ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 18:52:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị xâm hại

Báo Cà Mau (CMO) Không ai phòng tránh hộ con mình tốt hơn là gia đình và chính bản thân các con”, bà Phan Lan Hương, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em (trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), khẳng định như thế khi trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau về công tác phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ.

Qua ghi nhận, Cà Mau là một trong số địa phương xảy ra nhiều vụ án thương tâm liên quan đến xâm hại trẻ em (XHTE) với diễn biến ngày càng phức tạp, khiến xã hội đang phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Bà Phan Lan Hương cho rằng, các bậc phụ huynh, nhà trường và ngay chính bản thân các em cần trang bị và có các biện pháp chủ động phòng tránh vấn nạn này nhằm bảo vệ con em và bản thân mình trước nguy cơ bị kẻ xấu xâm hại.

Người lớn cần dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản và cần thiết để có thể thoát khỏi sự khống chế của kẻ xấu.  Ảnh: Băng Thanh

Theo báo cáo của Công an tỉnh Cà Mau, 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ XHTE, với 15 đối tượng có liên quan. Qua phân tích hành vi vi phạm pháp luật, có 7 vụ hiếp dâm trẻ em (6 đối tượng); 7 vụ giao cấu trẻ em (6 đối tượng); 4 vụ dâm ô trẻ em (3 đối tượng). Về độ tuổi, có 15 đối tượng 18 tuổi trở lên. Về độ tuổi của người bị xâm hại, có 1 bị hại dưới 6 tuổi, 5 bị hại từ 6 đến dưới 13 tuổi, 12 bị hại từ 13-16 tuổi. Tất cả đều bị khởi tố hình sự. 

Nguyên nhân dẫn đến các vụ án là đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bị hại, lợi dụng lúc vắng người. Đáng chú ý, một số đối tượng phạm tội trong các vụ XHTE có mối quan hệ quen biết, họ hàng, người trong gia đình nạn nhân; nạn nhân là những em có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa gửi con ông bà chăm sóc. Mặt khác, đối tượng thường nảy sinh ý định phạm tội tức thời nên công tác phòng ngừa ít hiệu quả. Đáng báo động là 2 vụ việc xảy ra trong tháng 7 vừa qua, đối tượng lại là trẻ vị thành niên thực hiện hành vi hiếp dâm, dâm ô đối với bạn hàng xóm, nhỏ tuổi hơn (xảy ra ở huyện Ngọc Hiển và Trần Văn Thời).

Bà Phan Lan Hương nhận định: “Hiện nay, trẻ nhỏ tiếp xúc với "văn hoá của người lớn" sớm, như phim ảnh, internet, sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, môi trường xã hội. Tôi đi dạy các bé tiểu học, có bạn chia sẻ rằng bạn ấy xem phim sex từ lớp 3 do anh hàng xóm cho xem cùng”. Theo bà Lan Hương, các con đang trong độ tuổi tiền dậy thì tò mò về giới tính, muốn khám phá, muốn tìm hiểu mà không có sự giải đáp của người lớn. Trong khi cha mẹ không quan tâm để hướng dẫn dạy dỗ. Thêm nữa là việc các con thiếu kiến thức về pháp luật, kiến thức về xâm hại tình dục cũng không được trang bị. Đôi khi các con không biết mình đang vi phạm pháp luật, cũng không hiểu nổi hậu quả của việc xâm hại tình dục là như thế nào. 

Trẻ em cần được sự giám sát chặt chẽ của người lớn. Ảnh: Hồng Nhung

Thực tế, việc cảnh báo phòng ngừa XHTE trên báo chí, trường học, các phương tiện truyền thông của các ban, ngành liên quan đến lĩnh vực đều có kế hoạch và triển khai rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức và kiến thức đưa ra như thế nào, làm có chất lượng không hay làm cho xong, cho có hoạt động để báo cáo? Quan trọng hơn nữa là gia đình quan tâm đến con như thế nào? Có đủ kiến thức để dạy con không? Có đủ kiến thức để quan tâm và sát sao đến con không? Hay các gia đình luôn lấy cớ bận việc? Bà Lan Hương cho rằng, sinh con ra trách nhiệm nuôi dạy đầu tiên phải là cha mẹ chứ không phải xã hội.

Do đó, để phòng ngừa XHTE, cần quan tâm đến lứa tuổi vị thành niên với những kiến thức về giáo dục và pháp luật; cha mẹ phải học để dạy con, để nhận biết dấu hiệu về vấn đề XHTE; trường hợp không có thời gian dạy con, cần đề nghị nhà trường, đoàn thanh niên, các hội, ngành quan tâm để họ có những hoạt động phù hợp cho các bé. Các con phải được học về kỹ năng phòng tránh XHTE. Về những hành vi thế nào là xâm hại? Cách phòng tránh? Thiết nghĩ, nếu trường hợp bé gái 8 tuổi ở Cà Mau mà vụ việc đã đưa tin được học kỹ năng, chắc hẳn sẽ không bị xâm hại hoặc chí ít bé cũng biết cách tố cáo chứ không phải đợi đến khi phụ huynh “gặng hỏi” mới kể lại như vậy. 

Em Trần Gia Hảo, học sinh trường THPT Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Tụi em đang sống trong thời đại công nghệ số 4.0, nhưng chính điều này là mối lo ngại lớn, bởi có quá nhiều thứ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, kể cả việc tò mò tìm hiểu những thứ người lớn đang cấm đoán. Nếu bản thân tụi em không tỉnh táo trước mọi sự cám dỗ, hoặc khi tình huống xảy đến, không biết cách tự bảo vệ mình thì không thể lường trước được hậu quả”. 

Điều khiến Gia Hảo lo ngại là hiện nay tại địa phương, các em không thể tìm được “địa chỉ tin cậy” để gửi tâm sự, hay đơn giản là thực sự lắng nghe và hướng các em cách giải quyết vấn đề. Kể cả các vụ việc đã xảy ra, “Ai, nơi nào có thể giúp các em ổn định tâm lý, vượt qua nỗi sợ hãi, ám ảnh của cuộc đời?”, Hảo bộc bạch. Ngay khi ở môi trường giáo dục, chính em và rất nhiều bạn bè trang lứa đang học tập, sinh hoạt cũng rất khó nhỏ to về những “chuyện ấy ơi”, mặc dù có phòng tư vấn tâm lý học đường.

Chị Trần Phương Lan, mẹ Gia Hảo, cho rằng, trước hết phụ huynh hãy tin tưởng con, hãy biết lắng nghe, sẻ chia để các con có điểm tựa khi cần. Song, ngay chính các bậc phụ huynh lại ái ngại lý giải với các con “chuyện người lớn” khi các con thắc mắc, chưa kể, rất ít phụ huynh quan tâm đến biến đổi tâm sinh lý của con theo độ tuổi. 

“Nhiều phụ huynh cho rằng, không nên “vẽ đường cho hươu chạy”, còn theo tôi, thay vì “vẽ” hãy “dắt” hươu chạy đúng đường. Hãy chỉ cách cho con nhận định đúng - sai, ai tốt - ai xấu, việc có thể - không thể làm...”, chị Lan chia sẻ. Chị và Gia Hảo như hai người bạn. Từ tâm sinh lý đến những thắc mắc về các mối quan hệ, những chuyện tế nhị, Gia Hảo đều có thể chia sẻ và được chị lý giải cặn kẽ. Chị ủng hộ và luôn đồng hành cùng con nghiên cứu chuyên sâu về vấn nạn nhức nhối này. Đây cũng là cách chị giáo dục con, dạy con cách phòng tránh và tự bảo vệ mình trước những tình huống khó lường trước.

“Cần phải tin tưởng và có cách thức hỗ trợ khi con nói về những lo lắng, cảm xúc của mình. Có những trường hợp con báo trước cho bố mẹ những mối nguy hiểm, không an toàn bằng cách này hay cách khác nhưng vì bận bịu, vì chủ quan, hay vì nhiều lý do khác mà bố mẹ không có biện pháp hỗ trợ con kịp thời nên đã có những câu chuyện đáng tiếc xảy ra. Buồn lắm khi người lớn vô tâm với những câu chuyện tưởng chỉ là vớ vẩn của con trẻ. Hãy lắng nghe để thấy được những thông điệp SOS của con từ những câu chuyện đó, các bố mẹ ạ!”, bà Phan Lan Hương khuyến nghị.

Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.