ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 03:43:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bánh phồng tôm Năm Căn sẵn sàng mùa Tết

Báo Cà Mau (CMO) Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho quê hương Cà Mau nhiều đặc sản ngon, trong đó phải kể đến con tôm, cua ở vùng ngập mặn Năm Căn, Ngọc Hiển. Từ nguyên liệu ngon, bà con nơi đây đã nghiên cứu, chế biến thêm nhiều món đặc sản khác, nổi tiếng khắp vùng - trong đó có đặc sản bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Nơi đây cũng là “cái nôi” để các chủ thể, doanh nghiệp thực hiện ý tưởng đưa sản phẩm bánh phồng tôm tham gia OCOP 3 sao, nâng lên 4 sao và vươn ra thế giới.

/uploads/Video/News/2022/10/13/092033BPT-1.mp4

Đến nay ở xã Hàng Vịnh đã hình thành được làng nghề bánh phồng tôm, với khoảng 30 hộ duy trì làm bánh (trong đó có khoảng 10 cơ sở, doanh nghiệp làm bánh thường xuyên, còn lại tập trung mùa Tết).

Theo các hộ làm bánh phồng tôm nơi đây, công việc của bà con hàng ngày bắt đầu khá sớm, từ 4 giờ sáng chuẩn bị các khâu sơ chế tôm, đánh bột, tráng bánh, phơi ráo, cắt bánh, để kịp ra vỉ phơi, đón nắng sớm. Nếu trời nắng tốt, bánh phơi 2 nắng là đạt yêu cầu. Hiện nay, để làm phong phú các mặt hàng bánh phồng, bà con đã nghiên cứu sáng tạo ra nhiều loại bánh phồng mặn, như: bánh phồng tôm, cua, hàu, ghẹ và các loại bánh phồng ngọt làm từ rau, củ, mè, trái cây (mít, chuối, thanh long…).

Công đoạn tráng bánh phồng rất quan trọng, cần độ dày vừa phải và đều tay.

Bánh phồng vừa hấp chín được xếp cẩn thận lên sào tre cho ráo.

Sau khi phơi ráo trên sào tre, bánh phồng được cắt thành miếng vừa ăn, phơi dưới nắng thiên nhiên.

Ông Huỳnh Trung Kiên, chủ cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kiên Cường Năm Căn, Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, cho biết: "Gần 4 năm làm nghề bánh phồng tôm, cơ sở luôn đặt ra tiêu chí chất lượng, an toàn lên hàng đầu. Từ đó, lượng phồng tôm xuất bán ra thị trường có xu hướng tăng. Cơ sở sản xuất quanh năm, bình quân hàng năm xuất bán từ 70-100  tấn, trong đó 70% xuất bán các tỉnh miền Bắc; còn lại khách hàng miền Trung, Nam, hàng năm doanh thu gần 7 tỷ đồng".

Ông Huỳnh Trung Kiên, chủ cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kiên Cường Năm Căn, Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn phấn khởi khi khá thành công khởi nghiệp từ bánh phồng tôm.

Anh Phạm Trung Kiên, công chức địa chính xây dựng xã Hàng Vịnh, cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã có 18 cơ sở sản xuất bánh phồng tôm và nhiều hộ dân làm nhỏ lẻ theo thời vụ, hiện nay xã có 2 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, sắp tới có 1 sản phẩm nâng lên 4 sao. Nghề này đã mở ra triển vọng tốt cho các cá nhân, doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho lao động nhàn rỗi ở địa phương, với thu nhập bình quân 4-8 triệu đồng/tháng. Sản phẩm bánh phồng tôm các loại bà con xuất bán ra thị trường hàng năm dao động từ 200-400 tấn.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa đến Tết âm lịch, sinh khí ở làng nghề bánh phồng tôm Hàng Vịnh tất bật hơn.

Chất lượng đã tạo nên thương hiệu, dần hình thành nên làng nghề bánh phồng tôm Hàng Vịnh, Năm Căn, có thể kết nối du khách tham quan, quảng bá đặc sản khi đến với Cà Mau./.

 

Loan Phương

 

Kỳ vọng cho du lịch ẩm thực

Trong chuỗi hoạt động của Chương trình sự kiện "Cà Mau - Ðiểm đến 2024", một trong những hoạt động được kỳ vọng sẽ tăng sức quảng bá du lịch ẩm thực là Ngày hội Bánh phồng tôm gắn với văn hoá ẩm thực Năm Căn, dự kiến được tổ chức trong tháng 9 tới đây. Cùng với đó là kỳ vọng giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các chủ thể có sản phẩm bánh phồng tôm OCOP 3 sao, 4 sao, đến tay người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước, góp phần tăng số lượng xuất bán ra thị trường, tăng thu nhập cho người làm nghề.

Ðộc đáo bộ sưu tập thời trang từ bánh dân gian

Sẽ như thế nào khi những chiếc bánh dân gian ngọt ngào đậm chất miền Tây sông nước trở thành chất liệu để sáng tạo thành bộ sưu tập thời trang? Ý tưởng độc đáo này được nhà thiết kế trẻ Nguyễn Minh Công biến thành hiện thực.

Bánh lá rau mơ món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Món ngon từ chuối ép khô

Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

"Săn" đặc sản ở rừng

Ở Cà Mau, các khu rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của các loài nhuyễn thể như: vọp, chem chép, ốc len..., thức ăn của chúng chủ yếu là các loại tảo, chất mùn hữu cơ dưới tán rừng. Theo đó, nhiều người dân địa phương mưu sinh từ nghề khai thác nguồn lợi này, tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Ðặc sản kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Có xuất xứ từ huyện Hương Sơn, kẹo cu đơ là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện có hàng nghìn cơ sở lớn nhỏ trong tỉnh được lập ra để sản xuất và bán thức quà này.

Cá kho làng Vũ Ðại

Làng Vũ Ðại là tên gọi trong tác phẩm của Nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu là làng Ðại Hoàng, nay là thôn Nhân Hậu, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Ðịnh. Nơi đây nổi tiếng với món cá kho trong niêu đất.

Thực phẩm chay vào mùa cao điểm

Tháng Giêng là thời điểm nhu cầu sử dụng các thực phẩm chay tăng mạnh. Ðể cung ứng cho thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, hàng quán tăng số lượng hàng để phục vụ thực khách. Ngoài những món thông dụng như đậu hũ, rau củ quả... nhiều nơi chế biến sẵn món chay các loại để khách hàng có thể mua về dùng liền, rất tiện lợi.

Giữ trọn nếp xưa

Hưởng ứng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Khái, huyện Phú Tân đã tổ chức ngày hội bánh dân gian với chủ đề “Món ngon Nam Bộ”, để chị em họp mặt và giao lưu với nhau.