ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 21:19:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vun đắp tình yêu nghề cho sinh viên mầm non

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu thực tiễn giáo dục mầm non, hằng năm, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau luôn tạo điều kiện cho sinh viên đang theo học ngành sư phạm mầm non đi thực tập tại các trường trên địa bàn.

Chị Trần Hương Giang, sinh viên năm 2, ngành Giáo dục mầm non, chia sẻ: “Ở nhà tôi cũng chơi và chăm sóc cháu thấy khá dễ dàng. Nhưng khi thực tập tại trường, số lượng trẻ rất đông, mỗi trẻ mỗi tính cách khác nhau nên rất khó để quản lý. Thêm vào đó, các bé rất hiếu động, đòi hỏi giáo viên phải theo sát”.

Để hiểu trẻ, sinh viên thực tập phải học cách chơi và học cùng trẻ.

Sinh viên sẽ có 3 tuần thực tập tại các trường mầm non. Những phần việc mà sinh viên đảm nhận tại trường lúc này cũng không khác mấy với công việc chính thức của một giáo viên dạy trẻ như: làm quen trẻ, soạn giáo án, làm đồ dùng học tập, đồ chơi bằng phế liệu, tổ chức các hoạt động góc, cuối cùng là học cách chủ nhiệm lớp.

Cô Đỗ Thị Tú Vy, Hiệu trưởng trường Mầm non Hương Sen, Phường 5, TP. Cà Mau, cho biết: “Trẻ rất thích các vật dụng màu sắc. Trong các tiết dạy, bằng những hình ảnh trực quan, giáo viên sẽ dạy trẻ nhận biết qua tranh ảnh hoặc đồ dùng. Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải biết sáng tạo, luôn linh hoạt tìm ra những điều mới lạ để kích thích trẻ. Ngoài ra, giáo viên mầm non khéo tay để cùng trẻ tạo ra những đồ dùng vừa học, vừa chơi”.

3 tuần là khoảng thời gian ngắn, đòi hỏi sinh viên phải hết sức chủ động, vận dụng những kiến thức học được, kèm theo đó là sự quan sát tỉ mỉ. Cách duy nhất để hiểu trẻ là học cách chơi với trẻ và thâm nhập vào thế giới của trẻ, từ đó sẽ kéo gần khoảng cách giữa giáo viên và trẻ.

Chị Trần Hương Giang cho biết thêm: “Soạn giáo án là một trong những phần khó, tốn khá nhiều thời gian trong đợt thực tập. Riêng về các bé, khi chỉ tiếp xúc một vài ngày, tôi thấy rất mến. Thực sự qua đợt thực tập này, tôi cảm nhận rằng, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ mới gắn bó được với nghề lâu dài”.

Bài học kinh nghiệm từ thực tế

Ông Quách Vũ, Trưởng Phòng Đào tạo, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho biết, sinh viên ngành Giáo dục mầm non và Tiểu học sẽ thực tập vào năm 2 và năm cuối của chương trình đào tạo. Theo đó, để tạo điều kiện cho sinh viên có thể dễ dàng tìm được môi trường thực tập tốt, trước thời gian thực tập, nhà trường sẽ mở cuộc đối thoại với sinh viên, qua đó nắm bắt ý kiến, tâm tư nguyện vọng. Ngoài ra, về phía cơ sở thực tập, nhà trường cũng gửi thư ngỏ và làm giấy giới thiệu để các em có thể thuận lợi trong thời gian thực tập cũng như có bài thu hoạch đạt kết quả cao.

Đánh giá về khả năng cũng như sự ham học hỏi của sinh viên qua các đợt thực tập, cô Đỗ Thị Tú Vy bộc bạch: “Đa phần các sinh viên rất chịu khó trong công việc. Ban đầu hơi lúng túng, nhưng sau vài ngày tiếp xúc, các em đã làm quen được với môi trường làm việc mới. Khi thực tập, trường sẽ tổ chức các buổi dự giờ để sinh viên học tập và quan sát trước, sau đó học cách chơi và làm quen với trẻ. Riêng đối với nhà trường, vào mỗi đợt thực tập, trường cũng có thêm nguồn nhân lực để tạo không khí mới lạ cho trẻ. Các em sinh viên rất hoà đồng, để lại ấn tượng tốt trong lòng trẻ”.

Trong môi trường giáo dục mới, thông qua việc cọ sát với thực tế, sinh viên rèn luyện khả năng, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó phát huy tính sáng tạo. Đặc biệt là xây dựng được tình yêu nghề, yêu trò với những ai có ý định theo nghề trong tương lai./.

Tình Nhi

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.