ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 19:51:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Báo động mất cân bằng giới tính khi sinh

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh ở Cà Mau là 112,9 bé trai/100 bé gái. Kết quả này thể hiện rõ mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đang ở mức báo động. Nếu xu hướng này tiếp tục tăng nhanh và không trở lại mức bình thường là 107 bé trai/100 bé gái thì những hệ luỵ khi thừa nam, thiếu nữ sẽ không thể tránh khỏi.

Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Cà Mau, nhìn nhận, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao chưa phải là vấn đề lớn vào thời điểm hiện nay, nhưng có thể trở thành nghiêm trọng trong vài thập kỷ tới. Có thể thấy tình trạng MCBGTKS sẽ có những tác động rất lớn về mặt xã hội, sự phát triển kinh tế và tình hình an ninh, chính trị. Theo đó, sẽ xuất hiện tình trạng mất ổn định trong hôn nhân do thừa nam, thiếu nữ; Có thể làm gia tăng tội phạm xã hội như: Ngăn cản, xung đột, thậm chí xảy ra tranh chấp phụ nữ dẫn đến án mạng. Nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm đã xảy ra và có thể sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, việc dư thừa nam giới dẫn đến việc các hành vi tình dục đồng tính có thể gia tăng và trở thành phổ biến hơn. Những người đồng tính trước đây có thể bị coi là “biến thái”, phải che đậy, giấu giếm thì nay công khai bày tỏ nhu cầu tình dục.

Tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải.

TSGTKS chỉ mới tăng từ sau năm 2000, trùng hợp với việc nở rộ các dịch vụ lựa chọn giới tính. Khi tâm lý ưa thích con trai ăn sâu vào tiềm thức, số con bị khống chế bởi chính sách dân số, cộng với sự tiếp cận dễ dàng của công nghệ lựa chọn giới tính thì tình trạng MCBGTKS là điều không thể tránh khỏi.

Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, để đạt được mục tiêu đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, Cà Mau đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là công tác truyền thông về thực trạng MCBGTKS; Việc thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS. 

“Tuy nhiên, nếu chỉ có ngành dân số thực hiện đơn lẻ thì hiệu quả sẽ không cao mà cần có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể. Bên cạnh đó, hàng năm, HĐND các cấp cần đầu tư kinh phí địa phương cho các hoạt động can thiệp giảm thiểu MCBGTKS”, Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng khẳng định.

Để giải quyết tận gốc rễ tình trạng MCBGTKS cũng phải xoá bỏ các hoạt động bất hợp pháp của một số cán bộ y tế trong việc xác định giới tính và lựa chọn giới tính thai nhi. Mặc dù đã có những nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, dân số và trẻ em, nhưng hiện có rất ít địa phương áp dụng các nghị định này để xử phạt. 

Theo Bác sĩ CKII Huỳnh Trung Nhân, Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận xã hội, phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Tuyên truyền nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ y tế thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

Để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, rất cần sự chung tay của toàn xã hội trong thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân. Trong xã hội hiện đại, quan niệm có con trai để “nối dõi tông đường” không còn phù hợp nữa. Việc sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ, vừa là hành vi vi phạm pháp luật./.

 Thanh Phương

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Để thu hút các nguồn lực phát triển, những năm gần đây, TX. Giá Rai luôn tăng cường công tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực để đầu tư phát triển.