Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển là đơn vị quản lý cánh rừng với diện tích gần 10.000 ha, chắn hơn 40 km bờ biển. Cánh rừng này đã và đang chịu nhiều tác động trước biến đổi khí hậu.
Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển là đơn vị quản lý cánh rừng với diện tích gần 10.000 ha, chắn hơn 40 km bờ biển. Cánh rừng này đã và đang chịu nhiều tác động trước biến đổi khí hậu.
Anh Huỳnh Thành Danh, Ðội phó Ðội Tuần tra, Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng, cho hay, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Có 5 khu vực tái định cư nằm dọc theo các tuyến rừng với trên 500 hộ dân đang sinh sống. Nguồn thu nhập chính của họ là khai thác con giống cá kèo, cua trên các tuyến sông, rạch và ven biển.
Rừng phòng hộ xung yếu ven biển được xem là “lá chắn” có tác dụng làm chậm tốc độ dòng chảy, tăng nhanh sự bồi lắng phù sa, nâng dần mặt đất ven biển và giảm áp lực của sóng biển khi tiến vào bờ, ngăn ngừa nguy cơ xói lở và bảo vệ đất… Tuy nhiên, theo anh Danh, những năm qua, đất rừng phòng hộ xung yếu nơi đây bị sóng biển tàn phá dữ dội, sạt lở sâu vào đất liền mỗi năm gần 30 m, dọc theo biển Ðông dài 40 km. Nhiều cán bộ, nhân viên các tiểu khu phải bỏ trụ sở dời đi nơi khác. 10 năm qua, sóng biển đã cướp đi gần 1.000 ha đất rừng phòng hộ rất xung yếu. Và không biết vài năm nữa đất rừng nơi đây còn được bao nhiêu, đời sống người dân dưới tán rừng phòng hộ sẽ như thế nào./.
Hàng chục héc-ta cây rừng phòng hộ xung yếu ven biển từng phút, từng giờ bị sóng biển cuốn trôi. |
Những mảng rừng phòng hộ rất xung yếu hơn 15 năm tuổi có nguy cơ biến mất trong thời gian không xa. |
Đất và cây rừng phòng hộ rất xung yếu không thể chống chịu nổi trước sự tàn phá của sóng biển. |
Tương lai những hộ dân được giao khoán đất rừng ra sao khi rừng không còn? |
Trạm Kiểm lâm Tiểu khu 125, rừng phòng hộ Kiến Vàng phải di dời trụ sở đi nơi khác vì sóng biển tàn phá đến chân tường. |
Toàn cảnh cửa biển Kiến Vàng. |
Thanh Quang thực hiện