ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 17:12:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðộc đáo Tháp Bà Ponagar

Báo Cà Mau (CMO) Được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII-XIII, Tháp Bà Ponagar (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) là công trình kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng độc đáo, là ngôi tháp thờ thần lớn nhất của người Chăm cổ ở Việt Nam. Ðây là địa điểm tham quan khá thú vị khi đến với Khánh Hoà.

Nhìn tổng thể, quần thể kiến trúc Tháp Bà Ponagar được kết cấu gồm 3 tầng (toạ lạc tại một ngọn đồi); tầng chính (nằm trên cùng) đậm dấu ấn nhất với khu đền tháp, trải qua chiến tranh hiện còn 4 tháp. Tháp lớn nhất, đặc sắc nhất trong cụm tháp, thờ Bà Ponagar, gọi là Tháp Bà Ponagar (tên tháp cũng là tên gọi chung cho cụm di tích); các tháp còn lại thờ thần Shiva và các vị thần khác.

Tháp thờ Bà Ponagar có chiều cao 23 mét, thân và đỉnh tháp được trang trí cầu kỳ, tinh xảo theo lối kiến trúc đặc trưng của đền tháp Chăm với nhiều hoa văn, biểu tượng, hình tượng các vị thần, các loài vật…

Tháp chính (bên trái) thờ Nữ thần Ponagar, quy mô lớn nhất trong khu đền tháp (niên đại xây dựng được xác định nửa đầu thế kỷ XI), tháp có hình vuông, gồm đế, thân và mái. Phần trên mái có hình chóp nón, được trang trí, tinh xảo với nhiều hoạ tiết, phù điêu, hình các vị thần linh, các con vật... Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Theo hướng dẫn viên nơi đây, linh hồn của cụm di tích chính là pho tượng Nữ thần Ponagar được thờ bên trong tháp. Tượng được tạc bằng đá hoa cương, với tư thế ngồi, có 10 cánh tay, thể hiện sức mạnh toàn năng. Ðối với người Chăm, Nữ thần Ponagar là người sinh ra dân tộc họ và tạo lập xứ sở, tạo dựng sự sống cho muôn loài; đồng thời luôn độ trì, che chở, ban phước lành cho họ nên được tôn thờ là mẹ và gọi chung là Mẹ xứ sở.

Ðiểm đặc biệt ở các toà tháp là được xây dựng chủ yếu bằng gạch nung, nhưng với sức tàn phá của thời gian cả ngàn năm qua mà vẫn trường tồn. Gạch vẫn giữ nguyên sắc hồng, không bị hư mục và thoát nước cực nhanh mỗi khi có mưa. Một câu hỏi đặt ra là, người Chăm xưa đã dùng chất liệu gì để kết dính các viên gạch lại với nhau, khiến các toà tháp trường tồn, chắc chắn đến như vậy? Ðã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, rất nhiều giả thuyết nhưng đến nay đây vẫn còn là điều bí ẩn.

 

Tại Tháp Bà Ponagar hiện có đội múa Chăm túc trực để trình diễn phục vụ du khách. Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Không như phần lớn các quần thể tháp Chăm ở miền Trung giờ chỉ còn phế tích, Tháp Bà Ponagar vẫn duy trì hoạt động tín ngưỡng. Nơi đây, không chỉ là địa điểm thờ cúng tôn giáo của người Chăm, mà trong quá trình cộng cư, với nét tương đồng về tục thờ mẫu, người Việt đã sáng tạo ra truyền thuyết riêng về Thánh mẫu Thiên Y A Na để thờ cúng. Và đây cũng được cho là trung tâm thờ thánh mẫu lớn nhất miền Trung của người Việt (có vị trí quan trọng và linh thiêng như mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc và Bà Chúa Xứ khu vực phía Nam). Hiện, người ta gọi chung nơi này là Tháp Bà.

Hàng năm, từ ngày 20-23/3 âm lịch, tại Tháp Bà diễn ra lễ hội long trọng, lớn nhất trong năm với nhiều hoạt động văn hoá, tín ngưỡng. Dịp này, người Chăm, người Việt từ khắp nơi mang lễ vật đến thành tâm cúng bái bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và cầu nguyện sức khoẻ, làm ăn, bình an, hạnh phúc...

Linh hồn của khu di tích là tượng Bà Ponagar thờ trong tháp. Ðây được cho là kiệt tác điêu khắc của người Chăm cổ. Bố cục tượng có hình Linga đặt trên bệ hình Yoni (giới tính nam - nữ) mang đậm dấu ấn tính ngưỡng phồn thực, thể hiện ước vọng sinh sôi nảy nở của dân tộc Chăm. (Trong ảnh: Phiên bản tượng Bà Ponagar (tại phòng trưng bày của khu di tích) được phục chế theo tượng Bà Ponagar thờ trong tháp). Ảnh: HUYỀN ANH

 

Huyền Anh

 

Thám hiểm hang động núi lửa Chư B’lưk

Trên những ngọn núi đáng ngưỡng mộ của Việt Nam, nơi mà thiên nhiên hoà quyện một cách kỳ diệu, hang động núi lửa Chư B'Lưk đã thu hút những người yêu thích sự mạo hiểm và muốn khám phá những điều mới mẻ. Với một loạt các hoạt động như: hiking, canyoning và abseiling (đi bộ đường dài, vượt thác, leo dốc), hang động này không chỉ là điểm đến của những người tìm kiếm sự thách thức mà còn là nơi dành cho những người muốn trải nghiệm sự kỳ diệu của tự nhiên.

Nét đẹp hoang sơ Vàm Sát - Cần Giờ

Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Vàm Sát - Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh), là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới. Nơi đây hình thành Khu Du lịch sinh thái Vàm Sát, nằm giữa 2 con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.

Rực sắc hoa gạo Tam Sơn

Lễ hội được tổ chức vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm tại xã Tam Sơn (Anh Sơn, Nghệ An), miền quê đang đổi mới từng ngày. Nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên với từng cánh đồng hoa rực rỡ sắc xuân, đặc biệt những đường hoa gạo tuyệt đẹp của những cây gạo cổ thụ vào mùa hoa nở tháng 3 là điểm nhấn cho cảnh đẹp nơi đây.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, ẩn mình giữa đại ngàn Kon Chư Răng, thuộc tỉnh Gia Lai, là viên ngọc quý của thiên nhiên Tây Nguyên. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cùng bầu không khí trong lành nơi đây đã thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá mạo hiểm.

Cung An Ðịnh - Dấu ấn một vị vua triều Nguyễn

Cung An Ðịnh toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.

Trải nghiệm trekking cung đường Tà Năng - Phan Dũng

Với cảnh quan hùng vĩ, địa hình đa dạng, Tà Năng - Phan Dũng - cung đường trekking đi qua 3 tỉnh: Lâm Ðồng - Ninh Thuận - Bình Thuận đang trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ. Trào lưu chinh phục cung đường này ngày càng nở rộ, thu hút đông đảo các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước, vượt qua thử thách có độ khó cao.

Nghề làm hương cổ truyền Phja Thắp

Thôn Phja Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, được biết đến với nghề làm hương (nhang) truyền thống từ bao đời nay.

Nghề lác Quảng Xương

Tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, có khoảng 550 ha đất trồng lác để dệt chiếu, tập trung ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn.

“Tuyệt tình cốc” xứ Huế

Đầm Lập An, còn gọi là đầm An Cư, đầm Lăng Cô, uốn qua chân đèo Phú Gia, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bằng khung cảnh thanh bình, như tranh thuỷ mặc với một bên là dãy Bạch Mã hùng vĩ, một bên là đầm nước trong veo.

Ðịa chỉ đỏ ở Long Xuyên

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng toạ lạc tại xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012.