ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 19:29:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xúc tiến thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Ðề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2015, tầm nhìn đến năm 2030” (Ðề án 06), hơn 10 tháng qua, công tác chỉ đạo, triển khai Ðề án 06 đã được UBND tỉnh, Tổ công tác triển khai Ðề án 06 tỉnh triển khai quyết liệt.

Đến nay, đã thành lập 1 tổ công tác cấp tỉnh, 1 tổ công tác của Công an tỉnh, 9 tổ công tác cấp huyện, 101 tổ công tác cấp xã, 883 tổ công tác ấp, khóm.

Cà Mau đã hoàn thành triển khai thử nghiệm thành công 3/3 dịch vụ kết nối chia sẻ, bao gồm xác nhận số định danh cá nhân và chứng minh Nhân dân; xác thực thông tin hộ gia đình; tra cứu thông tin công dân. Ðến nay, tỉnh đã cung cấp được 22/25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Ðề án số 06. Trong đó, Công an tỉnh đã triển khai 11/11 TTHC thuộc dịch vụ công thiết yếu của Bộ Công an. Các sở, ngành đã cơ bản hoàn thành triển khai 11/14 dịch vụ công thuộc dịch vụ công thiết yếu trên môi trường điện tử, còn lại 3 thủ tục đang chờ bộ, ngành Trung ương triển khai (đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xoá đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí; cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe của Bộ Giao thông vận tải).

Ðại tá Hồ Việt Triều, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: “Từ khi triển khai chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) đến ngày 20/10/2022, Công an tỉnh đã thu nhận 995.499 hồ sơ cấp CCCD/1.216.330 người đủ tuổi (đạt 81,84%); đã nhận từ Bộ Công an 934.298 thẻ CCCD, trong đó chuyển trả 931.495 thẻ (đạt 99,70%) đến người dân sử dụng; thu nhận hồ sơ cấp định danh điện tử 179.522 tài khoản/1.240.537 chỉ tiêu Bộ Công an giao, đạt 14,47%. Luỹ kế đến ngày 30/10/2022, Công an tỉnh đã thu nhận 1.002.098 hồ sơ cấp CCCD/1.216.330 người đủ tuổi (đạt 82,39%); đã nhận từ Bộ Công an 939.420 thẻ CCCD, chuyển trả 937.956 thẻ (đạt 99,84%) đến người dân sử dụng; thu nhận hồ sơ cấp định danh điện tử 183.528 tài khoản/1.240.537 chỉ tiêu Bộ Công an giao, đạt 14,79%”.

Công an xã Khánh An, huyện U Minh, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân trên địa bàn về cấp CCCD cho người đủ tuổi gắn với tài khoản định danh điện tử.

Ngoài ra, đã thu thập 1.445.586 phiếu thu thập thông tin dân cư (DC01); hàng ngày, lực lượng công an cấp xã thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC, cho biết đơn vị đã đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông cấp 3 server để vận hành, kết nối các ứng dụng nhận dạng và đọc mã QR trên thẻ CCCD, phục vụ chia sẻ, tích hợp vào các phân hệ có liên quan đến giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa. Từ ngày 1/10/2022, Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đã vận hành, kết nối các ứng dụng nhận dạng và đọc mã QR trên thẻ CCCD, phục vụ chia sẻ, tích hợp vào các phân hệ có liên quan đến giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa, rút ngắn quá trình giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa, đẩy mạnh việc thực hiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi số thông qua nền tảng dữ liệu dân cư và các thiết bị vật lý thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số của Ðề án 06. Trong đó, tập trung phục vụ mục tiêu số hoá, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm hoàn thành mục tiêu số hoá TTHC năm 2022.

"Theo đó, đơn vị đang hoàn thiện để sớm đưa vào sử dụng một số tiện ích để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công, công nghệ số, như tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ sử dụng mã QR; hoàn thiện giải pháp kỹ thuật về ứng dụng dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối ứng dụng các tính năng thông minh để giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tiếp nhận hồ sơ TTHC. Ðã hoàn thành triển khai thực hiện công khai THHC bằng hình thức điện tử dưới dạng mã QR. Ðến nay, đã có 111 bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện công khai TTHC bằng hình thức điện tử dưới dạng mã QR", ông Hồ Chí Linh cho biết thêm.

Ông Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế, thông tin: “Hiện sở đã cập nhật lên Phần mềm tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Bộ Y tế trên 2.439.000 mũi tiêm, còn 319.431 dữ liệu công dân sai chưa cập nhật lên phần mềm. Nguyên nhân là do một số người dân khai sai thông tin, vẫn còn trường hợp trùng thông tin số điện thoại, số CCCD do sử dụng tiêm cho nhiều người trong gia đình. Dữ liệu tiêm chủng giữa ứng dụng Quản lý tiêm chủng (VNPT) và Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 có sự chênh lệch”.

Ðịnh hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật của Hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia và Hệ thống thông tin Dịch vụ công và Một cửa điện tử tỉnh, đảm bảo điều kiện kết nối Hệ thống thông tin Dịch vụ công và Một cửa điện tử tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định. Thực hiện số hoá và tái sử dụng kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết TTHC. Tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu của các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông tin giám sát thông minh tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận một cửa với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

“Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cấp CCCD cho 100% công dân đủ tuổi gắn với cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân; tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu, tham gia đăng ký định danh điện tử và xác thực trên ứng dụng VNeID khi công dân có nhu cầu trong năm 2022 và những năm tiếp theo”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh./.

 

Kim Cương

 

Cần đầu tư đồng bộ cho trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã

Cùng với việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) cấp xã chính thức đi vào hoạt động. Ðây là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, nhiều trung tâm vẫn còn đang gặp khó khăn.

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).