ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 14:57:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Bệ đỡ" cho xuất khẩu lao động

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau xác định, xuất khẩu lao động là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác quốc tế.

Chủ trương kịp thời

Nghị quyết số 21/2019/NQ-HÐND, ngày 6/12/2019, của HÐND tỉnh (Nghị quyết 21), quy định về chính sách hỗ trợ, cho vay đối với các hộ làng nghề thuộc Công viên Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau và đối tượng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hướng đến những thị trường có thu nhập cao, công việc ổn định.

Từ năm 2011 đến cuối năm 2017, Cà Mau đưa 264 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 29,7% chỉ tiêu kế hoạch. Lao động đi làm chủ yếu là hình thức thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân; tham gia công việc cơ khí, điện tử... Sau 3 năm làm việc tốt, lao động có thể tích luỹ từ 120-150 triệu đồng đối với thị trường Malaysia; từ 360-500 triệu đồng đối với thị trường Ðài Loan; từ 500-800 triệu đồng đối với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc.

Người lao động tiếp cận nguồn thông tin thị trường lao động chính thống tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh đã ban hành Ðề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng (Ðề án). Ðể tạo điều kiện triển khai thực hiện Ðề án, HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết 21 quy định về chính sách hỗ trợ, cho vay đối với đối tượng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Theo đó, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đề án tối đa không quá 13,8 triệu đồng/lao động. Lao động còn được hỗ trợ vay chi phí xuất cảnh theo đề án từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo hình thức cho vay tín chấp, không cần phải có tài sản đảm bảo, với mức vay tối đa không quá 110 triệu đồng/lao động.

Nghị quyết nêu rõ, nguồn vốn thực hiện chính sách từ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, ngân sách tỉnh và ngân sách tỉnh uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; các mức hỗ trợ đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

Chính sách hỗ trợ thiết thực

Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 21 đã thu hút nhiều đối tượng tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần giảm bớt gánh nặng về chi phí cho người lao động trong quá trình đào tạo, giáo dục định hướng và chi phí xuất cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo thống kê từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2019-2023, có 1.362 lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 258 lao động được chi hỗ trợ ban đầu, với số tiền trên 1,41 tỷ đồng; 321 lao động được hỗ trợ vay vốn, kinh phí hơn 28 tỷ đồng. Ðáng chú ý, năm 2022 có 320/200 lao động và năm 2023 có 471/400 lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo đề án.

Năm 2023, ngành lao động tổ chức 36 phiên giao dịch việc làm (23 phiên trực tiếp, 13 phiên trực tuyến), với 3.329 lao động và 155 doanh nghiệp tham gia.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thẩm định hồ sơ năng lực, chấp thuận cho 42 công ty tham gia tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu ở các thị trường: Nhật Bản, Ðài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia. Các ngành, nghề tham gia gồm: gia công cơ khí, trang trí nội thất, chế biến thức ăn, chế biến bánh mì, may ghế nệm, lắp ráp linh kiện điện tử, đóng gói công nghiệp, bảo dưỡng máy móc, chế biến rau củ, cơ khí ô tô, vận hành máy, sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp... Mỗi lao động thu nhập từ 25-30 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chia sẻ: “Cà Mau còn khó khăn về điều kiện kết nối hạ tầng giao thông với các trung tâm thành phố lớn, dẫn đến thu hút đầu tư chưa tương xứng. Việc giải quyết việc làm nói chung cũng như đưa lao động đi làm việc nước ngoài là yêu cầu tất yếu. Lợi ích mang lại không chỉ giải quyết vấn đề thu nhập mà lao động còn hiểu biết, rèn luyện kỹ năng nghề, có điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, có nguồn vốn khởi nghiệp khi trở về quê nhà. Phải khẳng định rằng, Cà Mau là một trong những tỉnh có chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài tốt nhất cả nước, với các khoản hỗ trợ, khoản vay như trong Nghị quyết 21”.

Sang Nhật Bản làm việc trong nhà máy chế biến thuỷ sản được 6 tháng, mức lương 50 triệu đồng/tháng, chị Lê Ngọc Anh (xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi) phấn khởi: “Trung tâm Dịch vụ việc làm tư vấn tận tình các đơn hàng, tôi được hỗ trợ kinh phí học ngoại ngữ. Nơi ở của tôi được bố trí đầy đủ tiện nghi, rộng rãi, trừ chi phí hằng tháng tôi tích luỹ hơn 30 triệu đồng. Cán bộ trung tâm thường xuyên liên hệ thăm hỏi điều kiện làm việc, ăn ở, động viên tinh thần nên tôi rất yên tâm làm việc”.   

 Chị Lê Ngọc Anh (bìa phải) phấn khởi cùng bạn ra sân bay sang Nhật Bản lao động ngành chế biến thuỷ sản.

Chính sách hỗ trợ lao động xuất khẩu thực sự đi vào đời sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân. Cùng với những giải pháp linh hoạt, đổi mới, tin chắc rằng giai đoạn 2022-2025, Cà Mau sẽ đạt và vượt chỉ tiêu đưa 1.900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

 

Mộng Thường

 

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW (Chỉ thị 37) ngày 3/9/2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Quyết định số 416/QĐ-TTg (Quyết định 416) ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cà Mau đã đạt nhiều kết quả tích cực, gắn với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.

Tổ chức Công đoàn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật về lao động

Là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, thời gian qua Công đoàn các cấp trong tỉnh luôn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN… để đoàn viên, người lao động (NLĐ) được hưởng đúng, đủ, kịp thời chế độ, quyền lợi của mình.

Một chính sách an sinh xã hội ưu việt

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Ðảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chính sách này do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận, mà nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn.

Cần sự đầu tư cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến và uy tín, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các tiêu chuẩn đào tạo mới, nhà trường cần được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Ðào tạo gắn với tiếp cận doanh nghiệp

Xu thế chung hiện nay của nhiều trường là đào tạo gắn với doanh nghiệp (DN). Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó, thời gian qua, Phân hiệu tăng cường hoạt động tiếp cận DN, với mong muốn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên (SV).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.

Ổn định lao động - Ðảm bảo an sinh, phát triển kinh tế

Thời gian qua, huyện Thới Bình tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững cho lao động nông thôn, qua đây góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.

Giảm thiểu tai nạn lao động tại các doanh nghiệp

"Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ) đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt. Ðó là nhờ các cấp uỷ đảng, chính quyền, công đoàn cấp trên đã quan tâm, đề ra chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể cho các đơn vị thực hiện gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh", ông Võ Quốc Tín, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, chia sẻ.

Từ 1/7/2024: 10 khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở tăng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Cùng với việc tăng lương cơ sở, nhiều khoản tiền, trợ cấp bảo hiểm xã hội dành cho người lao động ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng thêm.