ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:43:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Ðâu khó, có… Ba Bay”

Báo Cà Mau Tin chiến thắng loan đi rất nhanh làm nức lòng mọi người: Bứt rút Phân Chi khu Cái Nước. Xã Tân Hưng Ðông hoàn toàn được giải phóng. Người dân các nơi kéo đến rất đông để xem mặt Ba Bay, Bí thư Xã uỷ Tân Hưng Ðông, người chỉ huy trận đánh.

Tin chiến thắng loan đi rất nhanh làm nức lòng mọi người: Bứt rút Phân Chi khu Cái Nước. Xã Tân Hưng Ðông hoàn toàn được giải phóng. Người dân các nơi kéo đến rất đông để xem mặt Ba Bay, Bí thư Xã uỷ Tân Hưng Ðông, người chỉ huy trận đánh.

Lúc này, sau khi lấy được hơn 65.000 viên đạn các loại, trong đó có nhiều đầu đạn pháo, cối lép hoặc chưa nổ và nhiều súng ống, quân trang quân dụng trong đồn giặc, Ba Bay đang cùng nhiều người lặn ngụp dưới sông khu vực đồn để mò đạn.

Anh hùng LLVT Nhân dân Phạm Thị Bay thời kháng chiến.    Ảnh chụp lại

- Ðâu, Ba Bay đâu, cho coi mặt với! - đám đông trên bờ sốt sắng.

Mọi người lôi Ba Bay từ dưới nước lên, quần áo, đầu cổ ướt loi ngoi, miệng còn “mọc râu” vì đóng sình. Ðám đông ồ lên:

- Trời ơi, nghe tên Ba Bay chỉ huy đánh đồn, tưởng nam, ai ngờ là phụ nữ. Nhỏ con có chút xíu vậy mà giỏi quá trời!

***

Phân Chi khu Cái Nước là cứ điểm lợi hại, địch dùng làm bàn đạp đánh vào vùng căn cứ kháng chiến. Sau khi được lệnh từ Tỉnh uỷ: đánh bình định góp phần giải phóng nông thôn, tiến tới bẻ gãy kế hoạch bình định của giặc, Ba Bay bàn bạc trong Xã uỷ và hạ quyết tâm giải phóng Phân Chi khu Cái Nước càng sớm càng tốt.

 Nhưng đánh bằng cách nào? Cứ điểm của địch có cả tiểu đoàn, súng đạn hằng hà sa số, còn phía xã chỉ có chục cây súng, đạn dược ít ỏi, trong khi Tỉnh uỷ có chủ trương các xã phải tự lực giải phóng. Sau cuộc họp về, Ba Bay không ăn không ngủ, đầu óc cứ luẩn quẩn nghĩ cách đánh đồn. Việc quan trọng trước nhất là làm sao có được đạn dược. Chỉ còn cách đi sưu tầm thì mới có đạn. Nhưng đạn nằm rải rác trong mênh mông hoang địa, phải đi tìm, đi đào xới, thậm chí phải đi mò dưới sông, dưới ao ở những nơi đã xảy ra trận đánh. Biết kiếm được bao nhiêu và có đủ để đánh đồn? Liệu anh em có ủng hộ mình phương án đi sưu tầm đạn không? Ba Bay không sợ gian khổ, chỉ sợ mới chân ướt chân ráo về đây, uy tín mình chưa đủ để kêu gọi anh em, để khơi dậy phong trào.

Suy tính nát nước, chợt một ý nghĩ loé lên trong đầu Ba Bay: Bác Hồ! Phải. Bác Hồ! Bác Hồ luôn là hình ảnh thiêng liêng nhất trong lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Còn nhớ năm 1969, khi hay tin Bác mất, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ xã Hưng Mỹ khóc như mưa. Ðảng bộ và Nhân dân Hưng Mỹ tổ chức lập bàn thờ tang Bác trước khi có chủ trương. Cả Ðảng bộ đều mang tang Bác trên vai gần tháng trời. Bác mất để lại Di chúc thiêng liêng, trong đó có bày tỏ nỗi khát khao giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Phải rồi, giải phóng Phân Chi khu Cái Nước cũng là giải phóng quê hương, góp phần giải phóng miền Nam như tâm nguyện của Bác. Di chúc Bác sẽ giúp cho cán bộ, chiến sĩ có thêm niềm tin, sức mạnh vượt qua muôn ngàn gian khổ chiến thắng kẻ thù.

Thế là một cuộc đại hội Ðảng được tổ chức. Hội trường chỉ là gian nhà lá cột gỗ đơn sơ. Ấn tượng đặc biệt là có một bàn thờ Bác được đặt thật trang trọng bên trên. Trên bàn thờ còn có một quyển sổ và cây viết.

Giọng Ba Bay run run đầy xúc động đọc lại Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Vừa đọc, Ba Bay vừa cắt nghĩa những điều Di chúc nói. Nhất là nguyện vọng tha thiết giải phóng miền Nam của Bác…

Và rồi, quyết tâm giải phóng Chi khu Cái Nước được cả hội trường hưởng ứng sôi nổi. 

Giọng Ba Bay đầy xúc động:

- Thưa các đồng chí, có một điều đặc biệt ở đại hội này là có khai mạc nhưng không bế mạc ngay. Bàn thờ Bác vẫn để nguyên, băng cờ vẫn để nguyên. Chúng ta hứa với nhau, dù có hy sinh đến giọt máu cuối cùng cũng phải quyết tâm giải phóng cho được Phân Chi khu Cái Nước rồi về báo công với Bác và làm lễ bế mạc đại hội. Các đồng chí thấy sao?

Cả hội trường hưởng ứng rầm rộ. Lần lượt hơn 50 đảng viên, ai cũng lên ghi lời thề tâm huyết của mình vào “quyển sổ vàng” và đăng ký số lượng đạn sẽ sưu tầm.

Quay sang bàn thờ Bác, Ba Bay bùi ngùi:

- Thưa Bác! Chúng con hứa với Bác, khi giải phóng cứ điểm Cái Nước xong, chúng con sẽ xây dựng Phủ thờ Bác. Và xây dựng ngay trên nền bót giặc. Chúng con từng ao ước nước nhà độc lập sẽ rước Bác vào Nam để chúng con được gặp Bác, để thoả lòng mong nhớ. Nhưng giờ Bác đã ra đi. Chúng con chưa có điều kiện ra thủ đô viếng Bác. Chúng con xây dựng Phủ thờ Bác là để bày tỏ lòng biết ơn và để có nơi trang nghiêm cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ quê hương con đến thắp hương viếng Bác. Xin Bác hãy tiếp thêm sức mạnh để chúng con đánh thắng giặc thù và để hoàn thành tâm nguyện này!

Tiếp sau đó là đại hội của các đoàn thể, lực lượng vũ trang, cũng với nội dung trên và được sự hưởng ứng sôi nổi.

Sau đại hội, Ba Bay bắt tay ngay vào việc tìm đạn. Ba Bay nghĩ, mình làm trước có kết quả, anh em sẽ hăng hái làm theo. Ba Bay cùng Ba Hía, má Tám, Tư Vân… cả thảy 7 người bơi xuồng đến đồn Rọc Kỳ Ðà giải phóng trước đó để mò đạn. Ba Bay dặn chị em: “Mình chỉ nói là đi nhổ bồn bồn, đừng nói đi mò đạn. Lỡ về không có thì quê lắm”. Hôm đó trời mưa tầm tã, ai cũng môi miệng tái mét, vừa đói vừa run, nhưng có đạn bắt ham, cứ động viên nhau ráng mò. Tới chiều tối, chị em chở về đầy xuồng be mười đạn trước sự ngạc nhiên của mọi người. Vậy là tạo được khí thế cho phong trào tìm đạn trong anh em.

Mấy hôm sau, một số nhóm báo về có phát hiện đầu đạn 105 ly nhưng không dám lấy vì sợ nổ. Ba Bay nghĩ, có được đầu đạn 105 ly sẽ cải tiến pháo kích vào đồn địch. Trong lúc phải lần dò kiếm từng viên đạn mà giờ phát hiện được “khối thuốc nổ” đến vài chục ký, có sức công phá lớn nếu không lấy thì tiếc lắm, nó còn ảnh hưởng đến thắng bại của trận đánh. Nhưng lấy lơ mơ bị nổ là nát thịt tan xương. Ðây đó thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ nổ đầu đạn thương tâm. Vận dụng kiến thức quân sự được tập huấn, Ba Bay quyết “một phen làm liều”.

Ba Bay nói với đồng chí Chấn, bảo vệ cơ quan:

- Hai chị em mình đi lấy đầu đạn 105 ly. Tới chỗ, em đứng đằng xa, để một mình chế lấy. Nếu có nổ thì chỉ một mình chế hy sinh...

Và rồi Ba Bay lấy được đầu đạn về an toàn, khích lệ anh em hăng say đi tìm đạn.

Cứ thế, hễ nơi đâu, hay việc gì khó khăn, bao giờ Ba Bay cũng tình nguyện đi đầu. Từ chỗ xông xáo không ngại gian khổ hy sinh mà Ba Bay như linh hồn của đồng chí, đồng đội. Ba Bay tạo niềm tin và sức mạnh cho anh chị em. Mọi người nói vui: "Ở đâu khó là ở đó có Ba Bay".

Song song với việc tìm đạn, các điều kiện phục vụ chiến đấu khác cũng được tiến hành rôm rả. Gay một việc là nắm tình hình địch chưa được. Ðồng chí Tư Kháng, phụ trách quân sự, 3 lần mò ra nắm tình hình đều đụng địch. Không nắm được tình hình địch thì không thể đánh được. Thế là Ba Bay xung phong đi hợp pháp.

Biết nhà bà Chệt Thầy hốt thuốc Bắc ở giữa khu đồn, đang lúc Ba Bay mò đạn bị cảm nhẹ, nên đóng vai người bệnh nhờ bà má Tám và ông Bảy (gia đình liệt sĩ) chở đi bắt mạch, hốt thuốc. Nhờ mưu mẹo vượt qua đồn giặc giữa đường, Ba Bay đến được nhà bà Chệt Thầy. Ba Bay giả vờ xin ra phía sau đi tiểu và quan sát biết được nơi này có 1 đồn tứ giác, 2 đồn tam giác, 9 lô cốt, 9 lớp chì gai bảo vệ. Sau khi hỏi thăm tình hình lính đồn và nắm được nguyện vọng dân khu vực gần đồn, Ba Bay về bí mật tổ chức di dời dân và cho đào công sự chuẩn bị trận đánh.

Sau 16 ngày đêm bao vây, quân và dân xã Tân Hưng Ðông giải phóng hoàn toàn Phân Chi khu Cái Nước. Ðảng bộ xã báo công với Bác và bế mạc đại hội trong niềm hân hoan, vui sướng tột cùng của mọi người. Ba Bay thực hiện lời hứa với Bác xây dựng phủ thờ. Kinh phí xây làm phủ thờ phần lớn do Nhân dân đóng góp. Ngày khánh thành là một ngày hội lớn chưa từng có, ai cũng muốn được có mặt, được thắp nén nhang bày tỏ tấm lòng với Bác trong niềm vui sướng mà nước mắt dâng trào.

Vậy là ở nơi tận cùng đất nước lại có thêm một công trình để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của đồng bào miền Nam với Bác.

***

Ba Bay lãnh đạo quân, dân xã Hưng Mỹ giải phóng 9 đồn giặc và lãnh đạo quân, dân xã Tân Hưng Ðông giải phóng Phân Chi khu Cái Nước, tiếng tăm vang dội. Nhiều người nghe, hình dung chắc đây là con người “dữ dội” lắm. Nhưng khi gặp mới té ngửa, người thì nhỏ xíu, nói năng lại từ tốn, mặt mũi hiền khô.

Ngay cả đồng chí Mười Việt, Phó Bí thư Xã uỷ Tân Hưng Ðông còn lầm. Lúc Huyện uỷ Cái Nước phân công Ba Bay về Tân Hưng Ðông làm Bí thư, đồng chí Hoằng về làm Phó Bí thư. Không bao lâu, đồng chí Hoằng có lệnh rút đi. Mười Việt than thở với mọi người: “Trời ơi, Phân Chi khu Cái Nước lớn quá, phải chi rút Ba Bay đi để đồng chí Hoằng lại cũng đỡ. Liệu bà bí thư nhỏ xíu con này có làm nổi không”. Sau thắng trận, Mười Việt chân tình bảo: “Ba Bay ơi, tao xin nhận khuyết điểm với mày. Trước đây tao đánh giá thấp mày, ai ngờ mày giỏi thiệt!”.

Anh hùng LLVT Nhân dân Phạm Thị Bay với niềm vui bên các cháu.     Ảnh: TRANG THĂM

Nhiều người kể, Ba Bay không chỉ gan mà còn “lì”. Hồi còn làm Bí thư xã Hưng Mỹ, bộ đội Ð10 về xã đóng quân. Lúc đó hết lương thực, suốt mấy ngày trời phải ăn cháo và nấu cá với bồn bồn, chuối trái ăn thay cơm. Trên có lệnh xã tạm xuất 1.000 giạ lúa chà cho bộ đội ăn. Phó Ban Tài chính huyện lúc đó đang công tác ở xã không chịu ký giấy, bảo chưa có ý kiến của huyện. Bấy giờ giặc đánh đứt đường xuống huyện nên không đi xin ý kiến được. Ba Bay bảo, không ký cũng xuất. Người này bảo, xuất là bị bỏ tù. Ba Bay bảo: “Ở tù mà có gạo cho bộ đội ăn no đánh giặc giải phóng quê hương, tôi cũng chấp nhận”. Và Ba Bay xuất thật. Lần đó Ba Bay không bị đi tù mà bị kiểm điểm cách chức. Nhưng sau trên hiểu và phục hồi chức lại cho Ba Bay.

Có người bảo, là nữ mà ham đánh đá quá nên “ế chồng”. Ba Bay chẳng thèm thanh minh. Nhưng những người công tác chung với Ba Bay đều biết, Ba Bay có tới 3 người hỏi hôn. Chưa kể vài anh bộ đội thầm thương trộm nhớ. Ai cầu hôn Ba Bay cũng trả lời: “Nếu có thương tôi thì đợi tới nước nhà độc lập…”.

Hỏi Ba Bay sao lại từ chối hạnh phúc riêng tư, nhiều người vẫn vừa công tác, vừa lập gia đình? Ba Bay bảo:

- Lúc đó trách nhiệm của mình nặng nề lắm. Không có thời gian dành cho chuyện riêng tư. Mà chị em mình khi có gia đình, có con cái rồi bỏ công tác nhiều lắm. Mình sợ không vượt qua nổi hoàn cảnh...

Khi đất nước hoà bình, tuổi xuân cũng trôi qua, thế là Ba Bay ở vậy. Ba Bay bảo, không có niềm vui hạnh phúc gia đình thì có niềm vui khác. Từ ngày về hưu đến giờ, Ba Bay ở với người cháu, giờ có thêm nhiều chắt. Niềm vui của bà là được quây quần bên các cháu và đóng góp công sức còn lại cho quê hương. Theo lời Trưởng Ban Nhân dân ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ Bùi Văn Nho, Ba Bay luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Còn hoạt động từ thiện - xã hội thì không ai bằng.

Bà vận động xây được 2 cây cầu bắc qua sông trị giá hơn 400 triệu đồng. Hằng năm bà đều trích đồng lương hưu của mình mua tập vở tặng học sinh nghèo trong xã. Bà cho vài hộ nghèo trong ấp mượn mấy chục triệu đồng để chuộc đất; bỏ tiền mua vài chục bao xi-măng để giúp hộ nghèo làm đường. Bà trồng mai tặng Phủ thờ Bác, tặng trường học, tặng người thân - dù mỗi cây nếu bán có giá đến vài triệu đồng. Bà bỏ tiền túi mấy chục triệu đồng để tổ chức 2 lần họp mặt đồng chí, đồng đội năm xưa…

“Ngày mai đi thăm người bạn chiến đấu là Trương Văn Hó, dũng sĩ bắn rơi 2 máy bay, giờ cuộc sống đang khó khăn, xem có giúp được gì thì giúp. Mấy bữa nữa đi vận động xin thêm 1 cây cầu bắc qua sông ở xóm để học sinh tiểu học và mẫu giáo đi học dễ dàng...”, bà bảo. Dường như “lịch làm việc” của bà kín mít. Lúc rảnh thì bà lao động làm vườn. Bà lao động rất giỏi, miếng đất hơn 3 công được cấp khi về hưu toàn rừng chồi, một tay bà khai phá để trồng cây ăn trái. Từ đó đến nay thay đổi nhiều xác cây trồng. Bà bảo, bán lai rai đủ tiền cá mắm. Phía sau bà trồng tre, trúc, cau, dừa - những loại cây truyền thống mà theo bà có để xài.

Bà cũng chia sẻ ước nguyện muốn xây dựng căn nhà tình nghĩa cho một gia đình liệt sĩ, vừa tiếp xã, vừa để bày tỏ tấm lòng. Bản thân bà sẽ tiết kiệm lương hưu bỏ ra 25 triệu đồng, phân nửa còn lại sẽ vận động. Với người kinh doanh, đôi khi vài chục triệu đồng dễ kiếm, nhưng với bà, đó là những đồng tiền đầy nghĩa, đầy tình bởi bà tiện tặn dành dụm từ lương hưu. Bà bảo: “Ðó chỉ là những chuyện lon con, làm được gì cho quê hương thì mình cứ góp sức”./.

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Thị Bay (Ba Bay) sinh năm 1939. Tham gia công tác năm 1955, năm 1969 là Bí thư Xã uỷ Hưng Mỹ; năm 1973, Bí thư Xã uỷ Tân Hưng Đông; năm 1980, Phó Bí thư Huyện uỷ Cái Nước; về hưu năm 1989.

Đại hội Đảng bộ xã Tân Hưng Đông từ khai mạc đến bế mạc 83 ngày (từ ngày 3/10-26/12/1974). Trận Phân Chi khu Cái Nước từ ngày 1-16/12/1974, ta tiêu diệt và làm bị thương 30 tên, đánh đuổi địch chạy về Giá Ngựa, giải phóng hoàn toàn phân chi khu. Phủ thờ Bác xã Tân Hưng Đông (nay là Phủ thờ Bác thị trấn Cái Nước) được khởi công ngày 5/1/1975. Sau 83 ngày xây dựng, ngày 29/3/1975, Phủ thờ Bác được khánh thành, có hơn 17.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đến dự.

Bút ký của Trang Anh

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.