ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 00:01:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xoá sổ sim rác

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có động thái quyết liệt nhằm xoá sổ sim rác, tin nhắn rác. Thế nhưng, lợi dụng sơ hở của nhà mạng, kẻ xấu vẫn len lỏi dùng sim không chính chủ (còn gọi là sim rác) để thực hiện hành vi lừa đảo, hay tổ chức đòi nợ thuê… Ðã có rất nhiều nạn nhân của những vụ việc như thế. Ðể chấm dứt tình trạng trên, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn yêu cầu các nhà mạng dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác và hưởng ứng Chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Ngoài đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu quốc gia, đây còn là chiến dịch loại bỏ sim rác, lấy lại cuộc sống bình yên cho người dân trên không gian mạng.

Bài 1: Bi hài chuyện xài sim không chính chủ

Việc dùng sim không chính chủ hay sim rác dẫn đến những tình huống khó xử cho cả người bán lẫn người mua. Thực tế đã xảy ra cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau do người mua không xuất trình giấy tờ tuỳ thân, không hợp thức hoá với chứng minh Nhân dân, căn cước công dân; còn người bán thì thờ ơ, chỉ cần bán được sim là được.

Thót tim vì sim đang dùng bị khoá

Theo quy định của Cục Viễn thông, từ ngày 31/3/2023, các nhà mạng phải dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác. Các sim có thông tin không trùng khớp với thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khoá một chiều. Sau đó sẽ khoá thông tin hai chiều với những thuê bao này và sau 2 tháng sẽ chấm dứt hợp đồng nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hoá thông tin cá nhân theo quy định.

Trung tâm Vinaphone hỗ trợ từ 1,8-2 ngàn khách hàng/ngày đến chuẩn hoá thông tin cho thuê bao di động. Ảnh: LÊ TUẤN

Tại thời điểm này, nhiều người dùng sim đã bắt đầu đối mặt với việc bị khoá sim khá bất ngờ. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý chần chừ đăng ký và chủ quan rằng, nếu đóng tiền đầy đủ thì không ai dám khoá sim của mình.

Chị Trịnh Bích Trâm, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Tôi cũng có nghe thông tin nhưng thời gian đi làm trùng giờ hành chính và bận con cái nên không nhớ đi đăng ký. Hôm nọ sim bị khoá thật, khi liên hệ với nhà mạng mới rõ là thuê bao của tôi mua lại từ một người quen, giờ người ta đăng ký số điện thoại khác, nhà mạng phải huỷ sim này của tôi, do nhiều lần gọi nhắc nhưng tôi chủ quan nghĩ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Bây giờ, tôi đã đăng ký xong rồi, thủ tục rất nhanh gọn”.

Bên cạnh đó, một số người dùng khác là thanh thiếu niên được cha mẹ mua sẵn điện thoại và sim dùng cho tiện liên lạc cũng hoang mang vì liên tục nhận cuộc gọi thông báo phải đăng ký sim. Mãi đến khi hỏi lại phụ huynh mới hiểu rõ vấn đề. Em Trần Trí Thành, lớp 11, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Em có nhận tin nhắn yêu cầu đi đăng ký. Sau đó có những cuộc gọi từ tổng đài nhưng em cảnh giác vì nhiều chiêu trò lừa đảo. Nhưng bị gọi nhiều quá, em nói lại với cha mẹ thì mới biết là tổng đài gọi thật. Cha mẹ cũng đưa em đến nơi đăng ký sim cho an tâm”.

Một trong số những đối tượng ngại đi đăng ký nhất là người lớn tuổi, vì không rõ thủ tục. Bà Ðỗ Kim Thanh, Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết: “Nghe người ta gọi thì nghĩ chỉ nói vậy, chứ mình vẫn dùng sim bình thường, đâu quỵt tiền hay làm ăn phi pháp gì đâu mà khoá sim? Cách đây mấy ngày tôi có gọi cho con gái, nhưng gọi hoài không được. Tôi tưởng điện thoại bị hư. Tới chừng cháu nội qua thăm nhờ coi giùm. Nó gọi lên tổng đài mới biết sim này mua lại từ một chủ đăng ký sim khác nên bị tạm khoá. Nó chở tôi lên chỗ đăng ký để làm sim chính chủ thì thủ tục cũng nhanh, đưa căn cước công dân rồi mấy cô hướng dẫn điền thông tin, không có gì khó khăn”.

Mỗi khách hàng chỉ mất từ 3-5 phút để hợp thức hoá thông tin thuê bao di động của chính mình. Ảnh: LÊ TUẤN

Cãi nhau vì ngỡ lừa đảo

Không chỉ người dùng chậm trễ việc đăng ký sim chính chủ phải đối mặt với rắc rối, mà chính người bán sim điện thoại không chính chủ (sim rác) cũng phải đối mặt với những tình huống khó đỡ.

Phóng viên đã chứng kiến cuộc trao đổi điện thoại của anh N.T.P, nhân viên bán sim với khách hàng bị khoá sim từ nhà mạng. Phía đầu dây bên kia mua sim của anh T.P chỉ 250 ngàn đồng, nhưng sau đó không dùng được. Ngay lập tức, người này cho rằng mình đã bị lừa đảo và gọi ngược cho người bán sim để chất vấn. Phía anh T.P cũng có thành ý thu hồi sim và bồi thường tiền cho người mua sim, nhưng đối phương vẫn liên tục mắng chửi bằng những lời lẽ gay gắt nhất. Cả hai phía cự cãi khá kịch liệt với cái lý của riêng mình.

Anh T.P cho biết, mình chỉ bán hàng từ công ty nên trục trặc sim và hiểu lầm không đáng có. Tuy nhiên, các sim không dùng được do bị nhà mạng khoá đều được công ty thu hồi, nhưng nhiều người dùng vẫn tâm lý là bị lừa đảo, dù đã lấy lại tiền và không bị thiệt hại gì.

Mặc dù từ cuối năm 2021 đến nay đã có trên 1 triệu sim không chính chủ đến đăng ký lại thông tin, nhưng sim rác vẫn xuất hiện trên thị trường và người sử dụng dễ dàng mua những thẻ sim như vậy. Không giấy tờ tuỳ thân, nhưng người mua vẫn có thể dễ dàng mua sim đã kích hoạt sẵn tại những đại lý bán sim thẻ. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, với sự quyết liệt của các nhà mạng, các sim rác bắt đầu bị khoá, nhằm chấm dứt tình trạng thuê bao không chính chủ theo quy định đề ra./.

 

Lam Khánh - Kim Cương

Bài 2: NHÀ MẠNG SẼ MẠNH TAY

 

Tìm sim đẹp tại kho sim uy tínMua sim số đẹp tại muasim.vn

Làm khách ở quê mình

Xa nhà cũng là một thử thách. Cuộc sống xa nhà dạy ta nhiều thứ. Tôi từng nhiều bận rời xa, nhưng đó chỉ là khoảng thời gian ngắn rời đi học tập, xong lại quay về để lớn, để trưởng thành. Lần này thật sự là chuyến rời quê để xây dựng tổ ấm, sự nghiệp cho riêng mình.

Gió lộng xứ Ðầm

Gió rộn cuối năm. Ðường về xứ Ðầm giờ đã thông thoáng, nhiều lựa chọn chớ không như cách đây chục năm, kiểu gì kiểu cũng phải cách trở một chuyến phà vượt sông...

Hương xưa xóm Mũi

Dòng người về Mũi Cà Mau, chiêm ngưỡng chóp đất thiêng liêng ở địa đầu cực Nam Tổ quốc, hẳn nhiên còn muốn biết nhiều hơn về vùng đất, con người xứ sở kỳ diệu này. Bởi ở đây đâu chỉ có đước, mắm, sông biển, phù sa mới "biết đi", nguồn thuỷ hải sản đặc trưng dồi dào... mà còn có lớp lớp con người với tính cách phóng khoáng, nghĩa nhân, can trường và đầy ắp những ước mơ, hoài bão để khai khẩn, gìn giữ, gầy dựng một vùng đất riêng có, duy nhất cả về vị trí địa lý và bản sắc văn hoá.

Thị trấn mang tên một dòng sông

Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài cuối: Cần giải pháp căn cơ

Sản phẩm OCOP và các dự án khởi nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nhằm hướng đến việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, tỉnh đã xác định nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hỗ trợ chủ thể OCOP từ việc hình thành, nâng hạng sản phẩm đến tiếp cận thị trường.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo

Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà tỉnh quan tâm hàng đầu và chỉ đạo sát sao trong những năm qua. Bằng những quyết sách thiết thực, sự huy động sức mạnh tổng hợp từ Mặt trận, đoàn thể, các cấp, các ngành, địa phương; bằng những giải pháp sinh kế hỗ trợ đúng, trúng, kịp thời, đã cơ bản giải được bài toán thoát nghèo và câu chuyện tái nghèo.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo - Bài cuối: Tăng cường phối hợp, ngăn chặn tái nghèo

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước; theo đó, tỉnh chỉ đạo kỳ quyết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài 2: Nhiều khó khăn của chủ thể

OCOP và khởi nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và mỗi câu chuyện sản phẩm lại mang đến nhiều suy ngẫm cho cơ quan quản lý hỗ trợ vượt khó.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức

Thời gian qua, các ngành, các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ khởi nghiệp gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển sản phẩm OCOP và khởi nghiệp.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.