đầu trước cộng đồng quốc tế về một Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập tự do và hạnh phúc.

Thử thách vô cùng khốc liệt ngay khi nhà nước Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa vừa ra đời; thù trong, giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt như cùng "hợp lực" bóp chết nhà nước công nông non trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá hoàn cảnh lúc đó khó khăn như "ngàn cân treo sợi tóc".

Chúng ta có quyền ngẩng cao đầu trước cộng đồng quốc tế về một Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập tự do và hạnh phúc

Ngay sau Tuyên ngôn độc lập, ta đã phải chuẩn bị kháng chiến trường kỳ vì "càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới", "chúng muốn cướp nước ta", muốn cướp đi một sự thật hiển nhiên rằng nước ta "đã trở thành nước tự do độc lập". Điều đó là không thể nhân nhượng!

Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã không ngại gian khổ, hy sinh làm cuộc kháng chiến trường kỳ để kết thúc bằng chiến thắng "Điện Biên Phủ chấn động địa cầu", góp phần kết thúc chế độ thực dân kiểu cũ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với Hiệp định Genève, một nửa Việt Nam còn chưa có tự do độc lập. Một nửa có hòa bình nhưng còn đói nghèo lạc hậu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khẳng định: "Độc lập, tự do mà dân chưa được ấm no hạnh phúc thì độc lập để làm gì?"; "Vì Độc lập, vì tự do/Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"!

Vậy là Việt Nam lại phải trải qua một cuộc chiến ác liệt nhất thế kỷ XX để giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày hội thống nhất non sông 30/4 đã giành độc lập tự do cho dân tộc.

Nhưng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam vẫn bị đe dọa bởi các thế lực bảo thủ, hiếu chiến và dân tộc hẹp hòi. Tiếng súng lại nổ ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc. Sóng dữ lại trào lên trên Biển Đông. Các thế lực thù địch bao vây, cấm vận nhằm buộc Việt Nam phải phụ thuộc, phải chịu khuất phục chúng. Thực chất là muốn cướp đi độc lập, tự do của dân tộc ta.

Thế giới thay đổi. Tình cảnh Việt Nam lúc bấy giờ thật vô cùng khó khăn, tưởng không thể trụ vững. Nhưng sức mạnh của ý chí độc lập, tự do, tự chủ, tự cường có truyền thống lâu đời đã tạo nên sức mạnh thần kỳ để chúng ta vượt qua tất cả thử thách và đứng vững như một hình mẫu của sự kiên cường, của cái thiện thắng cái ác...

Những kẻ bao vây, cấm vận, phản đối chúng ta đã chứng kiến tòa án quốc tế xử và kết tội bọn diệt chủng, chứng kiến một Campuchia hồi sinh và phát triển. Chúng ta sẵn sàng hy sinh, bất chấp luận điệu của những kẻ chống đối và thiệt hại to lớn về kinh tế và ngoại giao lúc bấy giờ để giúp dân tộc Khmer thoát khỏi họa diệt chủng bởi chúng ta hiểu cái giá của độc lập, tự do.

Trân trọng độc lập, tự do của dân tộc khác như chính độc lập, tự do của dân tộc mình. Đó là đạo lý. Và vì là đạo lý nên nó đã thấm sâu vào lòng người mà viết nên lịch sử. Vì là đạo lý nên nó hợp quy luật và nhất thiết phải được công nhận.

Việt Nam ngày nay đã trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam ngày nay được nhiều nước trên thế giới tin tưởng, hợp tác và phát triển các mối quan hệ. Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Các nước lớn đều có quan hệ ngoại giao cấp cao với Việt Nam.

Việt Nam-Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023. Hoa Kỳ cũng đã khởi công xây dựng Đại sứ quán trị giá hàng tỷ USD tại Hà Nội. Điều đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thời gian quan, trật tự thế giới có nhiều thay đổi, các nước lớn tăng cường các ảnh hưởng trong xu thế mới… Nhưng hình ảnh và vị thế Việt Nam vẫn phát triển lên tầm cao mới, nâng cấp quan hệ với các nước lớn với những kết quả ngày càng thiết thực.

Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam khẳng định vị trí xứng đáng của Việt Nam trên trường quốc tế. Nguyên tắc không liên kết với nước này chống nước khác, không chọn phe, không cho nước ngoài lập căn cứ quân sự ở Việt Nam, không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực… là những nguyên tắc được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Tất cả điều đó khẳng định độc lập, tự do của đất nước chúng ta.

Các chiến sĩ gìn giữ hòa bình thế giới của Việt Nam đã thể hiện xuất sắc tinh thần Việt Nam đối với hòa bình, thịnh vượng của nhân dân các nước.

Việt Nam thật sự độc lập, tự chủ trên nguyên tắc trân trọng độc lập tự do của nước khác, đồng thời góp phần có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Mặc dù còn khó khăn nhưng các chiến sĩ gìn giữ hòa bình thế giới của Việt Nam đã thể hiện xuất sắc tinh thần Việt Nam đối với hòa bình, thịnh vượng của nhân dân các nước nơi mình đóng quân, khẳng định trách nhiệm bảo vệ hòa bình của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Nền độc lập, tự do của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945, đã trải bao thăng trầm, đến nay ngày càng vững chắc và đi vào lịch sử như một dấu son rực rỡ. Nền độc lập, tự do ấy đã đem lại cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Ước mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" nay đã là hiện thực. Hơn thế nữa, Việt Nam đã xóa đói, giảm nghèo ngoạn mục, đồng thời cung cấp cho cộng đồng quốc tế hàng triệu tấn lương thực cùng với các nông sản đặc hữu góp phần bảo đảm cuộc sống cho hàng triệu người trên hành tinh này.

Việt Nam đã xóa đói, giảm nghèo ngoạn mục, đồng thời cung cấp cho cộng đồng quốc tế hàng triệu tấn lương thực cùng với các nông sản đặc hữu.

Nền tảng độc lập, tự do ấy đã đưa Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới bền vững và tươi sáng. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển có thu nhập cao, đó là khát vọng của toàn Đảng, toàn dân ta, đồng thời khẳng định "Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập" trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chân lý của thời đại, là ý chí và nguyện vọng chính đáng, là quyền thiêng liêng của dân tộc ta và các dân tộc trên toàn thế giới!

 

TS. Nguyễn Viết Chức

Theo baochinhphu.vn

 

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ánh thép U Minh

Tôi thực sự ngỡ ngàng, xúc động và cảm phục khi lần đầu tiên đến Khu Du lịch sinh thái Làng rừng Cà Mau (ECO), ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Làng rừng là sự kiện độc đáo của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau trước ngày Ðồng khởi 1960, thế kỷ XX. Làng rừng thể hiện tinh thần quật khởi, là thái độ bất khuất trước quân thù tàn bạo với ý chí “Thà hy sinh tất cả, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”. Nơi đây đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp quốc gia.

Dọc chiều dài kinh Chống Mỹ

Kinh Chống Mỹ ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, được đào bằng sức người, phục vụ kháng chiến từ thời chống Pháp vào năm 1949-1950, chiều dài gần 6 km, từ kinh Ðòn Dong, qua cuối Kinh Tư, qua đầu kênh Sáu Thước, xuyên qua Hào Sai, Ðộc Lập, Trảng Cò, Kinh Cũ, xuyên bờ Bắc Kinh Cũ ra tới xóm Kinh Cùng...

Nơi thành lập lực lượng TNXP Cà Mau

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cà Mau với gần 800 nam, nữ thanh niên đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bền gan vững chí, sẵn sàng hy sinh, vượt qua gian khổ, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.