ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 09:52:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

Báo Cà Mau So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Thức ăn “ngốn hết” lợi nhuận!?

Bất chấp khó khăn và suy thoái kinh tế, ngành tôm Việt Nam năm 2024 vượt qua nhiều thách thức để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023 và góp phần quan trọng vào kỷ lục 10 tỷ USD của ngành thuỷ sản. Trong đó, dẫn đầu là sự đóng góp của 3 tỉnh nuôi tôm trọng điểm vùng ÐBSCL như: Cà Mau với kim ngạch xuất khẩu con tôm đạt 1.265 triệu USD, Bạc Liêu 1.210 triệu USD và Sóc Trăng hơn 900 triệu USD...

Việc áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tuy chưa diễn ra, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề trong việc ứng phó với các kịch bản xấu, nếu như mức thuế sau 90 ngày đàm phán không giảm hoặc giảm không nhiều.

Thực tiễn từ thị trường tiêu thụ con tôm xuất khẩu những năm qua cho thấy Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu tôm truyền thống lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, với giá trị kim ngạch dao động từ 800 triệu đến 1 tỷ USD. Vì vậy, với mức thuế 46% không được điều chỉnh giảm sau đàm phán, chắc chắn con tôm xuất vào thị trường Mỹ sẽ tự “đóng cửa”. Với mức thuế này, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thua lỗ, nhất là trong điều kiện giá thành sản xuất của con tôm Việt Nam quá cao và không cạnh tranh nổi với con tôm nguyên liệu và cả con tôm xuất khẩu từ các nước nuôi tôm lớn như Ấn Ðộ và Ecuador.

Quan tâm đến vấn đề này vì giá thành sản xuất của con tôm Việt Nam đã vượt mức chịu đựng của nông dân và DN xuất khẩu. Phân tích chuỗi giá trị ngành tôm cho thấy, chiếm khoảng 60% lợi nhuận mang lại từ con tôm đều chủ động “chảy”  vào túi của các DN chế biến thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản và cả con giống. Trong khi phần lớn thị trường béo bở này với trên 90% nằm trong tay quản lý sản xuất, cung cấp từ nước ngoài.

Chế biến thuỷ sản xuất khẩu là thế mạnh kinh tế hàng đầu của khu vực ÐBSCL.

Chế biến thuỷ sản xuất khẩu là thế mạnh kinh tế hàng đầu của khu vực ÐBSCL.

Ðiều đó cũng đồng nghĩa với việc để có được hơn 30% lợi nhuận, nông dân, DN xuất khẩu phải chấp nhận đánh đổi rủi ro và lợi nhuận ròng đều chảy vào khâu cung cấp đầu vào. Hay nói cách khác là DN hoặc đại lý kinh doanh thức ăn, cung cấp vật tư, thuốc thuỷ sản từ ngay khâu đầu tiên của suốt quá trình nuôi tôm, họ đã cầm chắc lợi nhuận. Ðó là chưa tính đến kê lãi khi phải mua thức ăn nợ và thanh toán nợ sau thu hoạch.

Ông Trần Thanh Triều, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu, có 10 ha nuôi tôm công nghệ cao, cho biết: “Nông dân nào cũng biết việc tiếp cận nguồn thức ăn (đầu vào) trực tiếp từ nhà máy sản xuất sẽ giúp người nuôi tôm tiết kiệm khoảng 50% chi phí, nhưng do thiếu vốn đầu tư nên gia đình phải mua trả chậm qua các đại lý. Ðiều này khiến giá thành sản xuất tôm tăng cao”.

Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bạc Liêu, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, Kinh doanh nuôi tôm công nghệ cao, dẫn chứng, thức ăn cho tôm loại 40 đạm, mua qua đại lý giá 40 ngàn đồng/kg, trong khi mua trực tiếp từ nhà máy chỉ 27-28 ngàn đồng/kg, tức mỗi tấn thức ăn mua qua đại lý cao hơn 12-13 triệu đồng.

Theo tính toán của ông Nhiệm, với quy mô diện tích nuôi thực tế của trang trại ông là 12.000 m2, nếu mua qua đại lý, mỗi vụ nuôi chi phí cao hơn khoảng 700 triệu đồng so với mua trực tiếp từ nhà máy.

Cần tái cơ cấu mô hình tăng trưởng

Thực tiễn cho thấy, giá thức ăn cho tôm ở Việt Nam thường cao hơn so với các nước khác, do phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu. Thị trường thức ăn chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào các nhà sản xuất quốc tế với các thương hiệu nước ngoài như: Grobest, CP, Tomway... chiếm hơn 95% nguồn cung cấp thức ăn cho con tôm trên thị trường hiện nay. Trong khi chi phí thức ăn thường chiếm khoảng 60% tổng chi phí sản xuất cho mỗi ký tôm.

Hơn nữa, giá thức ăn luôn có xu hướng tăng cao mà không giảm theo biến động kinh tế. Trong khi đó, Thái Lan và Ecuador có nguồn nguyên liệu phong phú và giá cả cạnh tranh hơn. Ðồng thời, các trang trại lớn nuôi tôm ở Thái lan, Ecuador mua thức ăn, thuốc thuỷ sản, vật tư... trực tiếp từ nhà máy thức ăn, công ty bán vật tư hoặc nhà phân phối cấp 1, nên không phải gánh thêm các khoản chi phí phát sinh hay qua nhiều khâu trung gian như ở Việt Nam.

Chính sức ép này đã đẩy nhiều hộ nuôi tôm “chậm lớn”, khi tất cả chi phí đầu tư đầu vào đều bị thức ăn “ngốn hết”, dẫn đến thực trạng trúng tôm nhưng vẫn lỗ nếu như tôm bị mất giá. Người nuôi tôm phải “cõng” thêm khoản chi phí phát sinh rất lớn khác chính là lãi phát sinh từ việc mua nợ thức ăn từ các đại lý theo hình thức đến cuối vụ, thu hoạch mới thanh toán, gần như hơn 90% lỗ vốn là do phải trả tiền chi phí đầu tư cho thức ăn.

Theo ông Phạm Hoàng Minh, Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu: Thức ăn cho tôm của Việt Nam phần lớn bị các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại châu Á chi phối, như: CP Việt Nam (CP Foods, Thái Lan), Grobest Việt Nam (Ðài Loan), Sheng Long Biotech (công ty con của Guangdong Haid, Trung Quốc), Uni-President (Ðài Loan) và Evergreen (Trung Quốc). Qua thống kê cho thấy, tổng lượng cung hằng năm cho tôm ước khoảng trên 1 triệu tấn các loại, được các công ty thiết lập hệ thống phân phối đến tận tay người nuôi (thông thường phải qua ít nhất 2 cấp đại lý). Vì vậy, giá bán đến người tiêu dùng chênh lệch so với giá xuất xưởng từ 20-30%. Ðây chính là nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất con tôm của nông dân Việt Nam tăng cao so với các nước khác (được đầu tư thức ăn trực tiếp từ nhà máy).

Nông dân sử dụng thuốc thú y thuỷ sản phục vụ nuôi tôm.

Nông dân sử dụng thuốc thú y thuỷ sản phục vụ nuôi tôm.

Từ thực trạng của chuỗi giá trị ngành tôm cho thấy, rất cần cuộc cách mạng trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, khi ngành này quyết định đến tăng trưởng kinh tế của nhiều tỉnh ven biển khu vực ÐBSCL. Qua đó, góp phần giảm áp lực về thị trường tiêu thụ lớn khi bị biến động, tăng khả năng cạnh tranh đối với các nước cùng mặt hàng cũng như cơ cấu lại ngành hàng, tăng tỷ trọng của con tôm chế biến sâu, mang lại nhiều giá trị gia tăng.

Muốn giải bài toán giá thành, giúp nông dân, DN giảm chi phí, tăng lợi nhuận và chủ động tạo ra năng lực cạnh tranh thì cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các tỉnh trọng điểm về nuôi tôm, xét về mặt chiến lược, rất cần những chính sách quản lý vĩ mô, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, chứ không thể dừng ở cấp vùng, khu vực hay các tỉnh, thành phố có thế mạnh về xuất khẩu. Ðồng thời, cần tranh thủ, phát huy và tận dụng các hiệp định thương mại, cam kết hợp tác, xúc tiến tiêu thụ hàng hoá sẽ là “cánh cửa” rộng mở hơn cho hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện diễn biến bất lợi về thuế quan và các rào cản về kỹ thuật, chất lượng do các nước nhập khẩu đặt ra./.

 

Lư Dũng - Hoàng Lam

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.