ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-6-25 00:46:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

4 tại chỗ, sát thực tế

Báo Cà Mau Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Các phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh gồm: ứng phó với bão gần biển Ðông, ứng phó với bão trên biển Ðông, ứng phó với bão khẩn cấp, ứng phó trong thời gian bão đổ bộ (bão trên đất liền) và phương án khắc phục hậu quả thiên tai. Các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão được thực hiện theo phương châm “chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương, có hiệu quả”, trong đó lấy phòng là chính.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật. (Trong ảnh: Tuyến đường bị sụt lún tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời).  (Ảnh minh hoạ)

Ðể đảm bảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống bão mạnh, siêu bão phát huy hiệu quả, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phân công chỉ đạo theo 5 khu vực, mỗi khu vực được sự chỉ đạo điều hành của trưởng khu vực. Cụ thể, khu vực 1: TP Cà Mau; khu vực 2: huyện U Minh và huyện Thới Bình; khu vực 3: huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân; khu vực 4: huyện Ðầm Dơi và huyện Cái Nước; khu vực 5: huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.

Lực lượng được huy động từ các sở, ngành, đơn vị tỉnh đến huyện, TP Cà Mau, xã, phường, thị trấn tham gia công tác phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả do bão. Ngoài ra, còn có các lực lượng chuyên trách cấp tỉnh như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Tuỳ theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng của bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.

Căn cứ phương án chung của tỉnh, từng sở, ngành, địa phương sẽ xây dựng phương án chi tiết để triển khai thực hiện; đồng thời, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo tình hình, diễn biến ứng phó với bão mạnh, siêu bão để cập nhật, điều chỉnh một cách linh hoạt, sát với tình hình thực tế.

Năm 2024, theo dự báo của Ðài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, bão, áp thấp nhiệt đới ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm và có khoảng 10-12 cơn bão trên biển Ðông, trong đó khoảng 5-6 cơn có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Từ nay đến tháng 9/2024, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền. Ðề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển trong các tháng mùa mưa bão năm 2024.

“Huy động, sử dụng các nguồn lực phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả. Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, rà soát tình hình thực tế để kịp thời cập nhật, điều chỉnh linh hoạt các kịch bản ứng phó đảm bảo sát thực tế theo phương châm "4 tại chỗ”. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị... kịp thời ứng phó với bão mạnh, siêu bão. Thông tin, thông báo phải kịp thời, chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ; tập trung vào những khu vực trọng điểm, xung yếu, nơi dự kiến cơn bão đi qua. Sẵn sàng triển khai các phương án di dời, sơ tán dân đến nơi trú bão an toàn; đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, phương tiện và trang thiết bị trong suốt quá trình triển khai phương án, ưu tiên đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai, người khuyết tật...”, ông Vũ yêu cầu.

Bên cạnh đó, tuyên truyền sâu rộng đến người dân về phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi xảy ra bão nhằm phát huy tinh thần tự giác trong cộng đồng cùng với chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tham gia công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả của bão./.

 

Kim Cương

 

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tại văn bản chỉ đạo số 4474/UBND-NNXD ngày 30/5/2025.  

Chủ động trước mùa mưa bão

Với phương châm hiệu quả, sát với tình hình thực tế trong từng tình huống, các ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.

Giải pháp bảo vệ lúa hè thu

Lúa gạo được xác định là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh, với diện tích gieo trồng hằng năm trên 110.000 ha và sản lượng lúa khoảng 500.000 tấn. Là 1 trong 2 mùa vụ chính, vụ lúa hè thu hằng năm toàn tỉnh gieo sạ khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Tuy nhiên, đây cũng là vụ lúa phải đối diện với nhiều rủi ro từ thiên tai, nhất là tình trạng mưa lớn, kèm dông gây đổ ngã và ngập úng.

Chủ động ứng phó thời tiết bất thường

Hiện nay, nhiều nơi trong tỉnh bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất vào thời điểm này là thời tiết thường diễn biến phức tạp, dông, lốc, sét, gió giật mạnh thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

Thời điểm chuyển mùa, nhiều khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết bất thường như: mưa dông kèm gió giật mạnh, lốc xoáy, sét, mưa lớn cục bộ, mưa đá, sóng to và gió mạnh trên biển… Những hiện tượng thời tiết này thường xảy ra rất nhanh, trong thời gian ngắn, khó có thể dự báo xa, nên vô cùng nguy hiểm.

Cần nguồn lực nạo vét cửa biển

Khai thác, đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.