ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 16:47:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vụ cá, tôm chết trên sông Gành Hào: Kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở xả thải gây ô nhiễm

Báo Cà Mau (CMO) Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đỗ Quang Hưng cho biết, hiện tượng cá, tôm nổi đầu tấp mé vào buổi sáng trên các nhánh của sông Gành Hào trong những ngày qua do nguồn nước bị ô nhiễm, hàm lượng oxy hoà tan thấp.

Theo nhiều người dân sống trên các tuyến kinh: Hai Nhường, Lung Vệ, Thầy Cai, Hội Đồng Ninh, Giáo Chử nằm trên tuyến sông Gành Hào, Bảy Háp thuộc địa bàn các ấp: Trung Cang, Thành Vọng và Tân Phú, xã Tân Trung, cho biết, trong các ngày, từ 23-26/6 vừa qua, cá, tôm dưới sông nổi đầu lờ đờ vào buổi sáng sớm. Hiện tượng này hiện tại không còn xảy ra.

Nhiều tuyến sông trên địa bàn TP. Cà Mau bị ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt và nước thải khu công nghiệp.

Chị Phan Thị Hằng, hộ dân sống ven sông Gành Hào, cho rằng, nguyên nhân cá, tôm chết trong những ngày qua không phải do ảnh hưởng mưa đầu mùa hay thuỷ triều lên xuống thất thường. Cá, tôm chết do nguồn nước ô nhiễm từ các nhà máy chế biển thuỷ sản xả thải. Rất mong ngành chức năng sớm có biện pháp xử lý triệt để, tạo môi trường trong lành để người dân sản xuất.

Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Thái Hoàng Bo cho biết, hiện tượng một số loài thuỷ sản nổi đầu, chết ở tuyến sông Gành Hào đã xảy ra nhiều lần khiến người dân lo âu, không dám lấy nước vào vuông để nuôi tôm làm ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi thuỷ sản của người dân nơi đây.

Theo kết quả phân tích mẫu nước của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 26/6 vừa qua, hầu hết các thông số môi trường đều vượt giới hạn quy chuẩn cho phép gấp 3 lần. Đặc biệt, hàm lượng amoni vượt quy chuẩn đến 3,6 lần, nitrite vượt 2,3 lần, phốt-pho trong nước khá cao, thể hiện môi trường nước mặt bị phụ dưỡng hoá, nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các loại tảo phát triển, gây thiếu oxy trong nước. Đặc biệt, hàm lượng oxy hoà tan trên tuyến sông Gành Hào rất thấp, có thể đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng cá nổi đầu lờ đờ vào lúc sáng sớm.

Ông Đỗ Quang Hưng cho biết, theo kết quả thông số phân tích mẫu nước hiện tại trên sông Gành Hào ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng đến nuôi thuỷ sản. Nồng độ ô nhiễm nguồn nước có dấu hiệu tăng dần từ ngã ba Hoà Trung, thuộc xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi về TP. Cà Mau.

Theo nhận định của ông Hưng, nguồn nước bị ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt từ TP. Cà Mau đổ về cộng hưởng với lượng nước thải từ Khu công nghiệp Hoà Trung gây nên. Vào đầu mùa mưa, lưu lượng nước mưa lớn làm cuốn trôi các chất ô nhiễm trên bề mặt hệ thống cống rãnh, ao tù, sông rạch trên địa bàn TP. Cà Mau ra sông Gành Hào gây ô nhiễm nặng tuyến sông này. Do lưu lượng nước nhiều, kết hợp với thời điểm thuỷ triều xuống thấp, nhất là triều biển Đông, thông qua cửa sông Gành Hào, làm cho lượng nước bị ô nhiễm ra đến đây gặp thuỷ triều lên đẩy nguồn nước bị ô nhiễm ngược lại vào một số kinh rạch trên địa bàn xã Tân Trung và Tạ An khương, gây nên hiện tượng cá, tôm nổi đầu lờ đờ vào mé.

Trước tình hình trên, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo UBND huyện Đầm Dơi phối hợp với các xã: Tân Trung, Tạ An Khương tiếp tục theo dõi diễn biến môi trường nước trên các tuyến kênh rạch trên địa bàn, khuyến cáo người dân trong việc lấy nước nuôi thuỷ sản. Về lâu dài, Sở NN&PTNT khẩn trương lập kế hoạch nạo vét các tuyến sông trong địa bàn TP Cà Mau. UBND tỉnh sớm xem xét lập kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Đối với hoạt động của các cơ sở tại Khu công nghiệp Hoà Trung, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc xả thải của các nhà máy. Xử lý nghiêm các cơ sở xả thải không đúng quy chuẩn ra môi trường. Đặc biệt, trong kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện cơ sở nào không đủ các điều kiện, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ đình chỉ hoạt động./.

Trúc Ly 

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.