ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 02:33:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Viết sử bằng dòng nhớ

Báo Cà Mau Với 14 bài viết của các nhân chứng lịch sử, Hồi ký về Chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là khắc hoạ đậm nét sự hào hùng của trận đánh năm 1963 và quyết tâm giải phóng quê hương của quân dân Cà Mau cùng toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc.

Ký ức tự hào

Chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là là điển hình sống động về bài học quý giá “lấy chiến tranh chính nghĩa thắng chiến tranh phi nghĩa”. Ðã 60 năm trôi qua, nhìn về quá khứ để ôn lại những trang sử cách mạng hào hùng của quê hương, tưởng nhớ và biết ơn đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh. Mỗi dòng hồi ký của những nhân chứng là nguồn tư liệu quý làm sáng thêm tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và giá trị bài học nghệ thuật quân sự của Chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Bia chiến thắng tại Chà Là.

Trung tướng Ðồng Văn Cống, nguyên Tư lệnh Quân khu T3, nhớ lại: “Từ Cái Nước - Ðầm Dơi tới Chà Là, đợt tiến công Thu Ðông 1963 của Quân khu T3 và tỉnh Cà Mau đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên địch, bắn rơi 33 máy bay, bắn bị thương 40 chiếc khác, bắt sống 3 tên Mỹ đầu tiên, tiêu diệt và đánh quỵ 6 tiểu đoàn quân chủ lực tổng dự bị, phá toang các khu ấp chiến lược ở Nam Bắc Cà Mau - Bạc Liêu, thúc đẩy sự phá mảng, phá dề ấp chiến lược trên các tỉnh khắp Quân khu. Ðây là chiến dịch tổng hợp giành thắng lợi to lớn, vượt mức yêu cầu. Tỉnh Cà Mau được Trung ương Cục đánh giá là một trong mấy tỉnh dẫn đầu toàn miền. Cuối năm 1963, Trung ương Cục biểu dương các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Trà Vinh và Cà Mau”.

Trong khói lửa súng đạn và những đợt tấn công dồn dập của kẻ thù, các chiến sĩ đã chiến đấu quả cảm, gan dạ và kiên cường. Ðồng chí Nguyễn Thành Lập, nguyên Bí thư xã Tân Hưng Ðông, kể: “Ðịa hình Chi khu Cái Nước rất phức tạp, xung quanh có nhiều kênh rạch, cây lá, ráng nước mọc um tùm, cản trở việc đưa quân của ta. Xã uỷ đã chọn số du kích thông thạo địa hình, dùng dao bén, trầm mình dưới nước bí mật dọn từng cây ráng, lấy ván lót đường cho bộ đội vào chi khu đánh địch. Chỉ trong vòng hai ngày, du kích đã mở thông đường cho ba mũi tiến công của ta, tổng chiều dài 1.500 m. Chỉ trong mấy ngày chuẩn bị khẩn trương, toàn xã đã huy động 250 xuồng, có 15 xuồng máy và 900 dân công sẵn sàng chờ lệnh ra chiến trường. Hơn 60 thanh thiếu niên, các chị, các mẹ mang theo hàng ngàn bánh tét, bánh dừa, tập trung tại đập Cái Hàng, đập Nhà Vi hỗ trợ kéo xuồng vào cấp bánh cho bộ đội hành quân chiến đấu. 12 giờ đêm ngày 9, rạng ngày 10/9/1963, trận chiến đấu không đầy một giờ, bộ đội ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa. Các tiểu đội du kích các ấp cùng hàng ngàn dân công và đồng bào tràn ra phá banh chi khu, đồn bót địch, từng đoàn xuồng tấp nập áp giải tù binh, chở chiến lợi phẩm trong không khí tưng bừng náo nhiệt. Tin chiến thắng loang nhanh khắp nơi, trên 3 ngàn đồng bào xung quanh chi khu phấn khởi kéo ra mừng chiến thắng, cùng du kích truy lùng địch sống sót, bắt thêm 11 tên, thu 10 súng. Riêng lực lượng xã Tân Hưng Ðông bắt được 6 tên, thu 4 súng. Trong khi ta tập trung tiến công Chi khu Cái Nước, một số du kích các ấp cùng địa phương quân Cái Nước bao vây, tiêu diệt đồn Láng Tượng, hỗ trợ Nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược”.

Khí thế tiến công hào hùng của quân ta với các mũi chủ lực từ mọi phía.

Chiến thắng dồn dập ở Chi khu Cái Nước như tiếp thêm sức mạnh cho quân dân Cà Mau dốc toàn lực hơn cho trận Ðầm Dơi. Ðồng chí Nguyễn Minh Phúc (Hai Phúc), Trưởng ban liên lạc Tiểu đoàn U Minh 1, nhớ lại: “Ta diệt và bắt sống 60 tên, chiếm và làm chủ 3/4 góc Dinh Quận, quân địch dồn về góc số 3 chống trả quyết liệt, có đại liên tháp canh bắn yểm trợ. Tiểu đoàn tập trung đánh lô cốt 3 và Dinh Quận, suốt hơn 30 phút ở khu vực này, ta diệt 30 tên, trong đó có Ðại uý Ðào Vũ Khuê - Quận trưởng Ðầm Dơi, đến 5 giờ sáng đơn vị rút. Ðến 8 giờ 40 phút, địch Vùng 4 chiến thuật tập trung quân Tiểu khu An Xuyên, Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 nguỵ, biệt động quân với sự yểm trợ tối đa của không quân, mở cuộc hành quân phản kích đánh vào địa hình quân của ta. Trên sông Bào Sen, địch tiến hành đổ quân ba lần đều bị ta đánh bại, diệt trên 120 tên, bắn rơi 1 máy bay ném bom và 2 trực thăng”.

Phát huy thắng lợi Ðầm Dơi, Cái Nước, quân ta quyết định tập trung lực lượng lớn tiến công tiêu diệt một cứ điểm, buộc địch phải sử dụng lực lượng, phương tiện đối phó để ta tiếp tục đánh bồi, đánh nhồi tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện, trong đó chủ yếu là tiêu diệt máy bay trực thăng. Cụm cứ điểm Chà Là là mục tiêu được chọn.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thuận, chiến sĩ quân y của Ðại đội 58 thuộc Tiểu đoàn 306, hồi nhớ: “Bị thất bại ở Ðầm Dơi, Cái Nước, địch tăng cường các vị trí còn lại, tô dày các tuyến phòng thủ, tiếp tục yểm trợ “bình định” lấn chiếm. Tham gia trận đánh Chà Là đêm 23/11/1963, tôi nằm trong Tiểu đội bộ binh hỗ trợ cho Ðại đội phòng không (được biên chế 4 khẩu 12,7 mm) bắn rơi 19 máy bay địch (trong đó có 1 chiếc F105). Ðúng 23 giờ 30 phút, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công. Do có người lính thủ kho vũ khí địch là cơ sở nội tuyến của ta, dẫn lực lượng chiếm kho vũ khí ngay phút đầu, nên chỉ sau 3 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt căn bản cứ điểm Chà Là”.

Bia chiến thắng tại Chi khu Cái Nước.

Trái tim người lính

Chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh cách mạng của Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau sau Ðồng khởi. Chiến thắng được hun đúc từ tình yêu quê hương, yêu Nhân dân của những người lính. Họ là chiến sĩ, là quân y, là thanh niên xung phong... mỗi người một việc, mỗi người một tay súng, âm thầm góp những chiến công nhỏ làm nên dấu son chói lọi cho lịch sử cách mạng của dân tộc.

Giờ đây, trong cuộc sống đời thường, dù vết thương chiến tranh mang trong người vẫn hành hạ theo năm tháng, song Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Võ Văn Năm, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn U Minh, vẫn luôn tự hào về một thời chiến đấu theo Ðảng.

"Cuối năm 1963, đầu năm 1964, khi Tiểu đoàn U Minh được rút về Quân khu thành Tiểu đoàn 309 thuộc Trung đoàn 1, bản thân tôi chiến đấu xuyên suốt, từ một chiến sĩ phát triển đến có chức vụ trong tiểu đoàn, bị thương 7 lần, trong đó có 3 lần bị thương nặng. Ngày 26/1/1970, tôi bị thương nặng trong trận Hoả Lựu ở Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nên phải về Bệnh viện 121 điều trị và an dưỡng, do vết thương nặng (thương binh 2/4) nên buộc phải rời xa quân ngũ, trở về địa phương. Sau đó, tôi tiếp tục cống hiến, công tác, làm Chủ tịch UBND Phường 5, TP Cà Mau cho đến khi nghỉ hưu. Dù ở cương vị nào tôi vẫn luôn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nay đã trở về sống an nhàn, vui vẻ bên con cháu, tôi cảm thấy tự hào và vô cùng xúc động khi nhớ về những trận chiến đấu năm xưa. Gần 60 năm đã trôi qua, đồng đội giờ người còn, người mất, sự kiện kỷ niệm cũng là dịp để gặp lại đồng chí, đồng đội, cùng nhau ôn lại chuyện cũ; nhắc lại Chiến thắng  Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là để nhắc nhở con cháu, thế hệ đi sau tiếp tục giữ gìn truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương Cà Mau ngày càng giàu đẹp", Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Võ Văn Năm bày tỏ.         

Những đồng đội năm xưa cùng kề vai chiến đấu nay đã mất, họ không kịp nhìn thấy thời bình, nhìn thấy con cháu sống trong bình yên, hạnh phúc, khiến trái tim người lính không khỏi nghẹn ngào, thương cảm. Ðồng chí Ðoàn Văn Vẹn (Ba Xuân), nguyên Chính trị viên phó Ðại đội 2, Tiểu đoàn 306, tâm sự: "Là người lính năm xưa của Tiểu đoàn 306, tôi tự hào được vinh dự góp phần nhỏ làm nên chiến công oanh liệt đã đi vào lịch sử kháng chiến của quân dân Cà Mau thời kỳ chống Mỹ. Bản thân tôi và các đồng đội cùng chiến đấu từng trận đánh, từng chiến dịch, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Biết bao sự hy sinh xương máu để đổi lấy độc lập, hoà bình ngày hôm nay".

Những người lính năm nào giờ đã lớn tuổi, nghỉ hưu, vui vầy bên con cháu nhưng vẫn vẹn nguyên tấm lòng theo Ðảng và Bác, kiên định lý tưởng cách mạng. Như lời đồng chí Trương Văn Hai (Ba Chánh), chiến sĩ Tiểu đoàn U Minh, bày tỏ: "Nhờ có Bác Hồ, có Ðảng Cộng sản Việt Nam, đã chèo lái con thuyền cách mạng đi đến bến bờ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ðảng luôn soi sáng đường ta đi. Dù thời chiến hay thời bình, tôi luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên hết. Tôi nghĩ rằng, tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên phải luôn thực hiện di chúc Bác Hồ, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người"./.

 

(Ảnh: Bộ CHQS tỉnh cung cấp)

Khánh Hà

 

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.