ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 23:41:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng gia đình không bạo lực 

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, huyện Trần Văn Thời luôn tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. Qua đó, nâng cao nhận thức của mỗi người trong việc cần phải giữ gìn hạnh phúc, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Bà Nguyễn Huỳnh Hưỡng, Phó trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Trần Văn Thời, cho biết, thực hiện đề án phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh, huyện đã triển khai rộng khắp đến toàn thể cán bộ, nhân dân trong huyện về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Xã Trần Hợi được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh, xã Khánh Bình Tây làm điểm chỉ đạo của huyện trong thực hiện đề án.

Phụ nữ huyện Trần Văn Thời tích cực tìm hiểu về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.Ảnh: Kiều Oanh

Với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, hằng năm, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện xây dựng kế hoạch triển khai đến các xã, thị trấn. Đặc biệt là công tác phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để ngăn chặn hiệu quả tình trạng bạo lực gia đình.

Huyện đã đăng cai tổ chức liên hoan tuyên truyền viên giỏi về phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời, xây dựng nhiều pa-nô, tranh cổ động, treo băng rôn, phát tờ rơi, tờ gấp có nội dung về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 2013 đến nay, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện xây dựng được 15 chuyên mục văn hoá - xã hội phát trên sóng Đài Truyền thanh huyện có nội dung về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, nhất là Hội LHPN các cấp trong huyện đã góp phần tích cực vào công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, chất lượng gia đình trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, các vụ bạo lực gia đình giảm.

Thông tin từ bà Phan Thu Hương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, Hội LHPN từ huyện đến cơ sở tổ chức tuyên truyền lồng ghép Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” ở các cuộc họp chi, tổ hội. Đồng thời, đến thời điểm này, hội xây dựng được 88 địa chỉ tin cậy để giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Ngoài ra, xây dựng nhiều câu lạc bộ như: phòng, chống bạo lực gia đình; nuôi dạy con tốt; phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái; giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều gia đình hạnh phúc, văn hoá tiêu biểu.

Năm 2017, toàn huyện Trần Văn Thời xảy ra 24 vụ bạo lực gia đình, so với cùng kỳ năm 2016 giảm 2 vụ. Trong đó, bạo lực tinh thần 8 vụ, bạo lực thân thể 11 vụ, bạo lực kinh tế 5 vụ, nạn nhân là trẻ em có đến 7 đối tượng.

Mặc dù số vụ bạo lực có giảm nhưng vẫn còn cao. Vì vậy, thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa, những thanh niên, trung niên có biểu hiệu chưa tốt vì đây là nhóm đối tượng tiềm ẩn nguy cơ bạo lực gia đình. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình và can thiệp các vụ bạo lực cần theo cách “mưa dầm thấm lâu”, không thể nóng vội. Cách vận động, hoà giải phải linh hoạt, mềm dẻo và có kỹ năng, bởi đây là lĩnh vực tế nhị, nếu không khéo léo sẽ không đạt hiệu quả.

Nạn nhân bị bạo lực gia đình cần mạnh dạn tố giác với các cơ quan chức năng để có sự can thiệp, ngăn chặn kịp thời. Gia đình không bạo lực là nền tảng xây dựng môi trường sống hạnh phúc. Chính môi trường sống hạnh phúc sẽ giúp các thành viên trong gia đình hoàn thiện về nhân cách, sức mạnh để học tập và làm việc./.

Anh Thư 

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.