ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:38:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vui cùng Hải “khắc gỗ”

Báo Cà Mau Với niềm vui và vinh dự lớn của cuộc đời, khi bước vào tuổi 70, ông Châu Thanh Hải nhận được Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng đợt ngày 7/11/2024, dịp kỷ niệm 107 năm cách mạng Tháng Mười Nga tại Ðảng bộ Phường 8, TP Cà Mau.

Với những đóng góp trong quá trình công tác, ông Châu Thanh Hải vinh dự được nhận Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai tỉnh Cà Mau lần thứ nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng… Ảnh: HOÀNG VŨ

Với những đóng góp trong quá trình công tác, ông Châu Thanh Hải vinh dự được nhận Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai tỉnh Cà Mau lần thứ nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng… Ảnh: HOÀNG VŨ

Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bộ phận Thông tấn - Minh ngữ của tỉnh đóng trên địa bàn Vịnh Dừa, tại nhà chú Mười Kỉnh và xung quanh đám rừng lá dừa nước ven đầm Bà Tường. Vốn quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình nên em Châu Thanh Hải khi mới 16 tuổi đã được rút thẳng lên tỉnh từ năm 1971 và được đào tạo làm nhiệm vụ khắc gỗ ở bộ phận Báo Cà Mau.

Ðầu năm 1973, tôi được rút về tỉnh làm phóng viên tập sự Báo Cà Mau, sống chung với anh Tư Hải hoạ sĩ và em Thanh Hải khắc gỗ, tôi mới biết giá trị để làm ra được tờ báo thời kháng chiến... Ngoài nội dung bài vở, tin tức bằng chữ viết, cần phải có hình ảnh minh hoạ và những dòng tít bài phản ánh, văn nghệ và vi-nhét các chuyên mục... đều do hoạ sĩ trình bày và phải có người chuyên khắc gỗ.

Hằng tháng, anh Tư Hải vẽ chữ và ảnh minh hoạ bài phản ánh cho Hải khắc gỗ theo từng chủ đề... Châu Thanh Hải được trang bị bộ đồ nghề, dao khắc làm bằng lưỡi cưa sắt nhỏ, mài giũa đầu bén nhọn, tra vào cán có khâu bằng vỏ đạn cắt ra, màu đồng thau vàng ánh đẹp như cán viết, một cây cưa sắt nhỏ, keo dán và tờ giấy nhám mịn... Thời chiến, ta gởi bà con đi chợ Cà Mau mua về từng tấm ván gỗ thao lao theo quy cách dày 2,5 cm, cao gần bằng nét chữ chì, phần khuyết được công nhân xí nghiệp in dán lên từng lớp giấy ruky can giữa chữ chì và bản khắc gỗ bằng nhau khi in... Nhìn Hải ngồi khắc trên gỗ thao lao, tôi thầm khen không ai khéo tay bằng “thợ” khắc gỗ!

Tôi về tỉnh còn mới mẻ, mấy chuyến đầu, cơ quan phân công Thanh Hải cùng đi với tôi xuống tận rừng đước kinh Ông Ðơn, giao bài vở, market cho Xí nghiệp In Trần Ngọc Hy sắp chữ chì in Báo Cà Mau... Ở cơ quan, tôi với Hải thường xuyên lao động cải hoạt, tôi chèo xuồng cho anh Ba Bình và Hải chài cá trên sông Giáp Nước, cải thiện bữa ăn hằng ngày... Mấy anh em đi xuồng vào rừng Mũi Ông Lục lựa gừa gốc bự đốn, chở về cắt khúc bửa củi phơi đầy sân đầy bờ. Có bữa chèo xuồng, chở 4-5 cái khạp qua đầm Bà Tường lấy nước ngọt khẳm đừ từ ao lục bình của chú Ba Diệp bên Vịnh Dừa về cơ quan... Những buổi chiều, chị Sáu Kiều bưng rổ đi theo bờ rạch hái một rổ lá rau kiềm, nấu canh với tôm, cá đối, cá nâu... nêm tí bột ngọt, một muỗng mỡ heo và rắc miếng tiêu cho thơm mà ăn cơm thật ngon...

Khi anh Tư Hải nghỉ việc, Báo Cà Mau số Xuân Giáp Dần 1974, hoạ sĩ ở Tiểu ban Văn nghệ vẽ bìa, anh Chín Thông ở bộ phận nhiếp ảnh tỉnh vẽ một số chữ tít, trong đó có chữ “Du kích Biển Bạch” cho Thanh Hải khắc gỗ...

Sự kiện ghi dấu ấn trong đời, qua 2 người giới thiệu là anh Lê Hữu Nghiêm (Út Rô) và chị Sáu Kiều, Châu Thanh Hải năm 20 tuổi được kết nạp vào Ðảng, ngày 7/9/1974 tại Trường Hội hoạ sơ cấp khoá 3 miền Tây Nam Bộ ở rạch Bù Mắt, kinh Ông Ðơn...

... Những ngày đi chiến dịch giải phóng thị xã Cà Mau, chúng tôi chung xuồng 4 người: Lê Hữu Nghiêm, Hà Phương Dũng, Thanh Hải và tôi. Tôi với Thanh Hải thay phiên chèo xuồng. Sáng 1/5/1975, cùng lực lượng phía Nam, chúng tôi hành quân xuồng chèo từ đoạn sông Tân Ðức - Rạch Muỗi ra tới đoạn giữa kinh Rạch Rập, kéo xuồng lên gởi trước nhà đồng bào; hành quân bộ qua đò Rạch Rập, đặt bước chân đầu tiên lên đường phố Lê Lợi, rẽ ra đường Lê Lai, qua ngang Bùng Binh trước nhà lồng chợ Cà Mau cũ (nay là cầu Cà Mau mới) và đi thẳng tới... Gánh báo chí và văn nghệ tỉnh ra đến vị trí tiếp quản là Ty Thông tin tỉnh An Xuyên của giặc, có đặt đài truyền thanh ngay góc ngã năm đường Ðề Thám và Lý Bôn song song.

Ðáng nhớ, sau giải phóng, vừa mới ra thành, Thanh Hải vẫn còn 2 lần ngồi khắc gỗ chữ măng-sết tờ báo... Chuẩn bị ra số báo đầu tiên chào mừng tỉnh Cà Mau và miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi ngồi vẽ chữ “Cà Mau giải phóng”, được các anh đồng ý cho Thanh Hải khắc gỗ... Anh Ba Bình trực tiếp làm việc, huy động 2 nhà in tư nhân ở thị xã là Rạng Ðông và Trần Hoàng Tỷ sắp chữ chì, mỗi nơi in 4 trang, Báo “Cà Mau giải phóng” ra 8 trang, trang 1 và 8 in 2 màu đỏ, đen, số lượng 5 ngàn tờ, in tại thị xã Cà Mau vừa giải phóng, tháng 5/1975.

Cuối năm 1976, sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, đổi tên thành tỉnh Minh Hải... Một lần nữa, tôi vẽ chữ măng-sết “Minh Hải” cho Thanh Hải khắc gỗ và Báo Minh Hải ra hằng tháng, in Ty-pô chữ chì tại Nhà in Trần Ngọc Hy ở thị xã Cà Mau. Măng-sết “Minh Hải” được sử dụng trên 10 năm, đến khi có chữ điện tử từ máy vi tính, vẽ lại nét lớn và thấp hơn...

Khi tỉnh lỵ Minh Hải dời lên thị xã Bạc Liêu giữa năm 1977, Thanh Hải đi học Trường Bổ túc Công Nông của tỉnh; sau khi ra trường chuyển công tác sang bộ phận cơ yếu thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Minh Hải, tháng 7/1978.

Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra... Sau khi đánh bật quân Pôn Pốt khỏi biên giới Việt Nam - Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng kháng chiến - Mặt trận Ðoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia đã tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh ngày 7/1/1979... Giai đoạn xây dựng tiếp sau, Thanh Hải có mặt trong đoàn chuyên gia tỉnh Minh Hải sang làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn tỉnh Kô Kông kết nghĩa (1980-1983), được Chính phủ Campuchia tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Từ Văn phòng Tỉnh uỷ, Thanh Hải chuyển công tác sang Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Minh Hải, sau cùng chuyển qua Công ty Thương nghiệp Cà Mau và nghỉ hưu năm 2004. Thanh Hải lập gia đình năm 1988, vợ là Hà Ngọc Mai, quê xã Ðịnh Thành, công tác tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cà Mau, nghỉ hưu năm 2015. Vợ chồng Thanh Hải được 2 đứa con, 1 gái, 1 trai.

Năm 1992, UBND tỉnh Minh Hải tổ chức họp mặt kỷ niệm và trao tặng bằng khen cho các nhà báo kháng chiến, năm 2010, trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai tỉnh Cà Mau lần thứ nhất cho các nhà báo tiêu biểu, có Hải khắc gỗ...

***

Châu Thanh Hải sinh năm 1955, cha mẹ người Bến Tre, ở Giáp Nước, xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước (nay là Phú Thuận, Phú Tân). Ra đời đã sớm mồ côi cha từ năm 3 tuổi. Thân sinh của Hải là liệt sĩ Châu Văn Ðường (Ba Ðường), sinh năm 1931, giáo viên dạy học ở ngã tư Giáp Nước, bị lính giặc quận Cái Nước càn qua, bắt đánh đập, tra tấn và dẫn đi thủ tiêu mất tích vào năm 1958...

Cha hy sinh, mẹ đi tiếp bước nữa với chú Mười Kinh ở Vịnh Dừa. Hải là anh cả của 8 đứa em một mẹ khác cha, lớn lên trong gia đình hoà thuận, biết yêu thương, đùm bọc... Em kế Hải là Tăng Văn Thâu, tham gia đội du kích ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, phối hợp cùng lực lượng địa phương quân huyện Cái Nước bao vây tấn công đồn Cả Ðài, đã hy sinh tháng 9/1974, là liệt sĩ kháng chiến chống Mỹ...

Hơn 40 năm sau, Hải lên TP Hồ Chí Minh trực tiếp gặp ông Nhã - nhà ngoại cảm có tiếng cả nước, nhờ chỉ tìm hài cốt cha. Ông Nhã nói và Hải ghi ra giấy... Sau đó, vợ chồng Hải về Vịnh Dừa, rồi qua Cái Nước rước tôi cùng ngồi xuồng máy bao của đứa cháu bà con, thực hiện cuộc tìm kiếm trong 2 ngày... Ngày đầu có dì Năm Tròn, má ruột của Hải, sang ngày sau thấm mệt nên dì ở nhà...

Theo sơ đồ chỉ dẫn của ông Nhã, điểm đầu từ UBND huyện Cái Nước đi vào, qua từng chặng, sẽ gặp 2 ngôi nhà, 1 trường học, 2 nền đồn cũ, 1 ngôi miếu, nhà ông Ba Hoà, quán cô Long, nhà ông Ba Chiến, tới nhà có hoa vàng và ra phía sau, cách 132 m là chỗ chôn. Tổng chiều dài 7.652 m và chi tiết ghi rõ: Mộ nằm trên đất bà Cương 68 tuổi... Mỗi nơi đến đều thắp nhang khấn vái. Gần chục điểm đến hỏi nhưng không ai biết bà Cương.

Rồi từ khu vực chùa Nhà Vi, xuồng máy mấy anh em ra sông Cái Chim, xuống tới xã Việt Thắng, lội bộ ra tới một nền cũ bên vách ruộng kinh Dân Quân. Hồi thời chiến có người ở đây, sau giải phóng họ ra bờ sông, cất nhà mặt tiền. Nền cũ cây cối, dây leo mọc um tùm, đảo mắt nhìn, thấy những đặc điểm sao giống như sơ đồ chỉ dẫn, có ổ mối cao 5 tấc đang đeo gốc dừa có từng chùm bông vàng, một đám cây muồng trổ bông vàng hực... Bỗng dưng, thấy khả nghi, tôi kêu lên: "Chắc đây à, Hải ơi!".

Hôm ấy, là ngày 17/3/2000, nhằm ngày 12/2 năm Canh Thìn. Mặt trời lên đỉnh đầu, không khí oi ả, nhưng chẳng hề hấn... Tôi, vợ chồng Hải và cháu Tâm chủ xuồng máy, ai cũng chờ đợi một chi tiết: Lúc 13 giờ 30 phút, có 2 con chim chào mào bay đến hót trên cây gần mộ như báo tin đã tìm thấy nơi có hài cốt... Hải lấy điện thoại gọi ông Nhã, ông hướng dẫn mỗi người thắp một cây nhang khấn vái và vạch tìm nơi có đĩa sứ vỡ... Nhưng quá 13 giờ 30 trưa nắng, vẫn không thấy 2 con chim, không thấy mảnh đĩa sứ nào ở mặt đất và cuộc tìm kiếm hài cốt không kết quả.

Gần 40 năm mang họ Tăng của bố dượng, trước khi đi tìm hài cốt ông thân sinh, Hải ghi lại họ Châu đúng họ cha đẻ. Ngay như đặt tên 2 đứa con cũng được ghép 2 họ cha và mẹ, thể hiện bằng ý nguyện của 2 vợ chồng. Con gái đầu lòng: “Châu Hà Như Ý (1991), con trai Châu Hà Chí Nguyện (1995). Cháu gái gả lấy chồng năm 2011. Vợ chồng Hải lên chức ông bà ngoại từ năm 2012, cháu Cao Bạch Ngọc lên 13 tuổi, hiện đang học lớp 7... Riêng thằng con trai duy nhất, mong muốn nó tiếp bước cha ông, được cha mẹ lo chu đáo... Hải trực tiếp đưa con lên Cần Thơ thi đại học; đưa con ra tận Hà Nội vào học Trường Học viện Cảnh sát Nhân dân và sau khi ra trường về tỉnh, nhận quyết định vào ngành Công an TP Cà Mau từ năm 2018, hiện mang quân hàm thượng uý...

Năm 2023, với 2 bộ hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy và bốc cốt muộn từ Giáp Nước đưa về Nghĩa trang huyện Cái Nước, Hải liên hệ được với anh em quen biết ở ngã tư Giáp Nước, xác định có một bộ hài cốt chắc chắn của ông Châu Văn Ðường, thân sinh Châu Thanh Hải và đã được gửi mẫu về trên xét nghiệm ADN...

 

Nguyễn Minh

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.