ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 14:04:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vợ liệt sĩ: Ngày ấy, bây giờ

Báo Cà Mau

Hòa bình lập lại đã tròn 50 năm, nhưng với nhiều người, nó cũng như mới hôm qua, đặc biệt khi gần đến những ngày tháng 4 lịch sử. Nhất là với những người mẹ, người vợ liệt sĩ - ngày ấy, họ mất chồng, mất con trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, phải nén đau thương để tiếp tục sống, tiếp tục đấu tranh giành độc lập - ngày nay, họ là những người Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) hay đơn giản chỉ là những người bà hết lòng vì con, vì cháu, vẫn cống hiến cho xã hội những mầm xanh rực rỡ.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Xuân bên người con trai là Đại tá Quân đội nhân dân. Ảnh: K.P

NHỮNG PHỤ NỮ ANH HÙNG

Nguyên là Huyện đội phó thời chống Mỹ, Chỉ huy bộ đội mưu trí dũng cảm, đánh địch can trường,  nhiều người khi nhắc đến cuộc đời của má Chín Xuân -  nữ  AHLLVTND Võ Thị Xuân - đều biết về người phụ nữ dũng cảm, kiên cường với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng ít ai biết rằng, người nữ anh hùng ấy cũng là một người vợ liệt sĩ khi chồng bà, liệt sĩ Nguyễn Xuân Buối (Đại đội phó phòng thủ - Quân khu 9) hy sinh tại Gò Quau (tỉnh Kiên Giang) vào năm 1971, để lại 3 người con (1 trai, 2 gái). Dù là chiến sĩ, là nữ quân nhân kiên gan, nhưng má vẫn là người phụ nữ có trái tim biết yêu chồng, thương con; biết đớn đau khi nghĩ đến người chồng hy sinh, các con còn quá nhỏ. Trong một lần chia sẻ với báo chí, má kể: “Hồi còn sống, ổng dặn phải cho con ăn học đàng hoàng. Mình là bộ đội thì tính cho con theo đường binh nghiệp, ổng dặn kỹ trong thư”. Ở thời điểm ấy, khi chồng hy sinh, người con trai lớn, anh Nguyễn Quốc Việt chỉ mới 7 tuổi, còn cô em gái út chỉ mới sinh.

Chúng tôi được chị Trương Thị Mỹ Vân - cán bộ phụ trách thương binh - xã hội Phường 1 (TP. Bạc Liêu) đưa đến nhà của Mẹ VNAH Lâm Thị Hứ (đường Cách Mạng, khóm 9, Phường 1) để thăm và gặp Mẹ. Mẹ có chồng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, con trai lớn hy sinh trong chiến tranh biên giới. 83 tuổi, Mẹ hãy còn khỏe mạnh, với mái tóc bạc phơ, nụ cười hiền lành, Mẹ hiện ở với người con dâu và 2 cháu nội. Cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc vì được con cháu quan tâm, thương yêu và được chính quyền địa phương lo lắng, chăm sóc đầy đủ.

Những cơ cực của thời bình, hình như bà mẹ nào cũng khiêm tốn không muốn nhắc, thậm chí là không nhớ nhiều. Như Mẹ Hứ, khi tôi hỏi, hồi đó Mẹ làm gì để nuôi các con thì Mẹ chỉ nói “mần ruộng”. Hỏi Mẹ sao còn trẻ không bước thêm bước nữa để có hạnh phúc cho riêng mình thì Mẹ cười rồi xua tay lắc đầu: “Ráng nuôi con để nó thành người, không phụ lòng của ổng”.

Với truyền thống của gia đình, những người con của má Chín Xuân, của Mẹ VNAH Lâm Thị Hứ đều chọn con đường binh nghiệp. Anh Nguyễn Quốc Việt đã tình nguyện nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc và theo học tại Trường Sĩ quan Lục quân II. Sau ngày ra trường, anh đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ tại nhiều đơn vị, cho đến ngày hoàn thành nhiệm vụ với cấp hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Còn người con trai của Mẹ VNAH Lâm Thị Hứ, liệt sĩ Phạm Thanh Dũng đã tình nguyện lên đường nhập ngũ vào tháng 8/1978,  đơn vị Tiểu đoàn 3 U Minh, sau đó hy sinh tại chiến trường biên giới Tây Nam. Hiện tại, Mẹ Hứ chỉ có 2 cháu trai, đều chọn con đường tiếp nối truyền thống của cha ông, hiện cháu lớn đang là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cháu nhỏ đang học Trường Sĩ quan Quân đội.

BÌNH DỊ GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Tôi có một người quen mà tôi hay gọi là dì, là vợ liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi mái tóc hãy còn xanh, đứa con mới vừa hình thành trong bụng chưa kịp chào đời, người vợ trẻ ấy đã phải quấn khăn tang cho chồng. Thế nhưng, tình yêu nước, truyền thống cách mạng của gia đình đã tiếp thêm sức mạnh cho dì ấy. Vừa nuôi con vừa kiên cường hoạt động cách mạng cho đến ngày hòa bình thì dì cũng là thương binh.

Từ khi biết chuyện, tôi quý bà dì lắm, cũng như những người vợ liệt sĩ khác có chồng hy sinh trong chiến tranh. Tôi kính nể họ, bởi trong hoàn cảnh éo le như thế, rất nhiều người mất chồng khi tuổi còn rất trẻ, thời gian chung sống với nhau tuy vài ba năm nhưng chắc chỉ tính được bằng ngày, tháng đếm trên đầu ngón tay bởi chiến tranh, chia ly nhưng họ vẫn thủy chung một lòng, trước sau như một. Sau ngày giải phóng, những người phụ nữ ấy tiếp tục bươn chải để lo cho con cái mà ít khi nghĩ đến bản thân mình. Chị Trương Thị Mỹ Vân cho biết, riêng trên địa bàn phường đã có 18 vợ liệt sĩ không tái giá. Có người được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý như Mẹ VNAH Lâm Thị Hứ, AHLLVTND Võ Thị Xuân; và cũng có nhiều người chỉ sống bình lặng giữa đời thường như bao người mẹ, người vợ, người bà khác.

Giờ đây, dưới mái đầu đã bạc phơ của Mẹ Hứ, má Xuân hay của người dì mà tôi biết, những nụ cười hết sức đôn hậu, đôi lúc nhớ nhớ quên quên vì tuổi tác. Nhưng trên tất cả, là một vẻ đẹp của tình yêu nước, lòng chung thủy, đức hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam, mà không bút mực nào có thể diễn tả hết. Đó như những bức tường thành, tượng đá trong lòng người, không cần tạc dựng, nó sừng sững, oai hùng. Đó là hồn phách quê hương, mà kẻ thù thời nào cũng khiếp sợ.

KIM PHƯỢNG

Khẩn trương nâng cấp đê biển Đông

Ít chịu sự tác động bởi những đợt sóng lớn, triều cường dâng như đê biển Tây, song khu vực đê biển Đông của tỉnh Cà Mau cũng đang chịu nhiều sự đe doạ trong mùa mưa bão.

Thăm hỏi các gia đình thiệt hại do sạt lở tại phường Giá Rai

Sáng 15/7, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Khởi đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do sạt ở tại Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau.

Sạt lở ở phường Giá Rai cuốn trôi phần sau của 5 căn nhà dân

Ông Trần Tam Trung, Chủ tịch UBND phường Giá Rai, cho biết: Rạng sáng 13/7, tại khu vực Khóm 3, phường Giá Rai (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng), tỉnh Cà Mau, xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến nhà cửa và tài sản của 5 hộ dân bị cuốn xuống sông. Sự việc diễn ra bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay.

Củng cố niềm tin Nhân dân vào lực lượng Công an cơ sở

“Từng cán bộ, chiến sĩ phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt công việc, tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự theo địa bàn mới, giúp cho Nhân dân yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của lực lượng Công an trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy mới”, đó chính là chỉ đạo quyết liệt và đầy tâm huyết của Đại tá Hồ Việt Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau trong chuyến thăm và làm việc với Công an các phường trung tâm trên địa bàn tỉnh vào ngày 12/7.

Sôi nổi trò chơi dân gian trong Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Sáng 12/7, tại trụ sở UBND phường Tân Thành diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian sôi nổi nhân Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Đây là một trong những hoạt động vui chơi nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội do phường Tân Thành là đơn vị được chọn tổ chức điểm.

Lan tỏa yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Trong hai ngày 10 và 11/7, Đoàn công tác Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Trung tâm dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà cho 5 học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Âu lo sạt lở bờ Tây cửa Rạch Gốc

Công trình kè dài trên 1,4 km, được thực hiện từ năm 2018, nhằm cấp bách bảo vệ bờ biển Ðông khu vực phía Tây cửa biển Rạch Gốc, thuộc Xã Phan Ngọc Hiển. Tuyến kè cấu kiện bằng bê tông cốt phi kim phá sóng, do Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công.

Bảo vệ đê biển Tây trong mùa mưa bão

Mùa mưa bão đang bước vào cao điểm, đê biển Tây đang phải oằn mình gánh chịu những đợt sóng lớn, triều cường, nước biển dâng và tình trạng sạt lở đang tiếp diễn thường xuyên và nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được cứng hoá toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Vì thế, công tác bảo vệ đê biển Tây phải luôn được đặt trong tình trạng khẩn cấp, ưu tiên hàng đầu.

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Trong suốt 20 năm qua, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại tỉnh Cà Mau đã trở thành điểm sáng tiêu biểu trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thực hiện phong trào, đồng thời hướng tới Ngày hội Toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025 - dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phóng viên Báo và Phát thanh, Truyền hình Cà Mau đã có cuộc trao đổi với Ðại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó Giám đốc Công an tỉnh, để cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được và chia sẻ định hướng phát triển phong trào thời gian tới.

Bộ đội biên phòng Cà Mau - Phất cao cờ hồng tháng Tám

Chiều 9/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám – Thi đua giành 3 nhất”, chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), hướng tới Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Chỉ huy BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030.