ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 10:02:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Không tiền tuyến, không hậu phương - Đâu Đảng cần đó là tiền tuyến”

Báo Cà Mau Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam là lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường, từ hoả tuyến đến hậu phương, chủ yếu làm nhiệm vụ tải đạn, chuyển thương phục vụ kịp thời cho quân giải phóng đánh thắng kẻ thù. Các đơn vị thanh niên xung phong phối thuộc với các đơn vị quân giải phóng thường xuyên có mặt trên chiến trường, cùng chung chiến hào, sát cánh với quân giải phóng đối mặt với kẻ thù. Có thanh niên xung phong sát cánh chiến đấu, bộ đội càng thêm vững lòng, yên dạ; thiếu đạn có thanh niên xung phong lên tận chiến hào tiếp ứng, chiến đấu bị thương có thanh niên xung phong kịp thời băng bó đưa về tuyến sau, nhiều khi ngồi cho thương binh tựa, che chắn bom, pháo… không để thương binh bị thương lần thứ hai.

Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam là lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường, từ hoả tuyến đến hậu phương, chủ yếu làm nhiệm vụ tải đạn, chuyển thương phục vụ kịp thời cho quân giải phóng đánh thắng kẻ thù. Các đơn vị thanh niên xung phong phối thuộc với các đơn vị quân giải phóng thường xuyên có mặt trên chiến trường, cùng chung chiến hào, sát cánh với quân giải phóng đối mặt với kẻ thù. Có thanh niên xung phong sát cánh chiến đấu, bộ đội càng thêm vững lòng, yên dạ; thiếu đạn có thanh niên xung phong lên tận chiến hào tiếp ứng, chiến đấu bị thương có thanh niên xung phong kịp thời băng bó đưa về tuyến sau, nhiều khi ngồi cho thương binh tựa, che chắn bom, pháo… không để thương binh bị thương lần thứ hai.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”. Thanh niên xung phong thực hiện khẩu hiệu hành động của lực lượng: “Không tiền tuyến, không hậu phương - Đâu Đảng cần đó là tiền tuyến”. Lực lượng thanh niên xung phong là đội quân đặc biệt; vừa tham gia công tác xây dựng nông thôn vùng giải phóng, phục vụ chuẩn bị chiến trường, phục vụ chiến đấu trung tuyến, hoả tuyến.

Chiến sĩ trẻ với niềm vui chiến thắng.                 Ảnh tư liệu

Ngoài nhiệm vụ xây dựng làng - xã chiến đấu, chống địch càn quét, bảo vệ mùa màng, bảo vệ thôn xóm; thanh niên xung phong cơ sở còn làm nòng cốt tập hợp mọi tầng lớp thanh niên tham gia các hoạt động kháng chiến cứu nước, xung phong vào những công việc nguy hiểm, khó khăn ở địa phương. Thanh niên xung phong cơ sở còn là nguồn bổ sung lực lượng dồi dào cho thanh niên xung phong tập trung và quân đội, du kích...

Riêng tỉnh Bến Tre, trong năm 1966 đã có 1.715 đội viên thanh niên xung phong gia nhập quân đội, 1.520 đội viên vào du kích xã; các tỉnh Long An, Mỹ Tho phong trào thanh niên xung phong vào quân đội, vào du kích cũng phát triển mạnh, thanh niên xung phong tập trung có thời hạn nhiệm vụ chủ yếu: tải đạn, cáng thương, thu dọn chiến trường, bảo vệ kho hàng… phục vụ chiến dịch, một trận đánh, thanh niên xung phong thoát ly, tập trung không thời hạn, là lực lượng cơ động, sát cánh với các đơn vị chủ lực quân giải phóng ở hoả tuyến hay trung tuyến, thường thiếu cơm, lạt muối, nhiều ngày đi làm nhiệm vụ thiếu gạo, thiếu muối phải ăn rau rừng (lá bép, tàu bay, củ chụp, măng le, măng lồ ô, thịt rừng…), thuốc men không đủ, bệnh sốt rét hoành hành, có lúc đơn vị bị sốt rét 80-90% quân số.

Địa bàn hoạt động luôn thay đổi, ta và địch hoạt động đan xen nhau, có khi ta và địch sát gần nhau, địch thường xuyên bung ra đánh phá đường hành lang, kho tàng và căn cứ của ta, các đơn vị thanh niên xung phong thường chạm trán với kẻ thù.

Quy mô cuộc chiến ngày càng cao, quân Mỹ và quân các nước chư hầu của Mỹ ào ạt vào miền Nam Việt Nam để thực hiện “Chiến lược chiến tranh cục bộ”. Sư đoàn 9 của miền (R) thành lập. Tổng đội Thanh niên xung phong quyết định thành lập Liên đội 9 gồm các đội: 198 Thành Đồng, Đội 2012 Nguyễn Văn Tư (Bến Tre), Đội 239 Nguyễn Việt Khái (Cà Mau).

Theo sát bước chân của các chiến sĩ Sư đoàn 9 quân giải phóng. Trong 5 năm tính từ ngày thành lập đến cuối năm 1969 đã phục vụ 401 trận đánh lớn, làm 18 công việc khác nhau: tải hàng, khiêng cáng thương binh, làm đường, đào hầm, đưa bộ đội qua sông… Hàng chục tấn vũ khí, lương thực, thuốc men đã qua vai của cán bộ, đội viên thanh niên xung phong Liên đội 9 đến thẳng mặt trận, tạo thành kho lưu động… phục vụ kịp thời cho bộ đội đánh thắng.

Chiến tranh ngày càng phát triển ở đỉnh cao; bộ đội ta ngày càng lớn mạnh, yêu cầu phục vụ chiến đấu ngày càng tăng cao. Liên đội 9 thanh niên xung phong không ngừng tự vượt lên mình để đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến trường. Nhiều đội viên từ đồng bằng lên chiến trường rừng, núi chưa quen khiêng thương, tải đạn, càng không biết thồ hàng, có nhiều đội viên chưa biết đi xe đạp”… Nhưng trước yêu cầu phải khẩn trương đưa vũ khí, đạn dược, lương thực ra mặt trận có đội viên thể hiện quyết tâm bằng lời nói và hành động “nhất gan, nhì lì, ba táo bạo” và chỉ sau vài giờ tập luyện, anh chị em đã thồ mỗi chuyến 200 kg hàng vượt qua sình lầy, đồi dốc, vượt qua lưới lửa của địch.

Thanh niên xung phong kiểm tra hành trang trước lúc lên đường.      Ảnh tư liệu

Đội 198 vừa phục vụ, vừa xây dựng. Từ những ngày đầu ra quân, huấn luyện từng động tác vào trận địa cõng chiến thương, những động tác cơ bản trong chiến đấu… đã nhiều lần vào trận địa còn nóng bỏng lửa đạn để đưa thương binh, tử sĩ ra khỏi trận địa, các đội viên có động tác nhanh, gọn và dũng cảm, bộ đội đều thấy yên tâm. Đội 2012 và 239 có phong trào “Chắc tay súng - bền vai tải”. Trong khiêng thường từ chỗ vai bị đau, nhức, chân đi không vững, các đội viên khổ công luyện tập phấn đấu để một mình, một đầu cáng đi liên tục 1 đến 2 tiếng đồng hồ vượt qua những đoạn đường đèo, dốc và vượt qua sông, suối, có nhiều đội viên đạt mức khiêng cáng thương đi liền 6 tiếng đồng hồ, cá biệt có đội viên chịu một đầu cáng đi cả ngày.

Vận chuyển hàng bằng xe đạp thồ, tấm gương đội viên Chín Hột cùng phân đội đã lập kỷ lục thao tác chỉ 2 phút đưa 200 kg hàng ràng buộc vào xe và xe lăn bánh thực hiện nhận hàng nhanh nhất, các đơn vị trong liên đội dấy lên phong trào học tập điển hình Chín Hột, từ đó liên đội phát động phong trào thi đua “ba rút ngắn” (nhận nhanh - đi nhanh - giao nhanh). Mục đích giảm tỷ lệ thương vong xuống mức thấp nhất.

Liên đội 9 luôn giáo dục cho cán bộ, đội viên nhuần nhuyễn lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

“Ý chí phải thật kiên quyết

Bí mật phải giữ triệt để

Kế hoạch phải thật tỉ mỉ

Hợp đồng phải thật ăn khớp

Cán bộ phải thật gương mẫu”.

Từ các phong trào thi đua ba rút ngắn; phong trào “4 tăng - 5 giảm - 10 bảo đảm” và đề ra khẩu hiệu hành động: “Chắc tay súng - thẳng tay thồ - vững tay lái - bền vai tải - công binh, thồ tải - chiến đấu toàn năng”.

Trên tuyến đường 3 biên giới (Việt Nam - Campuchia - Lào), thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hậu cần tiếp tế không kịp thời, ăn uống thiếu thốn, bệnh sốt rét ngày càng tăng… Đoàn thanh niên liên đội tổ chức các tổ mũi nhọn, các phân đội xung kích đi đầu đảm nhận những việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm, nòng cốt cho đơn vị vượt qua mọi thử thách, hoàn thành vận chuyển một khối lượng lớn hàng chiến lược đưa đến mặt trận.

5 năm phối thuộc phục vụ Sư đoàn 9 quân giải phóng là quá trình nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, liên tục lập công. Chiến trận nối tiếp chiến trận: từ trận Bàu Bàng lần 2, lần 3 diệt hàng ngàn tên xâm lược Mỹ, trận Dầu Tiếng, Căm Xe, Nhà Đỏ - Bông Trang, Phú Cường (Bình Dương)… Thanh niên xung phong đã xông vào trận địa cõng thương binh đưa ra tuyến sau. Trong trận Phú Cường, khi làm nhiệm vụ vào trận địa chuyển thương có hai đội viên hy sinh (Đao và Trung) và 14 đội viên bị thương. Trận Dầu Tiếng, trận địa nổ súng, bộ đội ta xung phong, quân địch đánh vào sườn và phía sau đội hình. Anh Tư Cầm chỉ huy đơn vị đánh trả chặn địch, anh sử dụng B40 bắn cháy xe bọc thép M113 và xông lên chiếm khẩu 12 ly 7 trên xe quét vào đội hình của địch, đẩy lùi địch, góp phần bảo đảm trận thắng lớn và anh Tư Cầm bị thương nặng.

Liên tiếp các trận đánh lớn: Cần Đâm, Cần Lê, Sa Cát, Bàu Cà Nhum… ngay trên đường hành quân bị biệt kích chặn đánh, các đội viên thanh niên xung phong dũng cảm đánh diệt 20 tên, anh Phong hy sinh và 4 đội viên bị thương.

Liên đội 9 cùng các đơn vị trong lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam đã theo sát quân chủ lực ta phục vụ các trận càn quét phản công chiến lược của đế quốc Mỹ.

Ngày 22/2/1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân “Junction City” là cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai, cuộc hành quân kéo dài đến ngày 15/4/1967. Chúng đánh vào khu căn cứ với diện tích khoảng 1.500 km2; chúng sử dụng 45.000 quân Mỹ, hàng ngàn máy bay, xe tăng, xe bọc thép, 256 khẩu pháo các loại… Suốt 51 ngày đêm Sư đoàn 9 quân giải phóng, bộ đội địa phương, du kích cơ quan đeo bám đánh địch bẻ gãy trận càn và loại ra khỏi vòng chiến 14.233 tên giặc Mỹ; phá huỷ 992 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo; bắn rớt 160 máy bay các loại… Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chính uỷ Bộ Chỉ quy miền Nam, nhận xét: “Cuộc hành quân Junction City lớn nhất của quân Mỹ đánh vào vùng Tây Ninh lại là cuộc hành quân thua đau nhất, là cái mốc đánh dấu đỉnh cao của sự thất bại của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai này, trong âm mưu tìm diệt của chúng”.

... Sư đoàn 9 quân giải phóng là “chủ bài”, đối thủ số 1 của Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nên chúng quyết tâm tiêu diệt Sư đoàn 9 để “bẻ gãy xương sống Việt cộng”. Liên đội 9 thanh niên xung phong cùng chung chiến hào, cùng chung trận địa, luôn sát bên nhau tất nhiên “cùng nhau chia lửa” và lập nhiều chiến công.

Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 đã trao tặng Liên đội 9 thanh niên xung phong lá cờ với 14 chữ vàng: “Đoàn kết khiêm tốn - phục vụ chí tình - sống anh dũng - chết vinh quang”. Liên đội 9 xứng đáng là lá cờ đầu của toàn lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam.

Liên đội 5 thanh niên xung phong, phối thuộc phục vụ Sư đoàn 5 quân giải phóng, sau chiến dịch Mậu Thân 1968 nhận nhiệm vụ ở một chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ ra vào của Mỹ ở miền Đông, có nhiều căn cứ quân sự lớn, nhiều đường giao thông thuỷ, bộ huyết mạch. Địch tập trung nhiều lực lượng, phương tiện chiến tranh và mọi thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, tiến hành bình định khốc liệt. Chúng sử dụng biệt kích Úc, biệt kích Mỹ, phi pháo liên tục đánh vào các tuyến đường hành lang vận chuyển của quân, dân ta. Địa bàn địch tập trung phong toả cắt đứt các đường tiếp tế lương thực, vũ khí và lực lượng ta tăng cường… Tình hình năm 1969 diễn biến ngày càng khó khăn, nhất là thiếu lương thực, thiếu vũ khí… Các đơn vị Liên đội 5 thanh niên xung phong bố trí Đội 2311 và Đội 1265 trực tiếp phục vụ cho 2 Trung đoàn A54, A57; Đội 204 bố trí ở tuyến trung chuyển trên cung đường phải vượt qua Quốc lộ 1, Lộ 20 và Lộ 3 (Long Khánh - Bà Rịa).

Đêm này qua đêm khác, các đội thanh niên xung phong âm thầm, lặng lẽ hành quân trong đêm tối, dưới trời mưa, đường đất đỏ trơn trượt khó đi. Các đội thanh niên xung phong chuyển từng cân hàng ra tuyến trước và nhận thương binh chuyển về tuyến sau, trong điều kiện phải chấp hành nghiêm ngặt: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Thiếu gạo kéo dài 2, 3 tháng phải sử dụng đậu xanh, củ mì (sắn), củ chuối, củ chụp, lá bép, rêu đá… sức khoẻ giảm sút, bệnh tật ngày càng nhiều (phần lớn suy dinh dưỡng vì thiếu gạo, thiếu muối). Với tinh thần vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ: “Bám trụ chiến trường; bám trụ tuyến đường”. Năng suất chuyển tải vẫn đảm bảo. Từ 4-6 người khiêng 1 cáng thương, các đội viên thanh niên xung phong hợp lý hoá thao tác khiêng, tải, phấn đấu rút xuống còn 2-3 người 1 cáng thương đi liên tục 2-3 ngày. Gặp biệt kích chặn đường, lực lượng chuyển tải chia làm 2: một bộ phận cáng thương vượt vòng vây của địch, một bộ phận chiến đấu ngăn chặn và truy kích địch, thường diễn ra lực lượng ta ít, địch nhiều, nhưng các đội viên thanh niên xung phong chiến đấu rất dũng cảm, bảo vệ được thương binh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

... Cuộc chiến đấu, mặt đối mặt với quân thù bảo vệ hàng, bảo vệ chiến thương của thanh niên xung phong thường là không cân sức, kẻ địch thường ở thế chủ động, lực lượng đông, hoả lực mạnh (bộ binh, pháo binh, máy bay…). Liên đội chuyển 60 thương binh về tuyến sau, gặp lúc địch đang mở trận càn quét vào “Là Ngà, Bãi Cát Tiên”. Anh chị em phải cắt rừng để tránh địch nhưng vẫn đụng đầu, bọn địch mỗi lúc càng gần, phi pháo đánh liên tục… Đơn vị quyết định vượt sông Là Ngà mới ra khỏi khu vực càn quét của địch. Nhưng không tìm đâu ra phương tiện, trong khi mùa mưa, nước lũ dòng sông chảy như thác đổ; các đội viên thanh niên xung phong: Trân, Phước, Hoàng… dùng dây võng nối lại, lội qua sông căng dây để đồng đội đưa từng thương binh qua sông. Do địa hình trống trải, máy bay trinh sát của địch phát hiện gọi pháo bắn vào đội hình đơn vị. Có đội viên thanh niên xung phong bị thương, nhưng không ai xao xuyến và không rời vị trí. Người ít, thương binh nhiều lại vượt qua sông rất khó và nguy hiểm, anh chị em phải bơi qua bơi lại như con thoi, dầm mình dưới nước suốt 3 tiếng đồng hồ để đưa hết thương binh qua sông an toàn (đơn vị có 2 đội viên thanh niên xung phong bị thương vong). Vừa vượt qua sông, đi tiếp một đoạn đường thì lại đụng biệt kích Mỹ. Tổ trinh sát do anh Thanh phụ trách đi đầu phát hiện lập tức nổ súng diệt gọn 3 tên và triển khai đánh chặn địch lại, để đơn vị cắt rừng đưa thương binh ra khỏi vùng phục kích của địch và đưa thương binh đến nơi an toàn.

Những thanh niên xung phong đã đi vào huyền thoại.           Ảnh tư liệu

... Liên đội 7 thanh niên xung phong giải phóng miền Nam phối thuộc phục vụ cho Sư đoàn 7, về sau phục vụ Đoàn 83, Đoàn 70, Cục Hậu cần quân giải phóng (tuyến đường hành lang “tam giác sắt”: Dầu Tiếng - Chơn Thanh - Bến Cát). Hoạt động trên địa bàn địch tập trung đánh phá, huỷ diệt địa hình, B52 của Mỹ liên tục đánh phá, đơn vị thường xuyên phải sống, sinh hoạt dưới hầm liên tục 6-7 tháng, đội bom, đội pháo, chất độc màu da cam của Mỹ huỷ diệt rừng… Tính bình quân mỗi cán bộ, đội viên Liên đội 7 phải hứng chịu hàng tấn bom, pháo của Mỹ.

Máy bay của giặc Mỹ thường xuyên hoạt động cả ngày lẫn đêm, trung bình mỗi tuần phải chịu đựng 3 lần B52 đánh bom rải thảm, cắt ô như bàn cờ, đơn vị phải đối phó thường xuyên để tránh thương vong. Ngày 5/10/1969, đợt cao điểm của B52 Mỹ đánh vào Nam Tây Nguyên, dọc theo tuyến đường hành lang chiến lược (đường mòn Hồ Chí Minh) suốt 20 ngày đêm, đơn vị bị thương vong nhiều, bom đánh trúng hầm của Ban Chỉ huy Liên đội, anh Mười Tấn - Chính trị viên Liên đội, anh Mai Hoàng - Đội phó, anh Minh - Trung đội phó hy sinh đều mất xác (Sông Măng, Bình Long). Điều kiện sinh hoạt, ăn uống thiếu thốn, nhiều lúc phải ăn cháo 5-7 ngày liền…

Trong chiến dịch tổng tấn công nổi dậy Mậu Thân 1968, Đội 32 Tây Đô bị địch phục kích, anh chị em mất hết trang bị, chỉ còn vũ khí. Suốt 17 ngày đêm phục vụ trận đánh “Sở Gà, Phú Hưng”, các đội viên phải lót lá cây để ngủ, các đội viên nữ chỉ còn 1 bộ quần áo mặc trên người, cả tháng trời không có quần áo để thay, các đội viên nam phải ở trần nhường áo cho các đội viên nữ. Cả liên đội một lòng một dạ bám sát bộ đội phục vụ ngày đêm, lúc nào cũng đảm bảo 80-90% quân số tải đạn, cáng thương, vận chuyển lương thực ra phía trước, đưa thương binh về tuyến sau. Năng suất thồ gạo từ 200 kg/chuyến lên 350 kg/chuyến/người. Đội 2163; Đội 32 là những nam, nữ thanh niên sống quen với đồng bằng nhiều sông, rạch, đồng nước, lên làm nhiệm vụ ở địa bàn rừng núi, hoàn toàn mới lạ.

... Gần 10 năm phục vụ chiến đấu và chiến đấu, Liên đội 7 cùng các liên đội trong lực lượng thanh niên xung phong phục vụ ở mọi địa bàn, trong từng trận đánh, các chiến dịch và những trận đánh chống các cuộc càn của quân Mỹ như: Attelboro, Cédarfall, Big Spring, Túc Sơn, Gardeen, Junction city… Những chiến dịch mùa khô 1966-1967 đến chiến dịch tổng tấn công nổi dậy Mậu Thân 1968, chiến dịch giải phóng Campuchia năm 1970. Những trận đánh lớn: Bàu Bàng, Nhà Đỏ - Bông Trang, Sóc Con Trăng, Bàu Ba Vũng, suối Ông Hùng, Chà Dơ, suối Đá, Kà Tum, Bổ Túc, Đồng Pan, Đồng Rùm, Cần Đăng, Cần Lê, Lộc Ninh, Bù Đốp, Phú Lợi, Biên Hoà, Tắc Níc… và Kam Pong Chàm, Mondulkiri, Suông, Chúp, Tăng-cà-xăng (Campuchia) và Nam Lào đều có mặt thanh niên xung phong Liên đội 7.

... 10 năm với nhiệm vụ “Phục vụ chiến đấu và chiến đấu, tranh thủ mọi điều kiện để học tập, rèn luyện, trưởng thành”, mặc dù trong điều kiện liên tục phục vụ chiến trường, luôn đối mặt với kẻ thù, phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt thiếu thốn mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam đã xác định trận tuyến của mình là: “Không tiền tuyến, không hậu phương - Đâu Đảng cần, đó là tiền tuyến”./.

Trần Văn, nguyên Tổng đội trưởng Tổng đội Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.