ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:35:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bén duyên với mảnh đất cực Nam Tổ quốc

Báo Cà Mau (CMO) Anh Nguyễn Đức Tuấn (36 tuổi), Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Du lịch Vui - Vui Hospitality (Cà Mau), vui vẻ: “Là người Hà thành, tôi chọn Cà Mau dừng chân khởi nghiệp bởi con người nơi đây dễ mến, hiếu khách và Cà Mau có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ, du lịch. “Sứ mệnh” của Vui Hospitality là tối đa hoá hiệu quả kinh doanh và mang đến giải pháp quản lý tốt nhất cho các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng... bằng cách chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung”.

Được thành lập ngày 15/3/2018, Vui Hospitality hiện đang quản lý vận hành một số nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và vui chơi khá đẹp, độc đáo như: Nhà hàng Hương Việt Cà Mau, Khu Du lịch sinh thái Quốc tế Cà Mau, Khu Nghỉ dưỡng Nadine Phú Quốc Resort, Khu Nghỉ dưỡng Paradiso Phú Quốc Resort. 

Từng là nhân viên phục vụ bàn

Từ đầu năm 2018 đến nay, Nhà hàng Hương Việt đón hơn 500 lượt khách nước ngoài là khách lẻ, khách của các công ty thuỷ sản và là những chuyên gia (anh Tuấn đứng).

Để có được nền tảng kiến thức vững chắc trên 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch, anh đã trải qua rất nhiều vị trí làm việc từ nhân viên phục vụ bàn, buồng phòng, lễ tân, kinh doanh... mặc dù thời điểm đó anh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành phiên dịch tiếng Anh - Nhật.

Anh Tuấn kể, trong suốt thời gian học đại học (năm 2002-2007), anh làm việc bán thời gian với việc phiên dịch cho các công ty của Nhật tại Việt Nam ở Hà Nội. Năm 2007, tốt nghiệp đại học, anh làm phiên dịch cho các chuyên gia ở nhiều nhà hàng, khách sạn. Anh thích thú với công việc ở những nơi này. Để hiểu rõ, anh xin được trải nghiệm ngắn và nung nấu ý tưởng “quản lý, điều hành” cả một hệ thống nhà hàng, khách sạn của một tỉnh, một vài tỉnh và khắp cả nước.

“Chỉ là ý tưởng chứ chưa dám nghĩ xa. Bởi mình trái ngành, trái nghề, trong tay chưa có gì. Tài sản lớn nhất chỉ là ý chí, quyết tâm và sự nỗ lực”, anh cười. 

Tháng 7/2015, anh Tuấn trở thành Phó giám đốc điều hành Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Nam. Tháng 4/2016, anh là Giám đốc điều hành Khách sạn Mường Thanh Luxury Cà Mau. 

“Khi đó anh 34 tuổi. Là giám đốc điều hành trẻ tuổi nhất của tập đoàn. Anh có nghĩ mình đã thành công và đặt thêm mục tiêu khác? - anh khẳng định - Để đạt được vị trí đó rất khó khăn, nhưng tôi chưa thành công. Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cũng chỉ mới bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Mục tiêu hướng đến khi đó là hiện thực hoá ý tưởng, sáng lập công ty chuyên về tư vấn và vận hành quản lý nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí; cung ứng phần mềm quản lý bán hàng, trang bán phòng trực tuyến, đại lý tour du lịch...”.

Năm 2018, anh thực hiện ý tưởng, sáng lập Công ty Vui Hospitality đặt trụ sở tại Phường 9, TP. Cà Mau. Anh Tuấn trần tình, khoảng thời gian làm việc tại Cà Mau, anh nhận ra mình yêu mến con người nồng hậu, nhiệt tình, mến khách nơi này. Khi có quyết định điều chuyển công tác, anh quyết định ở lại Cà Mau lập nghiệp. Chính quyền địa phương, đối tác, đồng nghiệp, bạn bè hỗ trợ anh mọi việc, kể cả hỗ trợ tài chính thành lập công ty. 

“Tôi chưa thành công, chưa có tài sản tiền tỷ, nhưng tôi may mắn có được rất nhiều đối tác, bạn bè, nhân viên từ Bắc chí Nam ủng hộ, giúp đỡ. Trong hơn 10 năm qua, tôi từng giữ chức vụ giám đốc điều hành tại nhiều khách sạn trên cả nước, liên doanh nước ngoài và ở tất cả những nơi đó, tôi có rất nhiều nhân sự đắc lực, họ sẵn sàng khi tôi cần”, anh Tuấn tâm đắc. 

Phải là người chuyên nghiệp

“Thấy - làm - dạy được” cho người khác. Anh Tuấn cho rằng, một người lãnh đạo thành công phải đào tạo được nguồn lực kế thừa. Anh không giấu nghề và gạt bỏ ý nghĩ sợ người khác thành công, hay người khác thay vị trí của mình là mình thất nghiệp, mà là để mình có một vị trí, một cơ hội khác tốt hơn. Do đó, ngay khi đảm trách nhiệm vụ, anh đã đặt tầm ngắm vào những người có tài lực để có thể thay thế và điều hành tốt công việc khi cần thiết.

Tại những nơi anh đã làm việc, điều quan tâm nhất là đào tạo nguồn nhân lực. Ngay tại Vui Hospitality, Hương Việt Cà Mau, hay các khách sạn ở Phú Quốc, anh luôn nhắc nhở nhân viên phải tự coi mình là người chuyên nghiệp, từ hình ảnh, tác phong đến cung cách làm việc. Căn cốt vẫn phải là có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu xã hội, giao tiếp tốt và kỹ năng thích nghi. 

Anh minh chứng tại Nhà hàng Hương Việt Cà Mau, anh đã làm được điều này khi tiếp nhận vận hành từ chủ đầu tư. Anh thay đổi suy nghĩ của thực khách trước nay luôn cho rằng Hương Việt “quá sang, quá đắt”, bằng cách mạnh dạn thay đổi cách phục vụ, thực đơn, niêm yết lại giá; nhân viên nhà hàng cũng được đào tạo chuyên nghiệp hơn, thông thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Trung, Nhật, Hàn. Hiện Nhà hàng Hương Việt đã trở thành “Điểm hẹn doanh nhân số 2” của tỉnh Cà Mau, dự kiến ngày 13/10 tới đây sẽ chính thức khai trương. Anh mong muốn nơi đây trở thành điểm hẹn ẩm thực, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đối tác, doanh nghiệp và với lãnh đạo tỉnh. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhà hàng đón hơn 500 lượt khách nước ngoài là khách lẻ, khách của các công ty thuỷ sản và là những chuyên gia. Bình quân 1 tháng nhà hàng đón hơn 2.000 lượt khách sử dụng dịch vụ trực tiếp. 

“Dù làm ở bất kỳ đâu cũng phải trở thành người “bị săn””, anh Tuấn khẳng định. Ngay chính anh đang là người “bị săn” của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, họ “treo giá” rất cao. Và anh cho đó là “giá trị” của bản thân, nhưng không coi đó là “định giá” mà đề cao bản thân. 

“Tôi là người có cá tính. Nhiều người cho rằng tôi phô trương. Bởi lẽ tôi đã đề ra mục tiêu sẽ phải làm đến cùng. Đã có lúc tôi thấy mình cô độc. Những điều tôi đề ra đều bị gạt bỏ, lờ đi vì người khác cho đó là quá sức, không hiệu quả. Nhưng tôi minh chứng bằng ý tưởng, bằng hành động thực tế và tôi đã làm được”, anh Tuấn tâm tình.

Tuy vậy, trên con đường dài gian nan, đã không ít lần anh thất bại, chùn bước bởi đặt niềm tin sai người, chọn sai nhân viên do cái nhìn chưa chuẩn, giao việc quá khả năng khiến công việc gián đoạn, xáo trộn và có lúc anh phải chậm lại, cẩn trọng và sáng suốt hơn. 

Anh Đức Tuấn cho biết, mục tiêu hướng đến của anh là ổn định công ty trong 2 năm tới. Thời điểm này là lúc công ty xây dựng và phát triển đội ngũ quản lý giàu năng lực và kiến thức vững chắc. “Vui Hospitality đang nỗ lực hết mình với mong muốn góp một phần  nhỏ bé vào sự phát triển của du lịch Cà Mau và của cả nước trong thời gian tới, với việc trở thành đơn vị quản lý vận hành nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí từ 4-5 sao đẳng cấp trên cả nước”, anh Nguyễn Đức Tuấn kỳ vọng./.

Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.