ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 05:55:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Nghĩa cụt” tài ba

Báo Cà Mau (CMO) Về xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, nhắc đến ông “Nghĩa cụt xáng cuốc” có lẽ ai cũng biết, riêng tôi đã 3 lần gặp, lần nào cũng nguyên vẹn cảm xúc và sự khâm phục dành cho ông. Ông là thương binh 2/4 Nguyễn Trọng Nghĩa (sinh năm 1959), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Ðường Dây, xã Tân Ân Tây.

Lần đầu tiên tôi gặp ông Nghĩa vào năm 2015, tại UBND xã Tân Ân Tây, trong bộ đồ lính màu xanh, giản dị, bạc màu, tay chống 2 nạng gỗ tìm gặp cán bộ xã để trao đổi chuyện làm cầu, lộ nông thôn. Ðúng dịp xuống xã viết bài chủ đề xây dựng NTM, tôi hẹn dịp gần nhất sẽ trở lại, theo ông ghi hình các công trình giao thông nông thôn (GTNT). Ðó cũng là thời điểm sơ khai xây dựng NTM ở xã Tân Ân Tây; điều kiện, đời sống bà con còn rất nhiều khó khăn, khi ấy, trong vai trò chủ công ty xây dựng tư nhân, ông Nghĩa đã tiếp sức, hỗ trợ rất nhiều cho người dân cũng như chính quyền địa phương nơi đây.

Năm 2017, tôi trở lại Tân Ân Tây, theo ông Nghĩa xuống công trình lộ GTNT do công ty ông đảm nhận. Vì địa hình cách trở, nên những chuyến theo chân ông Nghĩa đến các công trình hầu hết phải đi bằng vỏ máy. Nhớ nhất là chuyến đi về ấp Ðồng Khởi, ông Nghĩa chở chúng tôi lênh đênh sông nước cả chục cây số, gặp phải mưa to và chạy ngược gió, đến nơi mọi người đều ướt, lạnh cóng. Ấn tượng nhất trong tôi khi ấy là hình ảnh ông gác phần đùi phải ngắn ngủn treo qua cần cung chiếc máy xe, cùng nạng đỡ giúp chân ông đứng vững, điều khiển vỏ máy băng qua những con kênh nhỏ quanh co giữa rừng đước, rồi vươn ra sông lớn, có lúc chiếc vỏ như đứng khựng lại vì chạy ngược gió. Khi vỏ chuẩn bị cập bến, ông Nghĩa tiến nhanh về phía mũi, nắm dây hỗ trợ chúng tôi lên bờ, khi ấy chúng tôi dù lành lặn bỗng trở nên nhỏ bé trước người thương binh tài ba này.

Dù chỉ còn một chân nhưng ông Nghĩa làm được tất tần tật những công việc như của người bình thường, khoẻ mạnh.

Khi đến công trình lộ đang lấp mặt bằng đất đen ở ấp Ðồng Khởi, trông từng ánh mắt của bà con nơi đây vui hẳn, ông Nghĩa thay lời người dân nói lên cảm xúc vui mừng: “Gia đình tôi cũng như bà con ở xứ này mấy đời chỉ biết đi lại bằng xuồng ghe, nay có chủ trương làm lộ, mừng không thể tả. Thế nhưng, ngặt cái có một số hộ khó khăn, hộ nghèo phải chi 5-10 triệu đồng lấp mặt bằng làm lộ, họ không kham nổi. Trong hoàn cảnh đó, không lẽ nhà nghèo thì không có lộ đi qua, nên trong khả năng có thể, tôi ra công giúp bà con nghèo được phần nào thì tôi rất sẵn sàng, để sớm hoàn thiện công trình, có lộ tiện cho bà con đi lại, xóm làng cũng phát triển”.

Ông Lê Minh Thuỳ, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ, Chủ tịch HÐND xã Tân Ân Tây, ghi nhận: “Không chỉ giúp hộ nghèo, hộ khó khăn san lấp mặt bằng, làm lộ; khi nhận cải tạo đất vuông, ông Nghĩa cũng giảm tiền, cho bà con nợ, khi xổ vuông có thì trả sau. Công trình lộ san lấp mặt bằng do ông Nghĩa đảm trách, đi đến ấp nào cần giúp đỡ, ông đều sẵn lòng. Thành quả xây dựng NTM ở Tân Ân Tây có công sức đóng góp từ ông Nghĩa rất nhiều”.

  Ông Nghĩa luôn xông xáo, nhiệt huyết trong những chuyến công tác cơ sở.

Gần đây nhất, tôi tìm gặp ông Nghĩa tại nhà riêng giữa làng rừng, nơi ông đang canh tác hơn trăm công vuông, thành quả ông Nghĩa tích góp được từ những ngày đầu về ấp Ðường Dây lập nghiệp.

Ngồi trên bộ ván cạnh chái bếp sau nhà, ông Nghĩa nhớ lại chuyện của hơn 50 năm trước. 13 tuổi, ông đã tình nguyện làm giao liên huyện Tư Kháng (nay là huyện Ðầm Dơi); sau ngày giải phóng, ông nhận nhiệm vụ tại Bưu điện huyện. Năm 1978-1979, được đưa đi học Trường Trung cấp Nông nghiệp tại Cần Thơ, khoảng thời gian này, ông Nghĩa tiếp tục làm đơn tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Trong nhiều trận đánh trên chiến trường Campuchia, ông Nghĩa nhiều lần bị thương, nặng nhất là trận đánh vào cuối năm 1979, ông bị thương nặng, vết thương nhiễm trùng, phải cưa chân. Sức khoẻ bình phục, ông được đưa đi học Trường Công nông 1, về nhận nhiệm vụ Cửa hàng trưởng Thương nghiệp huyện Ngọc Hiển; khi Thương nghiệp giải thể, ông được phân công về Huyện uỷ Ngọc Hiển, sau đó vì lý do sức khoẻ, ông Nghĩa xin nghỉ chính sách.

Ông Nghĩa nhớ lại: “Nghỉ việc sẽ không có nguồn thu, tôi suy nghĩ phải có cái nghề trong tay thì may ra mới đảm bảo cuộc sống về sau và lo cho tương lai các con. Thời đó, tôm cá thiên nhiên nhiều vô số, suy đi tính lại, tôi quyết định đầu tư nghề đóng đáy bè. Nhờ đó mà gia đình tôi có điều kiện vươn lên, cuộc sống khá hơn. Tích góp tiền, năm 1999, tôi cùng người chị mua được gần 200 công vuông ở ấp Ðường Dây, canh tác đến nay”.

Cùng góp mặt tại buổi trò chuyện, ông Nguyễn Huy Giáp, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Ðường Dây, tấm tắc: “Ông “Nghĩa cụt” giỏi nhất xứ này, thứ gì cũng mần được, buông nghề này ổng bắt nghề kia, người lành lặn, khoẻ mạnh chưa chắc qua ổng. Bởi đâu chỉ dừng lại ở nghề hàng đáy, ông giỏi tính toán, cái đầu đi trước thời đại và bắt nhịp trúng nhu cầu xã hội. Vì thế, ông cũng là người tiên phong, dám đầu tư tiền tỷ mua cơ giới, thiết bị, thành lập Công ty TNHH MTV xây dựng Trọng Nghĩa, chuyên thi công công trình cầu, lộ GTNT, xáng cuốc cải tạo vuông tôm... Trong quá trình thi công, gặp cầu hư, cầu gãy án ngữ, ông Nghĩa còn "ra tay nghĩa hiệp", dọn trống, giúp bà con an toàn khi lưu thông. Khi san lấp mặt bằng làm lộ, có hộ khổ quá, ông hỗ trợ luôn; chưa kể một số trụ sở ấp kinh phí hạn chế, ông ra công lấp mặt bằng, giúp địa phương có nơi xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hoá khang trang...”

Với ông Nghĩa, đây cũng là cách ông vận dụng việc học tập và làm theo Bác trong cuộc sống hàng ngày, trong khả năng có thể, làm được việc gì có lợi cho bà con và quê hương thì gắng sức làm.

Là người tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội ở địa phương, tấm gương thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi, cán bộ hội nhiệt huyết, quan tâm, chăm lo đời sống và quyền lợi cho hội viên; nhưng ông Nghĩa không cần thành tích, danh lợi hay thù lao về mình, mà chỉ âm thầm làm việc thiện nghĩa, giúp ích cho đời.

Ông Nghĩa giải thích: “Hiện tại, từ vuông tôm, nghề xáng cuốc, nghề thu mua gỗ đước... cho thu nhập ổn định 40-50 triệu đồng/tháng, ở quê có tôm, cá, có rau tự trồng, phục vụ cho bữa ăn nữa thì xem như cuộc sống lý tưởng quá rồi, vậy là có phúc lắm rồi. Tâm nguyện đến cuối đời của tôi là còn sức khoẻ thì còn phục vụ cho quê hương và sẵn lòng giúp đỡ bà con nghèo, cũng như góp sức cùng địa phương xây dựng tổ chức hội CCB vững mạnh, làm nòng cốt khơi dậy mọi phong trào thi đua ở địa phương”.

 Ông Nghĩa (bìa trái) cùng cán bộ xã, các hội, đoàn thể ở ấp Đường Dây bàn kế hoạch tiếp sức cùng xã Tân Ân Tây xây dựng xã NTM nâng cao.

Trước khi từ giã ra về, đi một vòng khu vườn của ông Nghĩa, dưới ao nuôi cá, trên liếp trồng dừa, cây ăn trái và nuôi gia cầm, rồi có những khoảnh đất riêng biệt trồng các loại rau phục vụ bữa ăn hàng ngày, cùng với hơn 100 công vuông, mỗi con nước xổ vuông có tôm, cá ăn không xuể… Có lẽ, đây sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng, là ước mơ của rất nhiều người.

Cùng đến nhà ông Nghĩa với tôi hôm ấy còn có ông Tô Quốc Tảng, Chủ tịch Hội CCB xã Tân Ân Tây. Trên đường về, ông Tảng nhắc đi nhắc lại: “Ở xã mà có nhiều tấm gương sống có nghĩa tình, trách nhiệm với quê hương như ông “Nghĩa cụt” thì bà con và quê hương mình đỡ lắm!”.

Thời son trẻ, ông Nghĩa đã kiên trung, hiên ngang giữa chiến trường để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Nay trong thời bình, dù khuyết một phần cơ thể, sức khoẻ hạn chế, đi lại khó khăn, song ông vẫn tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi hoàn cảnh, tiên phong trong lao động sản xuất, trong đời sống, trở thành tấm gương sáng để thế hệ con cháu học tập, làm theo. Quý hơn, khi hành động, việc làm và trái tim ông Nghĩa luôn rộng mở, hướng tới những nghĩa cử cao đẹp, sống nặng ân tình và trách nhiệm với người nghèo, với quê hương!

 

Loan Phương

 

Vinh quang bất tử

Mỗi câu chuyện từ những nhân chứng đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đều là những trang sử sống quý giá, sinh động, mà may mắn thay, hậu thế chúng tôi, những người không biết đến bom đạn chiến tranh còn có thể nghiêng mình chiêm ngưỡng.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần II: Diễn biến, kết quả của chiến dịch

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng. Với địa hình hiểm trở, việc kéo pháo vào tập trung tại trận địa đã vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần I: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non (thơ Tố Hữu), bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa tim con nhím Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.

Ðong đầy ký ức Ðiện Biên

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm tháng mãi trong tim...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

Vẹn nguyên giá trị ngày toàn thắng

49 năm, ngót nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tầm vóc lịch sử đã được đúc kết: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng).

Ðội quân kiến vàng

Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một số địa phương ở miền Nam, như Bến Tre, sáng tạo cách đánh giặc bằng hầm chông kết hợp ong vò vẽ, làm cho kẻ địch bao phen bạt vía... Ở Cà Mau, lại có loại vũ khí lợi hại chẳng kém ong vò vẽ, khiến quân nguỵ bị một phen điếng hồn, bỏ chạy, đó là “đội quân kiến vàng”, không phải nuôi và cũng không huấn luyện gì.