ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 02:33:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ấn phẩm song ngữ Việt – Khmer sau 13 năm phát triển - Bài 1: “Chiếc cầu đã hợp long”

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Xuất phát từ những trăn trở về sản phẩm báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nói riêng, trải qua thời gian dài nung nấu quyết tâm của Ban Biên tập báo ảnh Ðất Mũi (nay là Ban Biên tập báo Cà Mau), ngày 8/10/2008, ấn phẩm báo ảnh Ðất Mũi - Bản song ngữ Việt - Khmer số đầu tiên chính thức phát hành. Ấn phẩm là chiếc cầu kết nối hiệu quả giữa đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau với các cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương.

Sau 33 năm thống nhất đất nước và kiến thiết quê hương, người Cà Mau lại nung nấu quyết tâm xây dựng một “sản phẩm” của trí tuệ. Sản phẩm ấy phục vụ nhu cầu học hỏi, trau dồi trong vùng đồng bào dân tộc Khmer nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cũng như ghi nhận, cổ vũ tinh thần vượt khó vươn lên của đồng bào. Và trọng trách ấy đã xướng tên báo ảnh Ðất Mũi.

Niềm vui vỡ oà

Tháng 10/2008, Lễ Sene Dolta, lễ lớn thứ 2 sau Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer long trọng diễn ra. Năm đó, đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau ngoài tất bật lo chuẩn bị hương quả, mâm cơm cúng gia tiên; đến chùa, salatel cúng Phật thì còn thêm niềm vui đón nhận món quà tinh thần - số báo đầu tiên mang thương hiệu của báo ảnh Ðất Mũi - Ấn phẩm bản song ngữ Việt - Khmer.

Kể từ ngày ấy, báo ảnh Ðất Mũi bản song ngữ Việt - Khmer đã trở thành chiếc cầu nối thông suốt trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào đời sống đồng bào; cổ vũ mạnh mẽ tinh thần thi đua yêu nước của đồng bào dân tộc Khmer trong sự nghiệp xây dựng và kiến thiết quê hương Cà Mau.

Các vị sư sãi chùa Rạch Cui, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời chia sẻ thông tin từ ấn phẩm song ngữ Việt - Khmer. (Ảnh chụp ngày 20/11/2009). Ảnh: MỘNG THƯỜNG

Xem lại ấn phẩm phát hành cách nay 13 năm, Nhà báo Trịnh Xuân Dũng, nguyên Quyền Tổng biên tập báo ảnh Ðất Mũi, chia sẻ: “Vào thời điểm năm 2008, Cà Mau còn có những hạn chế nhất định, nên việc xuất bản ấn phẩm song ngữ ưu tiên dùng hình ảnh kết hợp minh hoạ bằng chữ viết của đồng bào là cần thiết và phù hợp nhất. Anh Nguyễn Kiên Hùng, Tổng biên tập báo lúc bấy giờ, đã bàn bạc cùng chúng tôi rất nhiều lần. Sau khi được sự thống nhất của tập thể, chúng tôi đã trình xin chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ quyết tâm ấy, chúng tôi thực hiện ấn phẩm song ngữ và đã thành công".

Từ ý tưởng sơ khai đến ấn phẩm báo chỉn chu, mỗi bước tiến của ấn phẩm song ngữ như dấu ấn ghi nhận sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả tập thể và nhiều cá nhân ở báo ảnh Ðất Mũi.

“Bản ấn phẩm song ngữ Việt - Khmer còn có vai trò và sứ mệnh đặc biệt được ví như quyển từ điển tiếng Khmer gần gũi; là "kênh" để đồng bào hiểu rõ hơn về quan điểm, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là phương thức để đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hoá của dân tộc mình và là cơ sở để bà con vận dụng học tiếng Khmer”, Hoà thượng Thạch Hà, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, Hội trưởng Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, Trụ trì chùa Monivongsa (Phường 1, TP Cà Mau), nhận xét.

Kênh truyền thông chuyên biệt

Nhà báo Nguyễn Duy Hoàng, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu, thẳng thắn khi đánh giá về ấn phẩm song ngữ Việt - Khmer của báo ảnh Ðất Mũi trải qua 13 năm hình thành và phát triển: “Ðó là ấn phẩm đi sau nhưng chất lượng rất tuyệt vời và bắt mắt. Với cách làm ấy, việc phát huy giá trị của công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc Khmer rất phù hợp. Tuy nhiên, ấn phẩm song ngữ Việt - Khmer ở Cà Mau hiện nay cần phải quan tâm hơn nữa đến nhân sự đồng bào dân tộc Khmer. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trình độ lý luận, chuyên môn nhằm đảm bảo tốt hơn công tác tuyên truyền trong tình hình mới”.

Ông Phạm Việt Phong, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, nhận định: “Báo song ngữ Việt - Khmer ở Cà Mau đã trải qua 13 năm hình thành, từng bước khẳng định vị trí và vai trò tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmner nói riêng. Ðã qua, nội dung, hình thức của ấn phẩm không ngừng được cải tiến, nâng cao, phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh. Là địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền đảm bảo thông suốt các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Song song đó, luôn chăm lo đời sống, hoàn thiện hạ tầng vùng đồng bào dân tộc; từng bước nâng cao giá trị văn hoá và chỉ số hưởng thụ văn hoá trong vùng đồng bào dân tộc”.

Dưới góc độ là độc giả người Khmer, đồng thời là người đồng hành cùng ấn phẩm song ngữ Việt - Khmer buổi đầu trong việc dịch thuật, ông Thạch Tùng Linh, Phó trưởng phòng Thời sự - Chuyên đề, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, nhận định: “Về nội dung thông tin tuyên truyền, trước hết tôi đánh giá cao tính chất đa dạng thông tin trên các lĩnh vực đời sống xã hội, được thể hiện rất cụ thể trong các tiểu mục như Thời sự - Chính trị, Ðại đoàn kết dân tộc, Kinh tế - Ðời sống - Giáo dục... trên ấn phẩm. Nội dung như đã thể hiện luôn bám sát đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền tải tính thời sự - chính trị khá tốt theo dòng chủ lưu thời sự ở địa phương và trong nước. Hình thức thể hiện của ấn phẩm phù hợp, màu sắc bắt mắt độc giả, góp phần làm tăng thêm tính hiệu quả tiếp nhận thông tin theo từng đặc trưng của thể tài báo chí. Ngoài ra, ấn phẩm song ngữ Việt - Khmer dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, phù hợp với văn hoá đọc đối với đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau”.

Vậy là, đến năm 2008, ngoài chương trình chuyên đề tiếng Khmer trên sóng Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau đã có thêm ấn phẩm chuyên biệt bản song ngữ Việt - Khmer của báo ảnh Ðất Mũi./.

 

Phong Phú

Bài 2:​ BƯỚC TIẾP HÀNH TRÌNH MỚI

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.