ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:46:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Chạy chợ” nhớ đồng

Báo Cà Mau (CMO) Tôi sinh ra ở Xóm Ruộng, xứ Ðầm. Tình thiệt, đất đai vườn tược đã chuyển dịch sang nuôi tôm hơn 20 năm, mà lòng tôi cứ nhớ tuổi nhỏ với đồng ruộng, bưng biền. Nghĩ mà ngộ, ba má tôi làm ruộng gần như cả đời, nhưng nghề nghiệp hiện tại ghi trong lý lịch giấy trắng mực đen để chữ “làm vuông” to đùng. Nhưng cuộc đời thì vậy, thay đổi là quy luật, chỉ có nỗi nhớ là vô chừng. Như sớm nay, cầm tờ giấy đi chợ của phường cấp theo lịch 3 ngày/lần trong thời gian giãn cách xã hội chống dịch, ghé chợ mà tính đâu lộn chỗ, đi chợ mà nhớ chợ quá chừng.

Chợ nông sản thị trấn Cái Nước bố trí buôn bán giãn cách trong bối cảnh dịch giã hoành hành.

Nhà tôi đông anh em, ba má làm đủ nghề, bươn chải nuôi sắp con lưa lứa nối tiếp nhau 6 đứa. Nhớ không lầm, má tôi “chạy chợ” Ðầm Dơi cũng đâu chục năm có lẽ. Thật ra cái nguồn gốc của nghề “chạy chợ”, hay danh từ gọi “chợ chồm hổm” hay “chợ chạy” tới nay chưa có nghiên cứu khoa học nào cất công tìm hiểu. Người ta gọi riết thành quen, mà ít ai biết bên trong đó là cả một lịch sử phong phú, thú vị. Má tôi, dù gì cũng là người trong cuộc thì giải thích nôm na, ngộ nghĩnh nhưng cũng có cái lý lắm.

Má nói, chợ ở xứ mình nơi đâu cũng vậy, ngoài chỗ vựa lớn, sạp bự, thì góc cuối chợ dành cho dân “chạy chợ” từ trong quê mang đồ ruộng, vườn ra bán. Mặt hàng của bà con toàn bộ là cây nhà lá vườn trồng được hoặc khai thác đồ đồng, đồ ruộng thiên nhiên. Vậy nên để có đồ bán, người dân vừa phải trồng trọt, sản xuất, tới lứa thu hoạch, rồi mới đem ra chợ. Vất vả hơn là những người phải đi tìm kiếm, khai thác các sản vật tự nhiên từ ngoài bưng đồng. Hễ hết buổi chợ là phải rong ruổi, lặn lội khắp chốn để tìm nguồn hàng bán cho phiên chợ kế sớm mai.

Người dân Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời thu hoạch ngò gai.

Chợ đồng chỉ bán sớm mai, điều đó thì ai cũng biết, nhưng nó có lý do cả. Thứ nhất là người bán, bán cho lẹ đặng còn về một quãng quê xa để mà lo ruộng vườn, con cái. Thứ nữa là đồ bán của mỗi người đâu có nhiều, thế nên bán xong sớm thì về. Cái nữa là đồ đồng thì cứ bày ra đó, toàn cá sống, rau tươi, đồ dễ hư, nên đứng buổi thì coi như hết giá trị. Bữa nào bán ế, người “chạy chợ” đành bấm bụng bán liều, bán đại, bán như cho, gỡ gạc được chừng nào hay chừng đó. Kẹt quá gặp người quen, biếu luôn ăn lấy thảo mà không chút băn khoăn. Ngặt cái là đồ nhà trồng thì phải có mùa, có lứa, đồ đồng thì kiếm khi trúng, khi trật. Chưa hết buổi chợ này, người ta đã lo cho chuyện ngày mai bán cái gì, thế nên suốt ngày cứ tất tả ngược xuôi, đi không kịp thì chạy. Chạy kiếm đồ bán, chạy kịp ra buổi chợ sớm, chạy để trở về nhà... Thành ra là một nghề “chạy chợ” vậy.

Còn “chợ chạy” hay chợ “chồm hổm” được giải thích ngắn gọn, dễ hiểu hơn. “Chợ chạy” là loại chợ không chính quy, né thuế má (mà đóng thuế thì lỗ nặng, còn nói làm gì), nên gặp quản lý chợ hay công chức thuế là dân bán bỏ chạy té khói. Nói là không đóng thuế phí, nhưng người bán phải đóng tiền “chỗ ngồi”, chẳng biết xếp loại này vô phí thuế chính thống nào. Chỉ biết lâu lâu có mấy chị, cô, bà cãi lộn nhau vì chỗ ngồi bán này “tao xí”, mặc dù trên thực tế, chẳng ai có chủ quyền cả. Mỗi bận như vậy, nhân viên quản lý chợ lại giải quyết rất ổn thoả, đơn giản bằng hiệu lệnh: “Giải tán hết”. Chợ “chồm hổm” thì rõ rồi, thấy cái dáng ngồi của người bán thì biết...

Vườn nhà tôi lúc trước trồng nhiều dừa, mãng cầu gai, măng tre mạnh tông, đúng mùa thì còn có xoài, ổi... Má tôi bẻ thêm bình bát chín, trái giác, róc lá chuối, nhổ bông súng, rau đồng các loại... để mang ra chợ bán. Hồi ấy, má đi chợ bằng xuồng chèo be mười, bắt mối cùng bác Ba gái sui để đi chung. Ðâu cỡ hai, ba giờ khuya là xuống đồ để chèo ra chợ. Từ kênh Dân Quân, kéo xuồng qua đập ngã ba Xóm Ruộng, chèo qua Cây Trâm, Cây Gừa, Rạch Sao, tới nơi cũng gần 2 tiếng đồng hồ.

Má tôi kể, ngán nhất là lúc chèo qua đập Cây Gừa, thường bị ma nhát. Trên bờ đất chọi xuống ùm ùm, trên đọt cây một cục lửa chà bá thí xuống té sáng nước. Ðể đỡ sợ, má tôi với bác Ba nghêu ngao hát. Sau này, tôi lớn lên một chút, đi học ngang qua khúc đó, để ý thấy một chòm mả đất lô nhô. Có đứa bạn nhà gần đó kể, nhị tỳ này chôn mấy ông bán cà rem ở xứ xa vô, bệnh chết không có ai lo lắng. Người ta thương tình cho hòm quách rồi đắp mả đất. Giờ nghĩ lại, mới thấy thương những con người tha hương cầu thực, mưu sinh vất vả đã đành và khi nằm xuống cũng không được thấy quê hương.

Sau này, khi cuộc sống đã ổn định hơn, má tôi cũng không còn “chạy chợ”, nhưng vẫn hay nhắc nhớ lại chuyện ân tình của những người bạn cùng bán năm xưa. Ai cũng nghèo, nên đùm bọc nhau, bênh vực nhau. Nói là đi chợ, nhưng những người như má tôi nào có biết đâu là hàng quán ăn uống. Bữa nào sang lắm thì ổ bánh mì không, còn thường là nhịn đói, nhịn khát để xong buổi chợ về nhà ăn cơm. Nhưng mỗi lần má đi chợ về, tụi tui mừng rơn. Kiểu gì má cũng mua cho cái bánh cam, bánh còng, bánh mì mỡ (hồi đó sao người ta bán kỳ cục, không phải bánh mì thịt như giờ)... cảm giác ăn xong còn ngon tận đến bây giờ.

Gió chướng khẩy ngọn, mùa chợ lạnh teo. Dáng má chèo quằn nhịp mái mà xuồng dựng ngược không đi, gió lạnh thấm luồn trong da thịt. Chợ sớm mịt mờ, những bạn chợ túm tụm nhau đem… rượu đế ra uống cho ấm lòng. Có người tính: “Bán vài bữa nữa gom mua cho sắp nhỏ mỗi đứa một bộ quần áo mới...”. Có người trầm lặng thở dài: “Hổm rày đồ đạc hiếm quá, kiểu này Tết tới mà rầu thúi ruột...”. Ðưa ông bà, 25 Tết năm đó, má tôi vẫn “chạy chợ”, chiếc xuồng nhẹ hửng chèo đi. Bữa đó, má về trễ hơn. Chiếc xuồng lỉnh kỉnh bao nhiêu đồ đạc, chúng tôi mừng như Tết. Nào là mỡ heo, cải tùa sại, hành bó... Sau này má thú thiệt, cải tùa sại là do người ta nghỉ bán, đổ đống để chạy ghe về quê ăn Tết, má ngồi mót lại cái nào xài được thì gom về. Mỡ heo, hành bó là những thứ rẻ nhất, nhiều nhất ở chợ Tết nên người ta vừa bán, vừa cho...

Má tôi bị chứng bệnh xương khớp khi chưa tròn 50 tuổi, phải mổ, có thời gian má ngồi xe lăn. Cõng 6 đứa con đâu có nhẹ, bệnh má tôi từ đó mà ra. Vậy mà hở ra là má nhớ nghề “chạy chợ”, nhớ bạn chợ. Tôi hay nói với má, nhớ chi cái thời khổ cực. Má rầy: “Cha mầy, không có cái nghề đó, có được tụi mày bây giờ sao mà chê trách?”. Ờ thì, tôi có chê trách gì đâu. Buột miệng nói vậy thôi, chớ thiệt tình, lúc nào tôi cũng nhớ lắm ngày xưa...

Tôi lớn lên, được đi đây đó nhiều, có cảm nhận riêng. Một trong những phát hiện của tôi là hễ tới đâu, muốn biết chỗ đó sung túc, giàu có cỡ nào thì cứ đi vào chợ. Ở chợ có hết thảy nhịp sống, sức sống và cuộc sống trong đó. Còn bây giờ, dịch giã hoành hành, chợ trong thời giãn cách không còn đông đúc, vui tươi nữa. Tôi điện thoại chọc ghẹo má: “Hồi trước, không có má thì chợ vẫn đông, còn bây giờ chợ buồn hiu à má ơi”. Lặng một khoảng, đầu dây bên kia trả lời: “Má có nghề “chạy chợ” nghe bây, có gì thì về đây với má...”./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.