ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 18:46:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bến đợi

Báo Cà Mau

Hoàng hôn ráng đỏ chân trời. Dòng sông thuỷ triều trào dâng náo nức ôm ấp bãi bờ. Những cánh rừng màu xanh non tơ xa ngút chân trời. Trong không gian rộn rã của đất trời, trong tiếng vọng xa xăm của rừng cây, biển cả làm ký ức tôi thức dậy, bao nhiêu nhớ thương, bao nhiêu kỷ niệm tràn về: Là vùng đất hoang sơ; là những con người chân chất hiền lành mà rất đỗi dũng cảm, anh hùng! Họ chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt qua bao đời người và từ khi có Ðảng, họ theo Ðảng đi đầu trong công cuộc chống ngoại xâm, trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giờ phút này, lòng tôi rộn ràng niềm thương nỗi nhớ về vùng đất vừa chia xa, vừa gần gũi, mến yêu, về lòng người vừa chân chất, vừa tràn đầy tình người, yêu thương cách mạng vô bờ bến. Trong sự nhớ thương đó, tôi lại nhớ như in bài thơ “Ðất Viên An” của Nhà thơ Nguyễn Bá mà tôi thuộc lòng năm tôi chưa tròn mười tuổi:

“… Dường như có bóng ai chèo

Mà rừng rứt lá bay theo vội vàng

Chắc bây giờ ở Viên An

Mùa đông đã trải lá vàng trong cây

Nước rong đã ngập bãi lầy

Từng đàn sóng vượt biển đầy hát ca

Ơi vùng trời nước bao la…”

Tôi đứng như chôn chân trong cảnh trời nước bao la ấy mà khắc khoải nhớ về từng dòng sông, con rạch, cánh rừng: Ông Trang, Xóm Mũi, Rạch Tàu, Rạch Thọ, Kinh Năm, Ðường Ðào, Rạch Gốc, Hóc Năng, Vàm Lũng, Bồ Ðề… nơi một thời ghi dấu chiến tích oai hùng của Bến cảng giữa rừng - Bến cảng lòng dân - Nơi tiếp nhận những con “Tàu không số” của Ðường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển Ðông.

Rừng rứt lá hay nỗi nhớ thương như rứt ruột của quê nhà gởi theo người đi chiến đấu. Tôi theo sống cùng các cô, các chú Giải phóng quân Ðoàn 962 - Ðơn vị bến tiếp nhận vũ khí từ đoàn tàu không số - Lữ đoàn 125 Hải quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam trên con đường huyền thoại: Ðường Hồ Chí Minh trên biển.

Trong rừng đước Mũi Cà Mau. Ảnh: Thanh Dũng

Hồi đó, tôi theo cha mẹ ở đơn vị 962. Rồi tôi đi học chữ tại đây. Tôi bập bẹ đánh vần mà thầy tôi là những người lính tàu không số. Trong mùa nắng chang chang, tôi được uống ngụm nước mát lành là tích tụ của những giọt mồ hôi được chưng cất từ nước biển mặn mà cô bác Rạch Gốc nhường cho.

Rừng đại ngàn rồi cũng rách bời loang lổ vì bom pháo Mỹ. Rừng xanh thẳm rồi cũng chết khô như phơi mình trong nắng gió vì hoá chất độc của kẻ thù.

Nhưng bến cảng thì vẫn sống - Bến cảng lòng dân.

Biết bao nhiêu tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật nói về con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại và tấm lòng yêu nước kiên trung với Ðảng của những người dân trên các bến đón nhận tàu không số. Cô bác ngư dân ở các cửa sông, bờ biển nơi này không chỉ thanh thản hiến nơi mưu sinh bao đời của mình cho cách mạng làm bến đón tàu mà còn gởi cả núm ruột của mình theo bộ đội chiến đấu bảo vệ bến, bảo vệ con đường, gởi theo niềm thương nỗi nhớ, ngày ngày dõi mắt trông theo như rừng - rứt - lá…

Hơn 50 năm trước tôi từ giã nơi này, ra đi. Ngày ấy bom pháo ngất trời xé nát rừng xanh. Bộ đội, ngư dân chắt chiu từng giọt nước, chén cơm. Vậy mà tiễn tôi, quà cô Út thì khăn rằn, cậu Bảy cây viết, chú Hai cây muỗng làm từ vỏ bom dầu của Mỹ. Ngay căn cứ hậu cần trong ngọn Kinh Sâu đổ ra Kinh Hòm có cụm đước già cổ thụ - nay là Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc. Trước ngày ra đi tôi trèo lên cây đước già cao nhất máng cây cần móc cua độc mộc của bác Năm Công làm tặng trước khi ông chuyển về Bến Tre (Năm Công tức Lê Công Cẩn, Bí thư chi bộ chiếc tàu đầu tiên của Bến Tre ra Bắc xin chi viện vũ khí). Tôi còn nhớ lời ông dạy: “Con móc cua bằng cần móc này cua không gãy càng”… Những giọt nước mắt tiễn đưa có khác gì rừng xanh rứt lá. Cuộc sống giản đơn mà vô cùng vĩ đại ấy được hoá thành thơ ca của những người trong cuộc. Chúng ta đọc một đoạn trong bài thơ “Nắng Tam Giang” của Khưu Ngọc Bảy, Trung đoàn trưởng Ðoàn 962:

“… Nắng rực rỡ trên rừng căn cứ cũ

Nắng hôn rừng loang lổ những hố bom

Nước ròng ai chở nắng về xóm Thủ

Ðể Tam Giang một chút chợt se buồn…”

Sau ngày giải phóng miền Nam đến giờ, dù khó khăn mấy, năm nào tôi cũng về thăm Rạch Gốc, Tân Ân, Viên An, Ðất Mũi và hình như năm sau nhiều lần về hơn năm trước. Mỗi lần về lòng như chất chứa trĩu nặng hơn tình yêu thương cô bác ở xứ sở này và cả mỗi dòng sông, cánh rừng đều gợi nhớ khôn nguôi:

Ðến kinh Ðầu Ðước nhớ chú Mười Sơn (quê Bến Tre), trong nắng cháy tháng Ba ngược dòng chở lu nước giếng măn mẳn đến cho các cô quân trang đang khát cháy cổ… Ðến Dinh Hạng như thấy bác Hai Ðấu (quê Trà Vinh) chắt chiu từng món đồ chơi bằng nhựa lượm được lúc tuần tra bờ biển, cho lũ nhỏ. Vô Kinh Hòm như gặp lại chú Bảy Huynh y tá (quê Ðịnh Thành - Cà Mau) bên bếp un muỗi tỉ mẩn gò từng chiếc kẹp I-nóc từ nhíp bom bi cho các chị, các cô giao liên, hậu cần…

Mỗi rặng đước, vàm sông như có hồn người, cứ đến, cứ về và tiễn đưa, như ngày căn cứ Vàm Lũng đầy ắp tiếng nói cười, tình yêu thương, sự sống và tinh thần chiến đấu quên mình vì Ðảng, vì Nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Ðoàn 962 năm xưa.

Mỗi lần về Rạch Gốc là y như rằng nơi tôi ghé trước tiên là nhà má Bảy - tôi kêu bằng bà nội. Bà đã ngoài chín mươi. Tôi chưa buộc xong dây xuồng là đã nghe tiếng bà vọng xuống: - Ai như thằng Bé, con chú Sáu bây ơi. Mồ tổ cha bây, sao không đi luôn đi. Rồi bà hạ giọng: Ở trên đó con có hay gặp mấy chú ở cứ ngày xưa không? Con có ra ngoài Hải Phòng gặp mấy chú đi tàu sắt vô đây hồi đó không? Không biết thằng Bảy, Thằng Ba, thằng Hiếu gãy tay, thằng Hổ cụt chưn… bây giờ tụi nó ra sao. Mà sao tụi nó ít về quá vậy. Ðâu phải chèo xuồng nước ngược như ngày xưa, xe hơi đi một lèo là tới hà con. Rồi bà hạ giọng: “Bữa nay con hên, Út mầy mới làm hũ ba khía muối…”. Vậy đó, nội hỏi, nội mắng yêu rồi nội trách. Mà trách cũng phải: Ô-tô về tận ngõ, điện bừng sáng rừng sâu, phố xá rộn ràng… bao đổi thay mà chợt nghĩ tưởng trong mơ. Vậy mà sao bộ đội năm nào ít về xóm cũ.

Duy có một điều không còn mà không mất, đó là bến cảng giữa rừng không còn vết tích nhưng còn trong nỗi nhớ thương của người dân xứ biển. Bởi bến cảng ấy được xây nên bởi lòng dân theo Ðảng.

Bây giờ không còn nơi bốc dỡ vũ khí giữa rừng sâu như là bến cảng - Bến cảng giữa rừng. Nhưng còn đây bến cảng lòng dân mà mỗi ngôi nhà của cô bác ngày xưa ấy vẫn là Bến Ðợi./.

Cà Mau, tháng 10/2021

 

Bút ký của Nguyễn Bé Ngân Phương

 

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.