ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 20:29:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ấn phẩm song ngữ Việt – Khmer sau 13 năm phát triển - Bài 2: Bước tiếp hành trình mới

Báo Cà Mau (CMO) 13 năm, như một quyển nhật ký ghi nhận tất cả những sự thay đổi về đời sống, tư duy trong các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trong tỉnh. Năm 2021, bước ngoặt lớn mang tính lịch sử lại đến với báo chí tỉnh Cà Mau nói chung và ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer nói riêng. Ðó là sự kiện hợp nhất báo Cà Mau, báo ảnh Ðất Mũi thành báo Cà Mau, ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer lại phát huy vai trò, giá trị trên nền tảng báo Cà Mau.

Chiến lược lâu dài

Năm 2008, báo ảnh Ðất Mũi có 4 ấn phẩm: báo ảnh Ðất Mũi (xuất bản thứ 2 hàng tuần); báo ảnh Ðất Mũi cuối tuần (xuất bản mỗi tuần 1 kỳ vào thứ 5); tạp chí Cơ hội vàng (xuất bản mỗi tháng 1 kỳ) và báo ảnh Ðất Mũi Online.

Ban đầu, để chuẩn bị cho ra đời sản phẩm báo chí bằng 2 ngôn ngữ Việt - Khmer là một trong những việc làm hết sức khó khăn của tờ báo ảnh. Bởi trong hệ thống báo chí ở Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có 2 cơ quan báo ảnh, đó là báo ảnh Việt Nam - ấn phẩm thông tin đối ngoại chính thức bằng hình ảnh của Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội và báo ảnh Ðất Mũi - tiếng nói của người dân Cà Mau trực thuộc UBND tỉnh Cà Mau. Do đó, việc trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số của đặc thù báo ảnh không dễ thực hiện.

Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo Nhà báo Nguyễn Duy Hoàng, Chủ tịch Hội Nhà báo Bạc Liêu: “Vào năm 2008, khu vực mới có 4 cơ quan báo chí thuộc báo Ðảng địa phương có ấn phẩm tiếng Khmer. Ðó là báo Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Cà Mau thực hiện báo Song ngữ Việt - Khmer sau một số tỉnh, nhưng về hình thức trình bày, nội dung tuyên truyền đều có bước tiến mới và hấp dẫn hơn hết. Ðó là việc chọn hình thức tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh là chủ đạo và có cả 2 ngôn ngữ trên cùng tác phẩm. Phương pháp này tạo điều kiện tốt nhất để sự tiếp cận theo hướng đa chiều mà các báo địa phương đang nỗ lực hướng đến. Với tôi, đó thực sự là dấu ấn đậm nét của báo ảnh Ðất Mũi giai đoạn này sau những ấn phẩm bắt mắt khác”.

Ngay cả về kinh nghiệm trình bày, nhân sự cho ấn phẩm, khu vực phát hành…. cũng phải vận hành từng bước đi đầu tiên. Nhà báo Trần Quốc Bình, nhân viên dàn trang báo ảnh Ðất Mũi, nhớ lại: “Công việc dàn trang báo ảnh Ðất Mũi dù tôi thực hiện lâu năm nhưng việc dàn trang ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer rất khó. Bởi bản thân không biết và không hiểu tiếng, chữ của đồng bào dân tộc Khmer. Nên khi Ban Biên tập tuyển dụng nhân viên người Khmer đảm nhận vai trò này, tôi đã truyền đạt lại kinh nghiệm và cộng sự đã phát huy tối đa trên từng trang ấn phẩm”.

Từ khi ấn phẩm song ngữ số đầu tiên ra đời, Ban Biên tập báo ảnh Ðất Mũi không ngừng nỗ lực thay đổi để ấn phẩm trở nên hoàn thiện, gần gũi và sinh động hơn. “Ban đầu, báo ảnh Ðất Mũi đã chọn tôi và một số anh em Ban Chuyên đề tiếng Khmer của Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau hỗ trợ công tác dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Khmer. Bằng niềm đam mê và sự phấn khởi bởi từ nay đồng bào Khmer không chỉ có kênh truyền hình tiếng mẹ đẻ để giải trí, xem thông tin mà còn có thêm ấn phẩm báo để đọc, lưu trữ và trao đổi khi cần”, ông Thạch Tùng Linh, Phó trưởng phòng Thời sự - Chuyên đề Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, kể.

Ðể đảm bảo công tác tuyên truyền lâu dài, báo ảnh Ðất Mũi đã đặt nền tảng đầu tiên với công tác tuyển dụng, chăm bồi và trưng dụng viên chức trí thức là người dân tộc Khmer trong và ngoài tỉnh về phục vụ ấn phẩm. Hiện, riêng ấn phẩm này đang có 2 nhân sự người Khmer phụ trách dịch thuật, dàn trang và chỉnh sửa văn bản trên báo. Ðảm bảo tác phẩm báo chí Song ngữ Việt - Khmer đến với đồng bào hiệu quả nhất.

Vững bước tương lai

Vậy là ở quê hương Cà Mau, nơi có hơn 2,0% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, 13 năm qua ghi nhận sự trưởng thành của kênh thông tin chuyên biệt sẵn sàng kết nối, lắng nghe, ghi nhận và truyền đạt nguyện vọng của đồng bào. Ðó còn là kênh thông tin đối ngoại về chính sách dân tộc hữu hiệu nhất ở Cà Mau, một thời mang thương hiệu báo ảnh Ðất Mũi.

Những ngày tháng 3/2021 âm lịch vừa qua đi, đó cũng là khoảng thời gian ghi lại dấu ấn lớn của mùa Tết Chôl Chnăm Thmây đầm ấm, sum vầy của đồng bào dân tộc Khmer; đó còn là thời gian long trọng diễn ra Lễ Kiết giới Sima ở chùa SaraymelChey (Cao Dân) - di tích lịch sử cấp quốc gia ở Cà Mau. Và đó cũng là dấu ấn mới của báo bản Song ngữ Việt - Khmer mang thương hiệu báo Cà Mau, lần đầu tiên thực hiện số đặc biệt phục vụ Tết của dân tộc Khmer sau ngày hợp nhất 2 cơ quan báo.

Sau khi báo ảnh Ðất Mũi và báo Cà Mau hợp nhất thành báo Cà Mau, ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer càng được chăm chút hơn về chất lượng nội dung và hình thức. Ảnh: PBT

Theo đánh giá và nhận định của Hoà thượng Thạch Hà: “Dù ấn phẩm Song ngữ của báo ảnh Ðất Mũi hay báo Cà Mau thì chúng tôi đều hân hoan đón nhận. Bởi trải qua thời gian ấn phẩm trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của đồng bào Khmer, nhất là ở các salatel, chùa của đồng bào Khmer và cộng đồng dân cư trên địa bàn Cà Mau. Tới đây, chúng tôi rất mong quý cơ quan báo quan tâm và có nhiều tác phẩm báo chí đặc sắc hơn nữa về nếp văn hoá truyền thống cũng như cổ vũ mạnh mẽ tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên của đồng bào”.

Chia sẻ về quy hoạch phát triển trong tương lai, Nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng biên tập báo Cà Mau, cho biết, từ đầu năm 2021, Ban Biên tập đã bàn và triển khai phương án nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức tuyên truyền của ấn phẩm báo Song ngữ Việt - Khmer. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã mạnh dạn bước đầu thay đổi sâu sắc nội dung và phương pháp tuyên truyền trên nền tảng cũ. Về nhân sự, báo Cà Mau quan tâm đặc biệt đến đội ngũ viên chức chuyên biệt cho ấn phẩm, đảm bảo tốt nhất công tác tuyên truyền mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer trên quê hương Cà Mau.

"Ðây cũng là chức năng quan trọng của báo Cà Mau đảm bảo tính kết nối cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc và thực hiện tốt chính sách giảm nghèo về thông tin trong vùng đồng bào dân tộc. Ðồng thời, chúng tôi đang hướng đến xây dựng ấn phẩm bản Song ngữ Việt - Khmer không chỉ là cầu nối hữu ích giữa đồng bào với các cấp uỷ, chính quyền mà còn trở thành kênh truyền thông đối ngoại về chính sách dân tộc của tỉnh Cà Mau”, Nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng biên tập báo Cà Mau, khẳng định.

Theo báo cáo trình Ðại hội Ðại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau lần thứ III/2019, dù kinh tế của tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau phát huy tinh thần đoàn kết, không ngừng thi đua lao động, sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số có sự đổi mới vượt bậc.

Theo thống kê, riêng thu nhập bình quân đầu người của vùng đồng bào Khmer ở Cà Mau đạt 36 triệu đồng, bằng 81% so với mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đều hàng năm từ 3-4%, đến nay còn 15,58%.

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

“Ðể hiện thực hoá các chủ trương ấy, báo chí ở Cà Mau nói chung giữ vai trò quan trọng và ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer của báo Cà Mau nói riêng sẽ góp phần gánh vác trọng trách này”, Nhà báo Nguyễn Chiến khẳng định.

Ðể công tác thông tin, tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc ở Cà Mau đạt hiệu quả hơn, sắp tới báo Cà Mau sẽ đẩy mạnh và mở rộng kênh tuyên tuyên truyền về đồng bào dân tộc thiểu số trên tất cả các ấn phẩm của báo (báo in, báo điện tử, truyền hình Online), Nhà báo Nguyễn Chiến thông tin.

 

Phong Phú

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.