ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 02:22:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bài học cuộc sống từ hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng… ” của Xuân Phượng

Báo Cà Mau Hồi đầu tháng 1/2025, quyển hồi ký “Khắc đi… Khắc đến” của nữ đạo diễn 96 tuổi Nguyễn Thị Xuân Phượng được trao giải Mai Vàng ở hạng mục tác phẩm văn học. Ra mắt tháng 9/2024, chỉ sau 2 tháng phát hành, sách đã tái bản lần thứ 3 với tổng lượng in 4 ngàn bản.

Bìa quyển hồi ký “Gánh gánh... gồng gồng…” của Ðạo diễn Xuân Phượng.

Quyển sách dày hơn 200 trang, ghi lại quá trình tác giả gầy dựng phòng tranh Lotus Gallery (Quận 7, TP Hồ Chí Minh) từ hơn 30 năm trước và sự nỗ lực đưa tranh triển lãm ở nước ngoài nhằm tôn vinh và quảng bá văn hoá Việt Nam với thế giới. Quá trình ấy có lắm niềm vui, nhưng cũng đầy nhiêu khê, vất vả...

Tôi tò mò và biết thêm, bà còn có quyển hồi ký đầu tay với tựa đề “Gánh gánh... gồng gồng...”, xuất bản năm 2000, tái bản đến 12 lần với hơn 25 ngàn bản và được nhận 2 giải thưởng của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh và Hội Nhà văn Việt Nam.

Quyển sách kể về cuộc đời người phụ nữ là bà, trải dài qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gắn liền với bao gian khổ, thăng trầm của đất nước.

Hơn 300 trang của quyển hồi ký “Gánh gánh... gồng gồng...” cứ “trói buộc” người đọc bởi ngồn ngộn chi tiết, sự kiện đầy cuốn hút.

Bà xuất thân từ hoàng tộc, cha là hiệu trưởng một trường tiểu học danh giá và duy nhất ở Ðà Lạt thời Pháp, được sống trong nhung lụa, được học trường Tây, giỏi tiếng Pháp. Nhưng cuộc đời cô bé Nguyễn Thị Xuân Phượng sinh năm 1929) lại rẽ sang một hướng khác với đầy gian truân, vất vả khi bản thân tự nguyện tham gia các tổ chức học sinh cứu quốc năm 1945.

Ngay lúc vừa tốt nghiệp tiểu học sang học trường Tây, bà đã có phản kháng mạnh mẽ khi cô bạn thân ngồi cạnh là người Pháp giẫm đạp lên lá cờ của đất nước.

Ý thức tự tôn dân tộc đã sớm hình thành trong bà, và chính điều đó thôi thúc cô gái 16 tuổi "xếp bút nghiên", trốn gia đình đi kháng chiến. “... Những học sinh vào tuổi 16, 17 chúng tôi sẵn sàng rời bỏ gia đình, đồng lòng muốn đuổi quân xâm lược. Nguyện vọng của chúng tôi bấy giờ chỉ có bảy chữ: Giành lại độc lập cho đất nước” (trang 29).

Ban đầu bà tham gia công tác tuyên truyền, tiếp tế, cùng các bạn trong nhóm tự biên tự diễn những vở kịch để giải thích về cuộc kháng chiến, kêu gọi đồng bào tham gia chống Pháp, tham gia đóng góp lương thực nuôi quân... Phải ngủ bờ ngủ bụi, ăn đói, uống thiếu... chịu cực khổ trăm bề. Dẫu thế, tuổi trẻ vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến vì lý tưởng cứu nước.

Ðạo diễn Xuân Phượng (bên trái) gặp mẹ Suốt (người giữa), thời bà làm phóng viên chiến trường. (Ảnh chụp từ sách)

Ðạo diễn Xuân Phượng (bên trái) gặp mẹ Suốt (người giữa), thời bà làm phóng viên chiến trường. (Ảnh chụp từ sách)

Cho đến bây giờ bà vẫn không quên, khi mặt trận ở Huế vỡ, phải đi đường rừng từ Huế ra Nghệ An dài hơn 300 cây số, suốt nhiều đêm: “Cảm giác đau rợn người vẫn còn nguyên. Năm 1946-1947 đối với tôi là năm kỷ niệm những trận đau cùng cực của đôi chân trần đạp lên đá nhọn” (trang 38).

Ðó mới chỉ là “màn dạo đầu”, quá trình từ lúc tham gia kháng chiến đến giải phóng đất nước và trải qua thời bao cấp, còn biết bao nhiêu nghiệt ngã mà bà đã nếm trải.

“Mãi về sau, khi hoàn cảnh đã khá hơn, tôi cố gắng giữ được cách đối xử tử tế với những người gặp khó khăn, nghèo khổ” (trang 93).

Sau công tác tuyên truyền, bà làm quân y vụ; đầu quân vào Nha Nghiên cứu Kỹ thuật Bộ Quốc phòng của Giáo sư, Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa, làm thuốc nổ; tham gia thực hiện trang tin của Bộ Tài chính; học y sĩ, rồi bác sĩ, công tác ở Uỷ ban Liên lạc Văn hoá với người nước ngoài, nhiệm vụ là chăm sóc sức khoẻ cho khách quốc tế đến thăm Việt Nam; phiên dịch cho phóng viên phương Tây vào chiến trường Việt Nam; trở thành phóng viên chiến trường, đạo diễn phim tài liệu... Chỉ cần điểm qua công việc cũng phần nào thấy được những gian nan mà bà phải đối mặt.

Nhưng những gì bà đã từng trải còn dữ dội gấp nhiều lần và thật khó có thể hình dung.

Một phụ nữ chuyển dạ đứa con đầu lòng giữa rừng sâu núi thẳm, được cáng đi bộ xuyên rừng bảy cây số, rồi sinh rớt trên đò - trong khi chồng thì lúc vợ chuyển dạ, vì nhiệm vụ phải đi ngay (chồng bà là sĩ quan pháo binh).

Cũng người phụ nữ ấy, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, chồng vì nhiệm vụ, một mình đùm túm hai con nhỏ, một địu trên lưng, một ngồi trong gánh, từ chiến khu lội đường rừng núi nhiều đêm ngày để về Thủ đô Hà Nội.

“Mình hết lòng yêu thương chăm sóc ai thì bù lại mình sẽ nhận được rất nhiều. Nên sống tử tế là một cách sống khôn ngoan nhất” (trang 114).

Và còn biết bao nghịch cảnh, chông gai khác. Thế nhưng bà vẫn kiên cường, đầy bản lĩnh và gánh gồng gia đình vượt qua tất cả.

Không chỉ có trở ngại, ở hồi ký còn đầy ắp những yêu thương, sự chia ngọt sẻ bùi trong khó khăn, thiếu thốn; ở đó còn có tình cảm bạn bè quốc tế thật hay, thật đẹp.

Hành trình đến với nghệ thuật của bà có hai điểm nhấn. Năm 1969, ở tuổi 40, đã có 3 con, khi đang là bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho khách quốc tế đến thăm, làm việc ở Việt Nam, một công việc lắm người mơ, thì bà rẽ ngang làm phóng viên chiến trường, theo đề xuất của đạo diễn Joris Ivens, một nhà điện ảnh cách mạng nổi tiếng thế giới. Ông đã nhìn thấy tố chất của bà qua chuyến công tác vào tuyến lửa Vĩnh Linh làm bộ phim nổi tiếng “Vĩ tuyến 17 - chiến tranh Nhân dân” mà bà là người đi theo làm phiên dịch.

Và ở lĩnh vực mới này, bà đã ghi đậm dấu ấn với vai trò đạo diễn cho nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Bà Xuân Phượng trao đổi kế hoạch đi vào tuyến lửa Vĩnh Linh làm phim tài liệu “Vĩ tuyến 17 - chiến tranh Nhân dân” cùng Ðạo diễn Joris Ivens, khi bà làm phiên dịch. (Ảnh chụp từ sách)

Bà Xuân Phượng trao đổi kế hoạch đi vào tuyến lửa Vĩnh Linh làm phim tài liệu “Vĩ tuyến 17 - chiến tranh Nhân dân” cùng Ðạo diễn Joris Ivens, khi bà làm phiên dịch. (Ảnh chụp từ sách)

Chưa dừng lại ở đó, năm 1991, 7 năm sau về hưu, dù đã ở tuổi 62, bà còn có một quyết định táo bạo là mở phòng tranh Lotus Gallery, tại TP Hồ Chí Minh (một trong những phòng tranh tư nhân đầu tiên bấy giờ), đồng thời mang tranh đi triển lãm nước ngoài.

Từ đấy lại tiếp tục một quãng đời đầy sôi động, thú vị, những niềm hạnh phúc mới vì đã nâng niu, làm toả sáng nhiều tài năng nghệ thuật bị cuộc đời vùi lấp. Và thế giới lại biết thêm về Việt Nam, thán phục hơn với những giá trị văn hoá tinh thần (chứ không chỉ có vết thương chiến tranh với cái nhìn thương hại).

“Năm tôi mười lăm tuổi, bà ngoại dặn: “Con ơi, ở với người xấu rất dễ xử, khó nhất là đối xử sao cho đầy đủ với người tốt”. Lời khuyên khôn ngoan ấy theo tôi suốt đời” (trang 175).

Chia sẻ với truyền thông, bà từng bảo, cuộc sống không chỉ “nhìn” mà còn phải “thấy”. Nhìn một bông hoa đẹp, thấy được đằng sau nó là công người chăm sóc; nhìn một thành quả, thấy được đằng sau nó là sự nỗ lực không ngừng... Ðó chính là cái nhìn bao dung, sâu sắc và thấu đáo của con người từng trải và là bài học cho nhiều người.

Bà cũng từng khuyên: “Ðừng nản chí vì khó khăn, đừng tự giới hạn mình”. Và đó cũng chính là con người của Ðạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng. Bước đường đời của bà là bước đường của con người không nản chí và không tự ti, tự giới hạn.

Với lối viết nhấn nhá, theo mạch cảm xúc, câu chuyện cuộc đời bà có sức lôi cuốn lạ thường. Ðọc hồi ký "Gánh gánh... gồng gồng...", không chỉ hiểu thêm về lịch sử, có được những bài học cuộc sống vô giá mà còn được truyền năng lượng tích cực, giúp ta có thêm nghị lực và bản lĩnh trước cuộc đời.

Gần thế kỷ đời người, bà còn rất nhiều điều muốn viết, muốn sẻ chia. Cầu chúc bà thật khoẻ mạnh và tiếp tục cho ra đời những sản phẩm tinh thần đầy giá trị./.

 

Trang Thăm

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.