Ngày 31/12/2010, 82 xã trong toàn tỉnh đồng loạt triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Lúc bấy giờ, bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,52 tiêu chí. 5 năm sau (năm 2015), bình quân mỗi xã đạt 12,4 tiêu chí và có 17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là bước tiến ấn tượng, ghi nhận sự nỗ lực của cả Đảng bộ và Nhân dân Cà Mau.
Ngày 31/12/2010, 82 xã trong toàn tỉnh đồng loạt triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Lúc bấy giờ, bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,52 tiêu chí. 5 năm sau (năm 2015), bình quân mỗi xã đạt 12,4 tiêu chí và có 17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là bước tiến ấn tượng, ghi nhận sự nỗ lực của cả Đảng bộ và Nhân dân Cà Mau.
Qua 5 năm, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 2.000 km trục đường ấp, liên ấp, đường xóm, nhánh; sửa chữa, xây mới 1.825 cây cầu, tổng kinh phí trên 2.700 tỷ đồng; 76/82 xã đã có đường ô-tô về đến trung tâm. Có đường, có lộ, kinh tế của người dân phát triển, sung túc hẳn lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 1.700 USD (tương đương 34 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (13,43 triệu đồng).
Tổng nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến nay trên 24.000 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp gần 14.000 tỷ đồng, chiếm 57,01%. Với sự chung sức của toàn dân và cả hệ thống chính trị, Cà Mau quyết tâm phấn đấu có 50% xã nông thôn mới vào năm 2020 và 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030./.
Mảnh đất trồng cây ăn trái, nuôi tôm công nghiệp của gia đình anh Huỳnh Thanh Tệnh, ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Ảnh: THANH QUANG |
Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời được xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân. Ảnh: K.PHƯƠNG |
Các trạm y tế theo tiêu chí nông thôn mới được trang bị máy móc hiện đại, hỗ trợ việc điều trị cho người dân. (Ảnh: Trạm Y tế xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi). Ảnh: K.PHƯƠNG |
Lộ bê-tông 3 m phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG |
Đường về trung tâm xã Tân Hải, huyện Phú Tân. Ảnh: T.QUANG |
Ông Nghiêm Phước Hùng, ấp Đức An, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, mỗi năm, thu về hơn 200 triệu đồng từ 1.200 gốc thanh long ruột đỏ trên diện tích 1,5 ha. Ảnh: H.DIỆU |
Thu hoạch lúa hè thu trên đồng đất xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Ảnh: T.QUANG |