ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 08:58:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Báo Cà Mau Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

Tại Hội nghị phổ biến về Hội nhập Quốc tế năm 2025, do Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khu vực đồng bằng sông Cửu Long tổ chức vừa qua, các chuyên gia và đại diện cơ quan chức năng đã chỉ ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với DN địa phương khi tiếp cận thị trường Halal.

Các đại biểu tham dự Hội nghị phổ biến về Hội nhập Quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal - Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Các đại biểu tham dự Hội nghị phổ biến về Hội nhập Quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal - Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Văn phòng Chứng nhận Halal, Chuyên gia đào tạo và cấp chứng chỉ Halal, cho biết, cộng đồng Hồi giáo toàn cầu hiện có hơn 1,7 tỷ người, trong đó hơn 1,3 tỷ người sống tại châu Á, 446 triệu người tại châu Phi, phần còn lại phân bố rải rác ở châu Âu và châu Mỹ. Ðây là những thị trường tiêu dùng tiềm năng với nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm đạt chuẩn Halal.

Dự báo đến năm 2028, thị trường Halal toàn cầu sẽ đạt quy mô 3.000 tỷ USD và có thể vượt mốc 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Tuy nhiên, để thâm nhập được thị trường này, DN phải tuân thủ hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe. Bà Hằng lưu ý: Indonesia yêu cầu in đồng thời 2 logo Halal (logo trong nước và logo của tổ chức chứng nhận nước xuất khẩu); Saudi Arabia chỉ công nhận chứng chỉ từ tổ chức đã được nước này đăng ký; còn Malaysia cấm ghi nhãn "Halal" nếu không có chứng nhận từ tổ chức được JAKIM phê duyệt...

Tận dụng lợi thế, đa dạng hoá đầu ra

Theo bà Huỳnh Thiên Trang, Phó giám đốc VCCI khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng đạt 28,2 tỷ USD, trong đó Cà Mau đóng góp 956 triệu USD, xếp thứ 9/13 tỉnh, thành phố trong khu vực. Chỉ trong quý I năm 2025, xuất khẩu của tỉnh đã đạt 244 triệu USD, phản ánh tiềm năng rất lớn nếu khai thác đúng hướng.

Bà Trang nhận định, các ngành mũi nhọn của Cà Mau như thuỷ sản, nông sản chế biến đều có lợi thế để đáp ứng tiêu chuẩn Halal nếu có sự đầu tư bài bản. Trong bối cảnh một số thị trường truyền thống như Mỹ đang áp thuế chống bán phá giá tới 46% đối với một số mặt hàng, thì việc chuyển hướng sang các thị trường Hồi giáo tại Trung Ðông, Ðông Nam Á và châu Phi là giải pháp chiến lược để giảm rủi ro và gia tăng giá trị xuất khẩu.

Các ngành mũi nhọn của Cà Mau như thủy sản, nông sản chế biến đều có lợi thế để đáp ứng tiêu chuẩn Halal nếu có sự đầu tư bài bản.

Các ngành mũi nhọn của Cà Mau như thủy sản, nông sản chế biến đều có lợi thế để đáp ứng tiêu chuẩn Halal nếu có sự đầu tư bài bản.

Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cho rằng, chứng nhận Halal không chỉ là yêu cầu tôn giáo, mà còn thể hiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sự tôn trọng văn hoá tiêu dùng, những yếu tố ngày càng được người tiêu dùng toàn cầu quan tâm. Tuy nhiên, ông Nam nhìn nhận, mức độ tiếp cận thị trường Halal của DN trong tỉnh vẫn còn khiêm tốn. Việc thiếu thông tin, khó khăn trong lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín và chưa chuẩn hoá quy trình sản xuất khiến nhiều DN chưa thể khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường này.

Trước thực tế đó, việc tổ chức hội nghị chuyên đề “Chứng nhận Halal - Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo” là bước đi quan trọng nhằm trang bị kiến thức và thông tin cần thiết cho DN. Tại đây, các chuyên gia đã chia sẻ cụ thể về quy trình chứng nhận, đóng gói, ghi nhãn, in logo cũng như các quy định nhập khẩu của từng quốc gia.

Biến tiềm năng thành cơ hội

Ðồng hành cùng DN, Chính phủ đã ban hành Ðề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”, tạo nền tảng pháp lý và hành lang hỗ trợ để DN từng bước chinh phục thị trường Halal toàn cầu.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau, cho biết, hiện nay DN, hợp tác xã và người nông dân hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội phát triển sản phẩm Halal thông qua các kênh tiếp cận chính thống như diễn đàn, hội nghị, môi trường trực tuyến, để tìm hiểu kỹ các điều kiện, quy chuẩn sản xuất và lựa chọn mặt hàng phù hợp với lợi thế của địa phương, như thuỷ sản tươi sống.

Ông Bằng cũng khuyến nghị các đơn vị sản xuất cần thực hiện sản xuất theo quy hoạch vùng, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện liên kết chuỗi cung ứng, duy trì tiêu chuẩn sau khi được cấp chứng nhận, đồng thời tích cực tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Ngoài ra, cần tận dụng hiệu quả các chương trình, dự án được Nhà nước đầu tư để xây dựng nguồn cung ổn định, bền vững cho thị trường Halal.

Thị trường Halal chính là một trong những hướng đi chiến lược góp phần đưa hàng hoá Cà Mau vươn ra thế giới. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả cơ hội này, DN cần chủ động đổi mới tư duy, đầu tư bài bản, hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Hội nghị chuyên đề về Halal tại Cà Mau vừa qua không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức và cập nhật xu hướng thị trường, mà còn là lời kêu gọi mạnh mẽ để DN địa phương chủ động chuyển mình từ cải tiến quy trình sản xuất, lựa chọn đối tác chứng nhận đáng tin cậy, đến xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ðây là bước đi cần thiết để hiện thực hoá tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước đưa thương hiệu hàng hoá Cà Mau vươn xa trên thị trường toàn cầu.


"Halal" là một từ trong tiếng Ả Rập, xuất phát từ Kinh Qur'an - nghĩa là "được phép", "cho phép" hoặc "hợp pháp". Ðược phép ở đây theo định nghĩa của Hồi giáo có nghĩa là tuân thủ theo các quy tắc của đạo Hồi.

Thuật ngữ "Halal" thường được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập tới thực phẩm. Theo đó, tiêu chuẩn Halal được xác định là Tiêu chuẩn Thực phẩm Hồi giáo. Trong đó đề cập tới các yêu cầu dành cho thực phẩm phù hợp với các quy định của đạo Hồi.

Chứng nhận Halal (Halal certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do Tổ chức chứng nhận Halal có thẩm quyền (CBs) thực hiện, nhằm đánh giá xem sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của Luật Hồi giáo liên quan đến thực phẩm Halal hay không.

Chứng chỉ Halal hay Giấy chứng nhận Halal được cấp sau khi doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.


Hồng Phượng

 

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Quyết tâm cao để đạt mục tiêu lớn

Mục tiêu đạt mức tăng trưởng 8% trở lên đang được các cấp, các ngành và từng địa phương trong tỉnh triển khai hiện thực hoá bằng những kế hoạch, giải pháp và hành động cụ thể với quyết tâm cao nhất.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Phản ứng linh hoạt để hoàn thành mục tiêu

Khắc phục khó khăn, chủ động nắm bắt, khai thác tối đa mọi cơ hội, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển, phấn đấu đạt tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 8% trở lên, làm nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Ðây là nhiệm vụ rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh vừa sắp xếp lại bộ máy vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, do đó, cần có kế hoạch theo từng tháng, từng quý cụ thể, rõ ràng.

Hệ thống MTTQ các cấp hưởng ứng phong trào thi đua "Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên”

Nhằm quán triệt sâu rộng phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên” trong hệ thống Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 19/3, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ tư hưởng ứng phong trào này.

Cải cách hành chính - Bước đệm cho tăng trưởng

Phát huy kết quả đạt được trong cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 và những năm trước đó, năm nay, Cà Mau quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế của tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt là nâng cao tỷ lệ người dân tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng

Tại Lễ phát động Phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, khẳng định, chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển, cần khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để góp phần thúc đẩy tăng trưởng đạt như mục tiêu đề ra; để làm được điều này, từng cấp, từng ngành phải thực hiện các giải pháp quyết liệt, đột phá có tính khả thi cao, phấn đấu với quyết tâm chính trị cao nhất. Ðồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh, đây là chặng đường khó khăn nhưng đầy vinh quang, là thời cơ để đất nước phát triển, sánh vai cùng thế giới, nên chỉ có con đường là phải tiến về phía trước với quyết tâm chính trị cao hơn, đi nhanh hơn và bền vững hơn.

Phát biểu của đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau tại Lễ phát động phong trào thi đua "Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8 % trở lên"

Tại buổi lễ phát động phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, vào sáng 4/3/2025, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ có bài phát biểu chỉ đạo, nêu lên 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tỉnh cần tập trung thực hiện. Báo Cà Mau Online trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nội dung bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Hồ Hải.

Biến những mục tiêu thành kết quả cụ thể

Nêu lên 6 nhóm nội dung cần tập trung thi đua để năm 2025 Cà Mau đạt tốc độ tăng trưởng từ 8% trở lên, tại lễ phát động thi đua vào sáng nay (4/3), đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ tin tưởng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm và trách nhiệm, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, biến những mục tiêu thành kết quả cụ thể.