ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 19-5-25 23:37:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Săn” cá ngát

Báo Cà Mau (CMO) Vừa thụt vừa thở hổn hển, mắt nhìn chăm chú vào chiếc phao vợt, anh Huỳnh Văn Giang, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Cá ngát lên rồi đó!”. Và đó cũng là khoảnh khắc “sung sướng” của nghề săn cá ngát sông mà ai cũng muốn trải nghiệm một lần.

Mùa “săn” cá ngát sông thường rộ vào thời điểm này kéo dài đến tháng 2, tháng 3 dương lịch năm sau, đây là mùa sinh sản của cá ngát. Lúc này, nhiều thanh niên bắt đầu nghề "săn" (còn gọi là thụt) cá ngát, mỗi lần đi thụt cá ngát có khoảng 5 thanh niên trai tráng, sức khoẻ tốt, chịu lạnh và có kỹ năng lặn tốt.

Cá ngát thường được ngư dân “săn” ở sông Cửa Lớn, cửa biển Bồ Đề…

Anh Huỳnh Văn Đức, ấp Đường Đào, xã Tam Giang Tây được mệnh danh là “sư phụ” của nghề thụt cá ngát, bởi anh có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề này. Anh Đức tâm sự: “Trước khi đi “săn” cá ngát phải chuẩn bị cây dài để cặm hang, cây thụt, kềm để bẻ gai cá, vợt…, đồ nghề chủ yếu tự làm. Rồi phải xem con nước, chủ yếu đi nước “xổ”, đợi đến nước ròng thì khởi hành, mỗi đợt kéo dài từ 5-6 tiếng đồng hồ”.

Ngư dân dùng hết sức lực để thụt hang cá ngát nhằm đẩy cá vào vợt.

Cá ngát sông thường sống trong hang, cách mặt nước từ 3-4 m, mỗi hang thường có 1 hang cái và 3-4 hang ngách; đòi hỏi người “săn” cá ngát phải mò từng hang thật chính xác, nếu không, trong quá trình thụt, cá ngát sẽ thoát ra ngoài. Anh Giang cho biết: "Khi tìm được hang thì mình đặt vợt trùm hang ngách và dùng cây thụt lấy hết sức để thụt hang cái, cá ngát sẽ bị đẩy vào vợt, lúc này mình kéo cá ngát lên xuồng".

Khi mò được hang cá ngát, người dân sẽ dùng vợt tự chế để chặn các hang ngách, không cho chúng chạy thoát.

Thời điểm thích hợp để “săn” cá ngát là ngày 29, 30 âm lịch. Mỗi chuyến đi của những thanh niên này kéo dài từ nước ròng đến nước lớn. Mùa này là mùa sinh sản nên mỗi hang sẽ có 1 cặp cá (cá cái sẽ có trứng), trung bình thu hoạch trên 15 kg cá, bán cho bà con trong xóm và thương lái với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân./.

Niềm vui của ngư dân khi “săn” được cặp cá ngát to và có trứng.

Nhật Minh

Dọc dài Cà Mau

Trên 120 km là dọc dài địa phận hành chính tỉnh Cà Mau tính từ trung tâm tỉnh lỵ (TP Cà Mau) đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển).

Trí tuệ tốt, tinh thần vui

Phong trào thể dục - thể thao, các buổi ngoại khoá, giao lưu văn nghệ, các cuộc thi trí tuệ... trở thành món ăn tinh thần phổ biến tại các cơ quan, đơn vị, trường học hiện nay. Bởi đây không chỉ là những hoạt động thi đua, giải trí lành mạnh mà còn có ý nghĩa thiết thực giúp cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động có không gian giao lưu, học tập, trau dồi kỹ năng sống, các môn thể thao, kiến thức trong học tập và rèn luyện sức khoẻ tốt, như Bác Hồ từng nhắn nhủ: "Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục"; "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công...!"

Dưới tán rừng U Minh Hạ

Thời gian qua, trên đất rừng U Minh Hạ đã phát triển nhiều mô hình kinh tế rừng theo hướng đa dụng, đa cây, đa con mang lại hiệu quả. Nổi bật như mô hình kê liếp trồng cây ăn trái, kết hợp đào ao nuôi trồng thuỷ sản trong rừng sản xuất; mô hình nông - lâm kết hợp du lịch sinh thái rừng tràm ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời...

Ngăn mặn, giữ ngọt

Ngăn mặn, giữ ngọt, phát huy hiệu quả các công trình thuỷ lợi đang được tỉnh Cà Mau chú trọng, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân.

Nét đẹp lao động

Chào mừng Ngày Quốc tế Lao động 1/5, phóng viên Báo Cà Mau ghi hình ảnh công nhân trên công trường, xí nghiệp, nhà máy; nông dân trong tỉnh hăng say lao động sản xuất; trí thức, văn nghệ sĩ miệt mài lao động trí tuệ, sáng tạo, sáng tác tác phẩm mang đến giá trị tinh thần cho xã hội...

Gần lắm Cà Mau!

Với đặc thù là vùng đất có 3 mặt giáp biển, Cà Mau sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú và độc đáo, với rừng ngập mặn Mũi Cà Mau rộng lớn, ngày đêm vươn mình ra biển, kết hợp rừng ngập ngọt U Minh Hạ xanh ngát bạt ngàn, trở thành khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Với nguồn tài nguyên phong phú đã tạo tiền đề cho Cà Mau phát triển sản phẩm du lịch sinh thái xanh, du lịch cộng đồng gắn với phát triển các loại hình du lịch dịch vụ biển, đảo; du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng...

Làm mới, gia tăng giá trị nghề truyền thống

Giờ đây, ai có dịp đến các vùng quê ở 2 vùng mặn, ngọt Cà Mau không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các làng nghề truyền thống. Ðiển hình như các làng nghề làm tôm khô, muối ba khía, ép chuối, làm khô cá bổi, gác kèo ong, đan đát... còn mang đậm dấu ấn thời gian. Những sản phẩm làm ra từ làng nghề đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giới trẻ hoà chung không khí mừng đại lễ 30/4

Hoà chung không khí người dân cả nước tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê trên địa bàn TP Cà Mau đã chủ động trang hoàng không gian với cờ đỏ sao vàng rực rỡ, cùng những khu vực check-in mang đậm màu sắc lịch sử nhằm nhắc nhớ, tôn vinh một thời hào hùng của dân tộc.

Những tác phẩm điêu khắc nơi Nghĩa trang Hàng Keo

Có câu: “Côn Lôn đi dễ khó về/Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo”, theo Bia Di tích ghi lại: “Nghĩa trang Hàng Keo - Côn Ðảo được thực dân Pháp xây dựng trên khu đất 97.000 m2, đây là nơi chôn vùi của hơn 10 ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại Nhà tù Côn Ðảo, từ đầu thế kỷ XX cho đến giai đoạn khủng bố trắng năm 1940-1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng, di dời về Khu D Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Ðảo. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy”.

Ðảm bảo hoạt động hàng không an toàn và thông suốt

Với phương châm vừa vận hành vừa nghiên cứu, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không, Công an tỉnh Cà Mau đã bố trí lực lượng công an chính quy phối hợp với lực lượng an ninh sân bay triển khai các giải pháp đảm bảo hoạt động hàng không luôn trong trạng thái an toàn và thông suốt.