ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 06:59:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Anhbaduy..." tạo "bão" trên youtube

Báo Cà Mau Trong căn phòng nhỏ, nhiều sách, có 4 cây đàn guitar gỗ xinh xinh. Anhbaduy Guitar Cà Mau xuất hiện, với đầu đội nón lá có phần bí hiểm và hai lúa. Tay ôm đàn guitar chơi rất hay và mặt lạnh lùng với giọng ca rất lạ. Âm thanh thu âm lại sạch và tuyệt vời như clip từ hãng sản xuất, nghe như không phải thật vậy, khiến không ít cư dân mạng ấn tượng và tò mò.

Trong căn phòng nhỏ, nhiều sách, có 4 cây đàn guitar gỗ xinh xinh. Anhbaduy Guitar Cà Mau xuất hiện, với đầu đội nón lá có phần bí hiểm và hai lúa. Tay ôm đàn guitar chơi rất hay và mặt lạnh lùng với giọng ca rất lạ. Âm thanh thu âm lại sạch và tuyệt vời như clip từ hãng sản xuất, nghe như không phải thật vậy, khiến không ít cư dân mạng ấn tượng và tò mò.

Có rất nhiều người khi xem clip của anh đã rất muốn biết, có phải là anh đàn thật và hát thật không? Anh có phải là người của Cà Mau không, hay chỉ là lấy nickname như vậy? Nhiều fan hâm mộ của Anhbaduy còn bày tỏ rất ấn tượng tình cảm của mình, như nickname Thảo Trang viết: “Anh Ba chơi lạ và hay quá, em đã không bỏ qua clip nào của anh. Anh Ba ra album luôn đi anh, em ủng hộ anh hết mình. Em tin cũng sẽ có nhiều người ủng hộ anh như thế!”. Nickname EntoLucas thì viết: “Chất giọng của bạn hay quá, hay hơn cả dân ca sĩ chuyên nghiệp! Làm thêm nhiều clip nữa đi bạn, ít quá coi không đã!”.

Nickname Thúc Phạm bày tỏ: “Tôi đã theo dõi tất cả các clip của bạn. Bạn chơi rất có hồn, đặc biệt là ở bài Mưa lệ của Lam Phương, tôi rất thích phong cách lạ và độc đáo của bạn khi thể hiện bài hát này”. Nickname Hải Thịnh còn có bình luận vui hơn: “Anh Ba đàn hay, hát hay, nón đẹp! Chắc có nhiều cô ở Cà Mau chết vì anh!”.

Rất nhiều người hâm mộ Anhbaduy Guitar Cà Mau trên youtube.

Tương tự như vậy, những video clip của Anhbaduy Guitar Cà Mau xuất hiện trên youtube trong thời gian gần đây có được số lượng người quan tâm và fan hâm mộ khá đông. Anhbaduy đã khiêm tốn trả lời mọi người và các fan hâm mộ của mình rằng: “Ba Duy tôi xin đa tạ tất cả mọi người đã quan tâm và ủng hộ. Ba Duy tôi chỉ là tay đờn và giọng ca miệt vườn, chỉ hát cho vui được rồi!”.

Còn đối với tất cả những ai là người ở Cà Mau, khi tình cờ vào xem những video clip của Anhbaduy và đọc những dòng comment của cư dân mạng bày tỏ tình cảm của mình dành cho anh, mọi người không sao tránh khỏi cảm giác bất ngờ lẫn bồi hồi, xúc động và có cả phần hãnh diện về anh trong đó, vì có hai chữ Cà Mau thân thương trên youtube. Và tất cả đều rất muốn biết, Anhbaduy Guitar Cà Mau là ai, người ngợm như thế nào?

Ở TP Cà Mau, có một địa chỉ rất ấn tượng với mọi người, đó là khu tập thể của Sở VH-TT&DL Cà Mau, số 80, Nguyễn Trãi, Phường 9, TP Cà Mau. Nơi đây "chứa" rất nhiều gia đình cán bộ làm công tác văn hoá tài ba của tỉnh, gia đình của Anhbaduy Guitar Cà Mau ở trong số đó.

Trong căn phòng nhỏ, ngăn nắp, nhiều kệ sách như một thư viện thu nhỏ, Thạc sĩ Âm nhạc Phạm Văn Duy, giáo viên bộ môn âm nhạc của Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, người như anh nông dân mới đi ruộng về, đen như cây than, cười xởi lởi phân bua với chúng tôi rằng: “Mấy anh chị tài thật, tôi đội cái nón lá che muốn gần hết mặt như vậy mà cũng nhận ra. Hồi làm mấy clip đưa lên youtube, tôi chỉ nghĩ cho vui và xả stress thôi. Tôi không nghĩ được nhiều người quan tâm đến vậy và giờ có cả nhà báo tìm đến tận nhà. Coi bộ, tôi không thoát khỏi cái nón lá của mình rồi!”, anh nói tới đây cả phòng cùng cười.

Thạc sĩ Âm nhạc Phạm Văn Duy sinh năm 1977. Anh vốn là người của xã Yên Thái, huyện Tam Ðiệp, tỉnh Ninh Bình. Khi tỉnh Minh Hải cũ (Cà Mau - Bạc Liêu) kết nghĩa với tỉnh Hà Nam Ninh (Hà Nam - Nam Ðịnh - Ninh Bình), anh theo gia đình là giáo viên tăng cường về dạy học ở Trường Tiểu học B, huyện Giá Rai. Lúc này, anh Ba Duy khoảng 10 tuổi, rất mê đàn guitar. Nhưng gia đình nghèo, lương giáo viên của bà già chỉ đủ lo cho 2 anh em đi học chữ, tiền không đủ ăn, có đâu tiền mua đàn, tiền học đàn. Anh Ba Duy chỉ biết đứng lấp ló bên cửa, nhìn trộm mấy anh, chị học đàn trong thị trấn.

Thấy chú nhóc 10 tuổi có vẻ yêu thích đàn, ngày nào cũng đứng ngoài nhìn trộm lớp học, ông thầy dạy đàn cho anh vào học đàn và anh trả công thầy bằng cách nhận công việc sai vặt của lớp học. Cứ vậy mà anh Ba Duy phát triển rất nhanh trong lĩnh vực âm nhạc và chọn luôn hướng đi cho mình là âm nhạc.

Năm 2001, anh Ba Duy tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm Âm nhạc ở TP Hồ Chí Minh, về công tác ở Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau. Năm 2007, anh tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Âm nhạc của Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, về công tác ở Trường Trung cấp Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau. Năm 2015, anh tốt nghiệp cao học lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc của Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, về công tác ở Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.

Hiện, anh Ba Duy là giáo viên bộ môn âm nhạc của Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau và là giáo viên dạy đàn guitar hằng đêm ở Thư viện tỉnh Cà Mau. Năm 2015, anh còn sáng tác ca khúc “Sức sống trên thành phố mới” và đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập TP Cà Mau.

Trên youtube, anh Ba Duy đã thể hiện được mình là một tay chơi nhạc có đẳng cấp và phong cách lạ, mang một nét rất riêng của Anhbaduy Guitar Cà Mau. Là thạc sĩ âm nhạc, biết chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau, đặc biệt là với đàn guitar, nhưng anh Ba Duy thể hiện đàn guitar rất khác với nhiều ngườ. Không tỏ ra mình có hiểu biết nhiều, cầu kỳ và màu mè về kỹ thuật, mà chỉ chơi rất đơn giản, lấy hiệu suất và hiệu quả phục vụ được bài hát hay làm chính. Thấy đơn giản vậy mà chơi rất điêu luyện và không phải ai cũng đàn được. Ðó là cái độc đáo riêng trong cách chơi đàn  guitar của anh.

Và cũng trên youtube, anh Ba Duy còn cho thấy có chất giọng rất khoẻ, giọng ca có thể muốn “rung rung và khào khào” khi hát vút cao và khi trầm xuống theo ý muốn của mình. Ðây là vốn tự có bẩm sinh, bắt buộc phải có trong học thanh nhạc và luyện giọng hát opera. Khi anh thể hiện những tình khúc hừng hực lửa của núi rừng Tây Nguyên như: Giấc mơ Chapi, Ðôi chân trần… cho thấy rất rõ điều này. Nhưng phần nhiều trong những clip trên youtube của anh Ba Duy lại chọn dòng nhạc rất nhẹ nhàng và trữ tình, với những tình khúc quen thuộc đã đi vào lòng người như: Giọt lệ đài trang, Mưa rừng, Gió về miền xuôi, Ðêm buồn tỉnh lẻ, Anh còn nợ em, Tưởng niệm, Bình yên, Lặng lẽ nơi này, Giữ đời cho nhau, Mưa lệ… Với những tình khúc nhẹ nhàng và không có nhiều tiết tấu cao trào như thế này, vốn hơi hám của anh xài không hết, nên ca từ được thể hiện đủ đầy, du dương, ngọt ngào và đầy cảm xúc cũng từ đó.

Còn phần ghi hình và xử lý âm thanh "up" lên youtube của anh không ngờ cũng rất đơn giản và hiệu quả cao. Anh ghi hình trực tiếp bằng Webcam Logitech với phần mềm Movie Maker và ghi âm cũng trực tiếp bằng Micro mini với phần mềm làm Audio Sonar 4. Sau đó, anh trộn hình và âm thanh lại với nhau bằng phần mềm dựng video Primiere CS6.

Chỉ có vậy, chứ không phải có giàn âm thanh chuyên nghiệp, hay phòng thu âm chuyên nghiệp như nhiều người tưởng. Tất cả là giọng ca thật, tiếng đàn thật và một ít hiểu biết về công nghệ làm nên âm thanh tuyệt vời đó của riêng anh.

Lớp dạy đàn guitar hằng đêm của Anhbaduy tại Thư viện Cà Mau.      Ảnh: ÁI NHƯ

Sân chơi âm nhạc trên youtube là một sân khấu lớn và rất công bằng. Khi tham gia vào sân chơi này, mọi người có thể biết ngay mình đang ở vị trí nào trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, có thể tiếp tục hay không, hay nên dừng lại. Khi một nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, anh ta không thể biết người xem nghĩ gì về mình, thích gì về mình và không thích gì về mình. Còn biểu diễn trên youtube, anh ta sẽ biết ngay người xem thích gì về mình, không thích gì về mình.

Có rất nhiều tài năng âm nhạc của thế giới như: nữ nghệ sĩ guitar điện của Pháp Tina S, nam nghệ sĩ guitar fingerstyle của Hàn Quốc Jung Sung Ha, nữ nghệ sĩ guitar fingerstyle của Nhật Bản Kanaho, nữ nghệ sĩ guitar fingerstyle của Thuỵ Ðiển Gabriella Quevedo… Tất cả đều thành danh và được cả thế giới biết đến, mà khởi nghiệp ban đầu cũng bắt nguồn từ làm những video clip biểu diễn trên youtube.

Ở Cà Mau, có rất nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân âm nhạc, ca sĩ nổi tiếng và có tên tuổi. Nhưng người có can đảm, dám biểu diễn trên sân chơi lớn của youtube và được mọi người hào hứng đón nhận, cho đến thời điểm này, chắc chắn chỉ có anh Ba Duy. Những clip của Anhbaduy Guitar Cà Mau, dù chưa được trọn vẹn cho lắm, theo như anh tâm sự, chỉ là tự bộc phát, muốn hát cho vui, giải toả đam mê yêu thích âm nhạc của mình. Nhưng những clip của anh Ba Duy, dù không chủ ý, đã làm cho mọi người trên khắp thế giới biết về người Cà Mau hơn và người Cà Mau cũng tài ba vô cùng…

Bút ký của Ái Như

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.