ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 20:59:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ấp Chống Mỹ vươn mình

Báo Cà Mau Thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm, người dân ấp Chống Mỹ (xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) nêu cao lòng yêu nước, theo cách mạng. Những chàng trai, cô gái chỉ mới 14, 15 tuổi đã hăng hái trốn nhà đi đánh giặc. Ông Phạm Thanh Tòng, năm nay 78 tuổi, người dân cố cựu ở ấp, kể lại: “Sau này Nhà nước đặt tên ấp là ấp Chống Mỹ để biểu dương tinh thần yêu nước của người dân nơi đây. Thời đó, Nhân dân chung một lòng quyết chiến vì độc lập của Tổ quốc. Tôi nhớ những ngày trốn nhà đi chiến đấu khi chỉ mới 14 tuổi, lúc ấy chỉ với suy nghĩ là phải thắng giặc thù, giành lại độc lập".

Ông Phạm Thanh Tòng, năm nay 78 tuổi, người dân cố cựu ở ấp, kể lại: “Sau này Nhà nước đặt tên ấp là ấp Chống Mỹ để biểu dương tinh thần yêu nước của người dân nơi đây. Thời đó, Nhân dân chung một lòng quyết chiến vì độc lập của Tổ quốc. Tôi nhớ những ngày trốn nhà đi chiến đấu khi chỉ mới 14 tuổi, lúc ấy chỉ với suy nghĩ là phải thắng giặc thù, giành lại độc lập".

"Cuộc sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, nhưng đổi được thành quả ngày nay là vô cùng xứng đáng. Bây giờ, chúng tôi không còn cầm súng mà cầm cuốc, lái máy cày, máy kéo làm kinh tế”, ông Tòng chia sẻ.

Ông Phạm Thanh Tòng vui mừng giới thiệu mô hình làm nước sạch của con trai.

Thời bình, gia đình ông Tòng vẫn bám trụ sinh sống tại ấp. Nhà ông chăm chỉ làm kinh tế, có huê lợi từ ruộng, vuông tôm... Bên cạnh nghề làm nông, con trai ông Tòng còn có mô hình làm nước sạch đóng chai. Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình từ 300-400 triệu đồng.

Ông Phạm Thanh Tòng tự làm kinh tế chứ không sống dựa vào các con. Ông bảo, tuổi già nhưng còn sức là còn lao động.

Rời chiến trường, trở về cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Dương Lý Quảng, sinh năm 1943 (hiện là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp) bắt tay làm kinh tế với nghề nông. Nhờ chăm chỉ trồng lúa và nuôi tôm, đời sống gia đình ông ngày càng khấm khá. Ông Quảng chia sẻ: “Ở đây người dân không rượu chè, cờ bạc mà chăm chỉ làm ăn, áp dụng các mô hình để phát triển kinh tế gia đình. Giờ đây, ai đến ấp Chống Mỹ cũng khen khang trang, an ninh, nhà dân sạch, đẹp. Ở đây, các cựu chiến binh đều thờ ảnh Bác như lời nhắc nhở bản thân và thế hệ sau phải nỗ lực mỗi ngày vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Ông Dương Lý Quảng, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh của ấp chống Mỹ duy trì truyền thống yêu nước cho con cháu. Mỗi năm ông đều làm giỗ cho Bác Hồ.

Ấp Chống Mỹ có 47 cựu chiến binh, thương binh. Các cô, các chú giữ tinh thần yêu nước cao độ và tham gia công cuộc đổi mới, xây dựng ấp, xóm ngày càng phát triển giàu mạnh. Từ lòng yêu nước, họ đã phấn đấu làm kinh tế với đủ mô hình, không ngại khó, ngại cực. Từ tấm gương của người đi trước, thế hệ sau noi theo, nên ấp phát triển nhanh hơn nhiều nơi khác.

Hiện tại, ấp Chống Mỹ có 350 hộ, đã xoá trắng hộ nghèo vào năm 2023. Người dân nơi đây đa phần bám trụ làm kinh tế tại địa phương chứ không bỏ xứ đi làm thuê, làm công nhân ở các tỉnh như nhiều nơi khác.

Ông Phạm Quốc Trận, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình, cho biết, ấp Chống Mỹ có tổng diện tích tự nhiên 602 ha, trong đó 275 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm, 227 ha sản xuất một vụ lúa - một vụ tôm. Nông nghiệp là thế mạnh của ấp, cơ cấu theo vụ mùa, có sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi giống năng suất cao; việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm. Tổ hợp tác sản xuất được củng cố, kiện toàn kịp thời và phát huy hiệu quả (đã củng cố 7 tổ, có 138 thành viên).

Nhân dân tận dụng bờ liếp, sân vườn trồng màu kết hợp chăn nuôi, phát triển nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả, như mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Dương Văn Út; nuôi cá kết hợp trồng cây ăn trái của ông Dương Văn Bằng; mô hình nuôi gà, nuôi heo của ông Lục Quốc Ðoàn... Từ đó, đời sống kinh tế và thu nhập của người dân phát triển ổn định, tăng hộ khá, giàu; ấp không còn hộ nghèo, đời sống Nhân dân phát triển về mọi mặt. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; cơ sở hạ tầng được đầu tư đảm bảo, các tuyến giao thông của ấp đã được bê tông hoá nối liền với các ấp khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hoá của người dân", ông Phạm Quốc Trận phấn khởi chia sẻ./.

 

Lam Khánh

 

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.