ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 09:42:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vươn lên từ vùng đất khó

Báo Cà Mau (CMO) Con đường về vùng quê Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) dường như thêm xa khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống. Qua cơn mưa, người dân lại ra ruộng, ra vườn để mưu sinh. Những con đường nối liền xóm ấp, nhịp sống chậm rãi nhưng lao động không ngừng của người dân đã thắp lên niềm hy vọng về một tương lai tươi mới cho vùng quê nghèo.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn cho biết: “Hành trình giảm nghèo nơi đây vẫn còn là một bài toán gian nan của địa phương. Tuy nhiên, sức bật từ những công trình giao thông nông thôn, ứng dụng những mô hình sản xuất mới đã góp phần làm diện mạo nông thôn thêm khởi sắc”.

Niềm vui trên con đường mới

Có con lộ, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

Hơn 4 tháng nay, người dân Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc vẫn chưa hết vui mừng và hy vọng vào một hành trình mới đầy hứa hẹn trên mảnh đất lắm phèn mà mình đang gắn bó. Ngày lưới điện được kéo về thắp sáng làng quê nghèo đã mở ra cho bà con không ít niềm phấn khởi và giờ đây lại thêm con lộ đal dài 4 cây số vừa được thông xe. Vậy là ước mơ bao lâu nay của những người nông dân chân lấm tay bùn đã thành hiện thực.  

Ngoài 2 ha trồng rừng và 1 ha làm lúa, vợ chồng anh Hồ Văn Nguyệt và chị Nguyễn Thị Muội, Ấp 4, xã Khánh Bình Tây còn mở tiệm tạp hoá để kiếm thêm thu nhập. Từ ngày con lộ đal được đưa vào sử dụng, việc mua bán của gia đình anh chị cũng thêm phần khởi sắc. 2 thằng nhóc con anh chị đi học cũng vô cùng thuận tiện. “Mừng lắm, hồi nào giờ toàn đi lộ đất, nay có lộ, xe 4 bánh chạy được nữa, hỏi sao bà con mình không vui?”, anh Nguyệt phấn khởi chia sẻ.

Trời mưa, con lộ vẫn người, xe nhộn nhịp. Bà Lê Phương Nhu, Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, nhìn ra mé đường, khuôn mặt tươi rói. Vợ chồng bà Nhu là cựu chiến binh, một đời gắn bó với vùng đất này. Bà không khỏi vui mừng: “Nhà có 4 đứa con đều đã có công việc ổn định. Bây giờ tụi nhỏ có về thăm ông bà già cũng dễ hơn nhiều, có nằm mơ bà con cũng không ngờ ở đây sẽ có con lộ đẹp như vậy”. 

Ông Nguyễn Hữu Duyên, Trưởng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, thông tin: “Ấp 4 thuộc lâm phần rừng tràm, là ấp nghèo của xã với tỷ lệ hộ nghèo hơn 36%. Lúa bị nhiễm phèn năng suất không cao nên đời sống người dân chủ yếu dựa vào cây tràm. Có con lộ này, sẽ tạo điều kiện rất lớn để bà con phát triển sản xuất, vươn lên. Và năm học mới này, nhiều phụ huynh không còn phải đưa con em đi học bằng xuồng máy nữa”.

Chuyển đổi sản xuất

Khánh Bình Tây Bắc hiện còn 631 hộ nghèo, chiếm 17,97%; 116 hộ cận nghèo, chiếm 3,3%; thu nhập bình quân đầu người 33,5 triệu/người/năm, đạt 11/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Tận dụng lợi thế xã ven biển nên người dân nơi đây phát triển đa dạng các ngành nghề từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Để thích ứng với điều kiện tự nhiên, hiện nay nhiều bà con đã chuyển qua trồng đa cây kết hợp với chăn nuôi. Trong đó, cây chuối được xem là nguồn thu chủ yếu.

Một trong những hộ nông dân tiên phong trong hành trình chuyển đổi từ cây lúa sang chuyên canh cây chuối là gia đình ông Lê Văn Không, Ấp 1. Gia đình ông Không có 2,5 ha đất, những năm trước đây chủ yếu sống nhờ cây lúa. Do đất phèn, thời tiết lại biến động không ngừng nên 2 năm nay vợ chồng ông quyết định lên bờ cao để trồng chuối và kết hợp thêm 500 gốc dừa xiêm. "Khi vợ chồng tôi cho cuốc đất, cải tạo vườn, ở địa phương cũng can ngăn. Nhưng nghĩ lại, ở đây chỉ dựa vào đất ruộng, mà ruộng lại không đạt hiệu quả thì phải chuyển đổi. Mạnh dạn đầu tư, lợi nhuận từ cây chuối cao hơn gấp 3-4 lần so với cây lúa", ông Không chia sẻ.

Nhờ mô hình đạt hiệu quả, cải thiện được nguồn thu nhập mà hiện nay tại Ấp 1 có hơn chục hộ dân chuyên canh cây chuối. Cây chuối phát triển tốt, cây dừa được trồng xen canh, hứa hẹn sẽ là nguồn thu giúp bà con ổn định đời sống.  

Anh Nguyễn Xuân Lãm, cán bộ khuyến nông xã Khánh Bình Tây, cho biết: “Chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương là hướng đi bền vững. Chúng tôi khuyến khích bà con trồng xen canh kết hợp chăn nuôi tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo”.

Từ những cố gắng của chính quyền và người dân địa phương, hạ tầng nông thôn ngày càng được quan tâm đầu tư, bà con được tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, linh hoạt trong chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; đây là những tín hiệu vui trong hành trình vươn lên của vùng đất khó này./.

 Kim Chi
 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.