ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 23:43:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Yêu lắm áo dài ơi!

Báo Cà Mau (CMO) Tôi may mắn có thời gian lưu lại TP. Hồ Chí Minh trong những ngày tháng 3/2018. Lúc nào ở thành phố này cũng luôn nhộn nhịp, hối hả, ai cũng tất bật theo nhịp sống của một trung tâm kinh tế năng động nhất nước. Nhưng tháng Ba năm nay, ngoài những điều vốn có, Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh còn có một điểm nổi bật nữa là tháng Áo dài Việt Nam.

Tôi được biết lãnh đạo TP Hồ Chí Minh có ý tưởng làm đẹp cho thành phố, tạo dấu ấn cho du khách cũng như nhắc nhở cư dân của mình về việc giữ gìn, tôn vinh giá trị văn hoá nói chung và trang phục truyền thống nói riêng. Áo dài Việt Nam cũng được xem là tinh hoa văn hoá, là vẻ đẹp riêng có trong trang phục của Việt Nam. Ban đầu chỉ có nữ cán bộ, viên chức hưởng ứng việc mặc áo dài trong công sở, trường học, nhưng thật ngạc nhiên khi thành viên các tổ chức hội, đoàn thể, chị em tiểu thương, người nội trợ… cũng hưởng ứng rất nhiệt tình, tạo thành phong trào rộng khắp và rất sôi nổi, hào hứng.

Minh hoạ: M TẤN

Vào chợ Bến Thành những ngày cuối tháng Ba, tận mắt nhìn những tà áo thướt tha với đủ sắc màu, kiểu cách thiết kế…, tôi hỏi một chị bán trái cây trang phục áo dài có vướng víu gì không? Chị vừa cười vừa trả lời: “Không có. Thoải mái lắm! Chị nhìn đi, ai cũng mặc, tụi tui thích lắm, ngày nào cũng mặc áo mới hết”. Chị bán bánh mứt gần đó cũng góp lời thêm: “Khi mặc áo dài, chị em đi đứng khoan thai, nói chuyện cũng nhỏ nhẹ hơn. Không biết có phải chiếc áo này làm cho mọi người gần nhau hơn hay không mà tình trạng cãi vã trong chợ gần như không xảy ra…”.

Đến các gian hàng thời trang, thật mãn nhãn với vô số mẫu mã áo dài, những cô bán hàng còn rất trẻ diện những chiếc áo dài cách tân thật dễ thương. Các cô khoe: “Khách Tây mà ghé mắt vô hàng của em nhất định phải mua, không phải một mà là rất nhiều”. Tôi hỏi: "Em tiếp thị thế nào mà đắt hàng quá vậy?". "Họ nhìn em mặc, họ thích, thế là mua. Em nói tiếng Anh rất thạo nên sẵn đó giới thiệu luôn về chiếc áo dài Việt Nam, họ mê quá trời luôn".

Vào những ngày cuối tuần, áo dài xuất hiện khắp nơi, nhất là các khu vui chơi, phố đi bộ… Hình như mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn khi mặc áo dài. Đây là dịp để chị em thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm qua đường nét, màu sắc, hoa văn làm toát lên nét quyến rũ, kiêu sa. Có lẽ đây là “ngôn ngữ” của chiếc áo dài truyền thống mà ai mặc vào cũng “cảm” được điều đó.

Tháng Ba Sài Gòn cũng diễn ra nhiều sự kiện thời trang và các nhà thiết kế ưu tiên “đầu tư”cho chiếc áo để tạo điểm nhấn. Không chỉ áo dài cho phụ nữ mà cả nam giới cũng rất quý phái, sang trọng trong chiếc áo dài được thiết kế cho phái mạnh. Thật duyên dáng trên sàn diễn bởi “áo dài đôi” còn mang thông điệp ca ngợi tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Nói sao cho hết ý nghĩa tà áo dài Việt Nam, kể sao cho hết những giá trị văn hoá, lịch sử mà trang phục này đã đồng hành cùng dân tộc ta suốt nhiều thế kỷ qua. Cảm ơn những người đã làm cho thành phố Sài Gòn ngày thêm lộng lẫy bằng vẻ đẹp truyền thống chiếc áo dài Việt Nam.

Ở Cà Mau, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, thời kỳ kinh tế vô cùng khó khăn, vậy mà trường PTTH Hồ Thị Kỷ đã đồng phục cho nữ sinh bằng chiếc áo dài trắng tinh khôi, tạo được tiếng vang một thời và người khởi xướng và bảo vệ ý tưởng này là cô hiệu trưởng, nhà giáo Đàm Thị Ngọc Thơ.

Tháng Ba đi qua nhưng hình ảnh tha thướt của chiếc áo dài khắp phố phường Sài Gòn vẫn đọng lại trong tôi và tôi cũng ước ao Cà Mau quê tôi sẽ có những tháng, những ngày mà tất cả phụ nữ đều mặc áo dài. Lúc đó nơi thành phố thân yêu cuối trời Tổ quốc sẽ lấp lánh sắc màu, người người sẽ rạng rỡ hơn bởi những nụ cười hạnh phúc. Yêu lắm áo dài ơi!

Lê Ngọc 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).