ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 12:17:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng thư viện số:​ Xu thế phát triển văn hóa đọc thời đại 4.0

Báo Cà Mau

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã hình thành rất nhiều trang web, ứng dụng đọc sách trực tuyến nhằm mở ra những không gian đọc vô tận, giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta đang ở đâu hoặc bất kể lúc nào. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các thư viện truyền thống, song cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng thư viện số để đáp ứng xu thế phát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0.

Cán bộ Thư viện tỉnh thực hiện số hóa tài liệu địa chí.

THƯ VIỆN THIẾU SÁCH… ĐIỆN TỬ

Trên mạng xã hội Facebook, Thư viện tỉnh vừa qua đã đăng tải những quyển sách tiêu biểu của các nhà xuất bản về chủ đề Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoạt động này nhằm giới thiệu đến bạn đọc một trong chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của dân tộc; giúp người đọc hiểu, tự hào về quá trình đấu tranh anh dũng, sự hy sinh oanh liệt của quân, dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Lời giới thiệu hấp dẫn về những bản sách đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc trên mạng xã hội, trong số đó có người bình luận muốn tìm đọc sách điện tử, tuy nhiên nhu cầu này không được đáp ứng do thư viện chỉ có sách giấy.

Hiện nay, Thư viện tỉnh đang lưu giữ gần 10.000 tài liệu địa chí gồm: báo, tạp chí, sách, hình ảnh, âm thanh… về đề tài lịch sử địa phương. Ngoài ra, thường xuyên sưu tầm các bài viết về văn hóa, lịch sử trong tỉnh để phục vụ nhu cầu tìm kiếm kiến thức, hoạt động nghiên cứu của bạn đọc. Tuy nhiên, đến nay chỉ có khoảng 20 - 30% tài liệu địa chí được số hóa đưa lên trang web của Thư viện tỉnh. Trong số này, nhiều bản sách không được đưa toàn bộ nội dung lên web vì tránh vi phạm bản quyền. Điều này đồng nghĩa bạn đọc buộc phải đến thư viện để mượn, đọc sách giấy nếu có nhu cầu.

Bà Trịnh Thị Thanh Thùy - Phó Giám đốc Thư viện tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, việc chuyển đổi số thư viện chưa có nhiều khởi sắc do không được đầu tư trang thiết bị, nhất là phần mềm số hóa. Bên cạnh đó, điều kiện bảo quản tài liệu quý hiếm cũng chưa đáp ứng nên thư viện ưu tiên số hóa các tài liệu giấy có nguy cơ hư hỏng, quá trình phân hủy nhanh để kịp thời lưu trữ và phục vụ bạn đọc”. 

Bạn đọc tìm kiếm tài liệu tại phòng Thư viện điện tử của Thư viện tỉnh. Ảnh: H.T

HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI

Với mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động và sự cạnh tranh cho thư viện truyền thống trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, Thư viện tỉnh được từng bước nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kết nối mạng lưới hiện đại; đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, tiện ích thông minh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm hình thành thư viện điện tử, thư viện số.

Về phát triển dữ liệu số, Thư viện tỉnh ưu tiên số hóa tài liệu địa chí, tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; thư viện chuyên ngành chú trọng số hóa tài liệu nội sinh, quý hiếm, tài liệu tham khảo, tài liệu có nhu cầu sử dụng cao; thư viện lực lượng vũ trang sẽ số hóa tài liệu về quân sự, an ninh, các đề tài chiến tranh cách mạng…

Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối, liên thông nhằm chia sẻ, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trong tỉnh và cả nước; tiến tới hợp tác trong bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số. Đặc biệt, phát triển các ứng dụng đọc trên thiết bị di động thông minh để  giới thiệu đến bạn đọc các tài nguyên thông tin mới, hỗ trợ tra cứu tài nguyên thông tin, mượn/trả, gia hạn tài nguyên thông tin, sao chụp từ xa…

Trước thực trạng và xu thế phát triển văn hóa đọc, việc đầu tư cho mạng lưới thư viện hiện đại là vô cùng cần thiết và cấp thiết để hệ thống thư viện trong tỉnh đủ sức cạnh tranh, góp phần nâng cao dân trí và xây dựng xã hội học tập.

HỮU THỌ

Người “giữ hồn” nghệ thuật Nhạc trống lớn

Ông Hữu Văn Kel, Đội trưởng Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô (xã Hồ Thị Kỷ) vinh dự là 1 trong 15 cá nhân của tỉnh Cà Mau vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV-2025, thuộc loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc trống lớn của người Khmer”. 

Quảng bá hình ảnh quê hương

Sinh ra và lớn lên ở TP Hải Dương, năm 1996, anh Nguyễn Hiệp (Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1979, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) vào Nam lập nghiệp. Ngoài công việc chính là kinh doanh hàng ăn tại Phường 1 - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng, những lúc rảnh rỗi anh tìm đến nhiếp ảnh như cách để xả stress.

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.