ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 23:15:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã đảo đón Tết

Báo Cà Mau (CMO) Những này cuối năm, có dịp về xã đảo Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời mọi người sẽ cảm thấy ấm lòng bởi khung cảnh làm việc tất bật ở vùng đất này. Mùa của lao động, mùa của ấm no, sung túc đến từng nhà.

Sau khi thông tin về công tác chỉ đạo để ổn định tình hình an ninh trật tự, đảm bảo an toàn để đón khách du lịch hòn Đá Bạc trong dịp Tết Nguyên đán, anh Phan Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, tâm tình: “Mấy năm trở lại đây chưa có năm nào bà con mình làm lúa trúng như năm nay, ai cũng phấn khởi. Nghề biển cũng tạo thu nhập tương đối, đặc biệt mấy ngày gần đây, khi quay lại biển sau lần bão, nhiều phương tiện trúng ruốc chở vào bờ tấp nập càng mang đến niềm phấn khởi”.

Nhộn nhịp mùa lao động

Gặp lại ông Tư Tường (Dương Văn Tường), Trưởng ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây. Khi được hỏi về tình hình đời sống và sản xuất đón Tết của bà con, ông Tư chỉ mỉm cười: "Đi với chú đến với bà con rồi sẽ thấy!".

Xóm Cây Bàng một thời nghèo khó giờ đã thay đổi, nhờ quyết tâm lao động, bám biển, cuộc sống người dân dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày nào còn là nỗi ám ảnh với người dân và cán bộ thì nay xóm Cây Bàng (trên 50 hộ) chỉ còn lại 6 hộ nghèo.

Có một điều đáng mừng hơn, hôm ghé thăm xóm Cây Bàng, đàn ông, trai tráng trong xóm nhìn không thấy đâu, duy chỉ có phụ nữ và trẻ nhỏ ở nhà. Không hỏi cũng thấy mừng thầm trong bụng vì những lao động chính trong gia đình đang miệt mài trên những chuyến biển cuối năm để mang những sản vật của thiên nhiên ban tặng chuẩn bị đón Tết. Cô Châu Thị Quyên đội nón lá phủ mặt, cứ lóng ngóng đi tới đi lui đợi cá về để ra đê phơi, chia sẻ: “Ổng với 2 con trai ở ngoài biển đến chiều tối mới về, cỡ này biển đã bắt đầu có tôm cá trở lại nên bận lắm, gắng làm vụ cuối năm kiếm tiền ăn Tết”.

Hai bên bờ sông, dòng tàu ghe đang đậu san sát chuẩn bị ngư cụ cho chuyến biển sắp tới, mâm cơm vội vã của chục ngư dân được bày ngay trên tàu cho kịp giờ ra biển, chúng tôi tạt vào chỗ mấy chị em phụ nữ đang cặm cụi phơi cá ngoài sân.

Tranh thủ ăn vội gói mì để đón nắng phơi cá, chị Bông (Quách Thị Bông, ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây) cho biết: “Độ khoảng này còn được ở nhà chớ cỡ mấy ngày Tết là ra biển phụ chồng kéo cá luôn. Sáng đi chiều về, đều đều năm nào vợ chồng tôi cũng có mấy ngày đón Tết trên biển. Thấy vậy chớ Tết ở ngoài biển không buồn, Tết mà có tôm cá thì người ta cũng bỏ hết mấy cuộc vui để kiếm tiền. Đời ngư dân chỉ mong biển có đồ là vui”.

Có lẽ anh Quýt (Nguyễn Văn Quýt, ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây) là người đặc biệt nhất ở xóm Cây Bàng này, bởi lẽ sau khi tốt nghiệp đại học, anh Quýt từ bỏ cơ hội việc làm và quyết định về quê gắn bó cuộc đời mình với sóng biển. Sau mấy chuyến chạy vô - ra biển để chuyển cá về cho bà con phơi kịp nắng, anh Quýt tranh thủ phút nghỉ ngơi trò chuyện. Anh Quýt khoe: “Tôi đã chuyển nhiều chuyến hàng sang tận các đảo trong tỉnh lân cận Kiên Giang. Ban đầu mình theo cha ra biển đánh lưới rồi dần dần do nhu cầu bà con nên chuyển sang nghề chở cá. Mỗi giỏ có giá 40.000 đồng, trung bình mỗi ngày cũng kiếm lãi trên 1 triệu đồng. Vô vụ ruốc, cá cơm là làm tất bật cả ngày”.

Cứ mỗi chuyến anh Quýt chở vào vừa mang theo cả sự vất vả, xen lẫn niềm vui, cầu mong một vụ mùa ấm no của cả người “tiền tuyến” và “hậu phương”.

Những cánh đồng "đón Tết"

Ở Khánh Bình Tây, ngoài dựa vào nguồn lợi thuỷ sản phong phú được thiên nhiên ban tặng, vùng đất này còn có những cánh đồng, bờ rẫy xanh rì được tạo nên bởi đôi tay của những người nông dân chân lấm tay bùn. Dọc các tuyến đường dẫn vào ấp Cơi 6A, chúng tôi đều nhìn thấy những khoảng sân trước nhà và cả sau vườn được người dân cuốc thành liếp thẳng hàng xuống màu phục vụ mùa Tết đang đến thật gần.

Ông Năm Thắng (Nguyễn Văn Thắng, ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây) dù lớn tuổi nhưng vẫn còn sức khoẻ và ham lao động. Đã đến 70 tuổi nhưng ông vẫn hồ hởi khi nói về những luống rẫy xanh tốt của mình: “Mỗi năm trung bình thu nhập 30-40 triệu đồng là chuyện bình thường. Năm nay, ngoài hơn 1 ha lúa, khoảng 5 công rau màu phục vụ Tết như bí, hành, hẹ, ngò rí… đã được xuống giống và lên rất đều, đẹp. Mong sau năm nay giá cả ổn định, nếu tăng lên chút thì bà con mình mừng lắm".

Đất rẫy ở ấp Cơi 6A cuối năm chính là vụ mùa được bà con trông chờ và hy vọng nhiều nhất, cây lá mà xanh tốt là người dân mừng rỡ ra mặt.

Liếp rau muống xanh um của ông Bảy Trung.

Ông Bảy Trung (Đoàn Văn Trung), Trưởng ấp Cơi 6A, người gắn bó với đất rẫy mấy chục năm nay, không khỏi phấn khởi khi dẫn chúng tôi tham quan thành quả lao động đang đợi vụ cuối năm thu hoạch của gia đình. Bờ rau muống xanh um, rẫy ngò rí đã nẩy mầm, luống cà cũng ra trái… Dĩa mứt chuối ngọt và béo ngậy với nguyên liệu hoàn toàn từ vườn nhà được vợ chồng ông Bảy chuẩn bị đón Tết được đem ra đãi khách, ông khoe: “Vụ lúa đã thu hoạch, rau muống cũng cắt bán mấy ngày rồi, giá được 7.000 đồng/kg, còn đợi vụ màu Tết mà có giá nữa là ăn Tết khoẻ re”.

Mùa xuân đang đến thật gần, gác lại những lo toan, niềm vui của người dân xã đảo Khánh Bình Tây chính là được lao động, hy vọng vào cuộc sống tốt đẹp hơn vào năm mới với sự no ấm, đủ đầy./.

Kim Chi

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.