ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 03:04:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

15 ngày đặc biệt

Báo Cà Mau (CMO) Vậy là đã qua 15 ngày cả nước thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Đây là quãng thời gian vô cùng đặc biệt.

Đặc biệt ở chỗ, tất cả những giá trị tốt đẹp nhất và xấu xa nhất trong mỗi con người đều được bộc lộ một cách rõ ràng, mà trong những hoàn cảnh khác, chỉ nhập nhoà ranh giới. Trong những ngày đứng yên một chỗ là yêu Tổ quốc, mỗi người mới cảm nhận sâu sắc hơn, trân quý hơn cuộc sống thường nhật, yên bình. Khát khao lớn nhất của tất cả mọi người hiện giờ không gì khác là dịch bệnh qua đi, để mỗi ngày được đi ra đường, được làm việc, được gặp gỡ đồng nghiệp, người thân, bè bạn…

Chưa bao giờ những ngày nghỉ lê thê lại làm con người ta mệt mỏi và âu lo đến vậy. Đến việc uống một ly cà phê ở góc quán quen, chiều chạy một vòng quanh khu phố nhỏ cũng là nỗi thèm thuồng, mơ ước. Mọi năm, chủ đề rôm rả nhất của bạn bè khi gặp nhau là năm nay nghỉ lễ, Tết sẽ dài bao nhiêu, đi du lịch những đâu, nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến mọi thứ đảo lộn. Một kỳ nghỉ không ai mong muốn kéo dài từ tết Nguyên đán cho đến tận dịp 30/4 và 1/5, đã buộc mọi người phải nhìn nhận lại những chân giá trị trong cuộc sống của mình.

Không có minh chứng nào thuyết phục hơn cách thế giới nói về Việt Nam trong cuộc chiến chống lại giặc vi-rút. Chúng ta chấp nhận hy sinh kinh tế, chấp nhận đặt đất nước trong tư thế của thời chiến với quyết tâm hết sức không để một trường hợp bệnh nhân nào, dù là người nước ngoài hay công dân Việt Nam, phải thiệt mạng vì dịch bệnh. Đất nước dang rộng vòng tay đón những đứa con từ khắp nơi trên thế giới trở về. Có những người sẵn sàng thuê chuyên cơ với số tiền khổng lồ từ đất nước phát triển chỉ với một mục đích về Tổ quốc để được chữa trị, chăm sóc bệnh tình. Chúng ta sáng tạo ra một loại ATM độc nhất vô nhị trên thế giới, ATM gạo, điều mà truyền thông cả thế giới phải trầm trồ thán phục. Chúng ta có những bà mẹ Việt Nam hơn trăm tuổi, sẵn sàng góp 2 tấn gạo bằng số tiền tích luỹ cả đời mình. Những em thơ đập heo bỏ ống để ủng hộ đất nước trong hoàn cảnh khó khăn. Bộ đội Cụ Hồ dựng lều ở rừng đồi lấy chỗ cho người dân lánh nạn. Cả hệ thống chính trị căng mình ở tuyến đầu chống dịch.

May và cấp phát khẩu trang cho lao động công nhật tại các bãi cừ tràm ở huyện U Minh.

Trong cuộc chiến này, không một ai bị bỏ lại phía sau.

Ấy vậy mà vẫn có những vết gợn khiến lòng người trăn trở. Đó là một số ít người đã bộc lộ tính ích kỷ, côn đồ, cửa quyền, gian trá trong tình cảnh khó khăn của đất nước. Vị cán bộ dân cử nọ, làm đến chức Phó chủ tịch HĐND một huyện, có thái độ và lời nói thiếu chuẩn mực khi được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Một phụ nữ lén trút hết cả chục phần quà từ thiện mà không thèm nghĩ đến ai. Có người chạy xe tay ga sang trọng, sẵn sàng dừng lại để kỳ kèo xin một túi gạo từ thiện. Một thanh niên hung hăng tấn công lực lượng chống dịch khi được nhắc nhở đeo khẩu trang. Một gia đình côn đồ, hành xử theo kiểu xã hội đen, mặt vênh váo thách thức pháp luật.

Những người này, như đã nói, đã bộc lộ hết sự xấu xa khi bị thử thách trong hoàn cảnh dịch bệnh. Họ sẽ nghĩ gì, khi một Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng gần trăm tuổi vẫn tỉ mẩn ngồi cắt may khẩu trang để góp cho xã hội. Những cụ già neo đơn sẵn sàng gom hết tài sản của mình để giúp đỡ những người khó khăn hơn. Nghĩ gì, khi những người bán vé số, chạy xe ôm, lao động công nhật dù chạy ăn từng bữa, vẫn biết phía sau mình còn có những người cần chia sẻ. Không ai bị bỏ lại phía sau, chỉ cần mỗi người biết ngoái đầu nhìn lại phía sau mình. Không ai bỏ lại phía sau, bởi cả đất nước này sẽ lên án, sẽ trừng trị những cá nhân đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc, sống lưu manh, vị kỷ.

Khi cả nước ở yên một chỗ để chống dịch, một số bạn trẻ nhìn thấy đường sá trở nên rộng thênh thang, vậy là các bạn kéo nhau đi đua xe. Những tiếng gầm rít dội vào lòng người nỗi ê chề. Trong đó, có những bình luận mà các bạn phải hết sức lưu ý, có khi các bạn không chết vì dịch bệnh, bởi đất nước mình đang phòng, chống dịch rất tốt, nhưng các bạn sẽ bỏ mạng vì tai nạn giao thông. Chưa hết, một số bạn còn tụ tập nhau để đàn đúm, hút chích ma tuý, quay cuồng trong sự mê muội. Xã hội, gia đình và cả thế giới này không ai từ bỏ các bạn, chỉ có các bạn chối bỏ và phủ nhận sự tồn tại, ý nghĩa cuộc đời của chính mình.

Đến khi một thầy giáo “Tây”, phải đứng giữa đường phố Việt Nam để xin trợ giúp, một số người mới bắt đầu mường tượng ra thế giới đang hoảng loạn và bi kịch như thế nào. Và, không ít người trong chúng ta, sẽ nhận ra một điều hết sức đáng tự hào, hạnh phúc: chúng ta là công dân của nước Việt Nam. Chưa ai phải đói. Không ai phải đói. Không ai lẻ loi trong cuộc chiến với đại dịch vi-rút khiến cả thế giới tê liệt. Ông thầy giáo “Tây” cũng đã thấm thía, hơn hết là sự kinh ngạc về tấm lòng hào phóng và những giá trị nhân văn mà con người Việt Nam mang đến. Những điều ấy, quá xa lạ và xa xỉ với ông. Vị thầy giáo nói: “Ở nước tôi, người chết còn đang phải xếp hàng chờ trợ giúp”.

Khi hết dịch bệnh, việc đầu tiên bạn sẽ làm gì? Với tôi, đó sẽ là lời cảm ơn. Cảm ơn vì đã cho tôi sinh ra, được làm công dân của đất nước này. Tôi sẽ đi ra ngoài đường, uống ly cà phê ở góc quán quen. Sẽ chạy bộ ở khu phố nhỏ. Sẽ làm thật tốt công việc của mình. Vâng! Chỉ giản dị thế thôi…./.

Phạm Quốc Rin

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.