ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 07:54:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bữa ăn bán trú - Nhìn từ những vướng mắc

Báo Cà Mau (CMO) Hình thức tổ chức học bán trú ở bậc học mầm non, phổ thông nhằm đáp ứng xu thế đổi mới của giáo dục, được xã hội ủng hộ sâu rộng. Ðể thống nhất thực hiện chủ trương này, HÐND tỉnh Cà Mau đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HÐND, ngày 9/10/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, quy định mức thu một số dịch vụ hoạt động bán trú tại các trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Nghị quyết 09). Nghị quyết đã thực sự mang lại tác động toàn diện, tích cực cho hoạt động của các đơn vị trường học tổ chức bán trú. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai, thực tế đã đặt ra nhiều trăn trở cho các đơn vị trường học.

Nhiều thứ chi phối

Nghị quyết 09 quy định mức thu bán trú theo địa bàn. Không tính các khoản thu khác, riêng tiền bữa ăn (3 bữa) cho trẻ mầm non, mẫu giáo ở xã là 27.000 đồng/ngày/trẻ; tiểu học là 30.000 đồng/ngày/trẻ; các thị trấn và địa bàn TP Cà Mau, mức đóng là 30.000 đồng/ngày/trẻ ở bậc mầm non, mẫu giáo; 33.000 đồng/ngày/trẻ ở bậc tiểu học.

Thời “bão giá”, các đơn vị trường học phải gồng mình để tính toán bữa ăn bán trú đảm bảo khẩu phần, chất lượng, tương ứng với mức thu. Tuy nhiên, đó không phải là áp lực duy nhất. Thực tế cho thấy, dù Nghị quyết 09 quy định riêng về khoản tiền ăn cho học sinh, nhưng chính khoản tiền này cũng đang bị chi phối bởi nhiều thứ.

Cho đến thời điểm hiện tại, các đơn vị trường học trên địa bàn TP Cà Mau cảm nhận rõ áp lực khi thực hiện song song Nghị định 60/2021/NÐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021) và Nghị quyết 09 của HÐND tỉnh.

Bà Nguyễn Nguyệt Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (Phường 1, TP Cà Mau), cho biết: “Theo Nghị định 60/2021/NÐ-CP, trong tiền hoạt động bán trú thu từ học sinh có một số khoản chi khấu hao tài sản, thuế, hỗ trợ cải cách tiền lương, từ đó trường gặp không ít khó khăn trong quá trình cân đối để chi tỷ lệ phần ăn cho các bé đảm bảo dinh dưỡng theo quy định”. Cụ thể, nhà trường phải đóng 2% thuế cho các khoản thu bán trú, trong đó bao gồm cả tiền ăn của học sinh.

Ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo, thông tin: “Chỉ các trường học trên địa bàn TP Cà Mau đang áp dụng theo Nghị định 60, các địa phương khác chưa thực hiện. Dù là quy định, nhưng khoản thuế này thu từ khoản bán trú, việc tính toán bữa ăn, ngành đã nhận được phản hồi khó khăn từ các đơn vị trường. Một số ý kiến cho rằng, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục rất đặc thù, không lợi nhuận, nếu áp thuế thì càng tạo ra những áp lực cho đơn vị triển khai chính sách”.

Về mức thu hiện hành theo Nghị quyết 09, ông Vũ chia sẻ: “Nếu số tiền ấy dành trọn vẹn cho bữa ăn thì các trường còn kham được. Nhưng nếu bị chi phối thêm thì sẽ rất chật vật. Chưa kể, với tình hình vật giá leo thang hiện tại, các trường tổ chức bán trú đã vất vả lắm rồi”.

Còn tại Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, bà Nguyễn Thị Ngọc Tươi, Hiệu trưởng nhà trường, băn khoăn: “Tất cả các hàng hoá, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm phục vụ bán trú theo quy định đều phải có hoá đơn, chứng từ. Nhưng không phải nơi nào cũng có hoá đơn, buộc nhà trường phải mua hoá đơn để thanh quyết toán”. Ðó là chưa kể việc theo quy định, trường tiểu học không có bếp ăn riêng, phải thuê đơn vị bên ngoài cung cấp, thế nên không cách nào khác, tiền ăn bán trú của học sinh tại các trường học cũng bị chi phối ít nhiều cho các dịch vụ này.

Bữa ăn bán trú của học sinh đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình vật giá leo thang. (Trong ảnh: Bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi).

Trăm bề lo toan

Ở bậc mầm non, mẫu giáo, bộ phận nhân viên cấp dưỡng, nấu ăn là hết sức quan trọng để thực hiện mô hình bán trú. Thế nhưng hiện nay, việc hợp đồng đối tượng này được các trường học thực hiện theo thời gian 9 tháng thực học của niên khoá.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Hồng Nga, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sen Hồng (thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi), lo lắng: “Lương của nhân viên nấu ăn, cấp dưỡng đã thấp, mà chỉ được hợp đồng 9 tháng, 3 tháng còn lại thì không được ký hợp đồng. Nhiều người tìm việc làm khác, đến năm học mới thì người ta không quay về làm nữa. Trong khi đó, đối tượng này phải đạt chuẩn theo quy định mới được hợp đồng, chớ không phải ai cũng vào làm được”.

Ở những trường nông thôn như Trường Mầm non Khánh Bình Ðông (xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời), lại có nỗi lo lắng khác. “Ðiều kiện phụ huynh vùng nông thôn khó khăn, năm học này trường mới thực hiện theo Nghị quyết 09, nhưng phụ huynh đóng tiền ăn theo tuần, thậm chí theo ngày, nhà trường cũng không cách nào khác là phải linh động thôi”, bà Tô Thị Kích, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch.

Ông Huỳnh Minh Vương, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, chia sẻ thêm: “Một số phụ huynh khó khăn, người ta đến giờ ăn là rước con mình về, chiều lại cho con đến học. Nói vậy chớ tiền bán trú cũng là nỗi lo của phụ huynh, không phải ai ở nông thôn cũng chu toàn được”.

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các nhà trường tổ chức bán trú ở Cà Mau cũng hết sức khó khăn. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời, thông tin: “Trường có 2 lớp bán trú với hơn 70 học sinh, nhìn chung việc kiểm soát đơn vị hợp đồng thuê nấu từ bên ngoài là rất khó. Dù kiểm soát chặt chẽ như thế nào đi nữa cũng chỉ là cảm tính thôi”.

Còn với các trường mẫu giáo, mầm non, việc kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho nguyên liệu nhập vào bếp ăn cũng hoàn toàn bằng phương pháp đánh giá trực quan. Trong khi đó, các đơn vị chuyên môn y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ kiểm tra theo định kỳ.

Tại các trường bán trú ở Cà Mau hiện nay còn gánh các khoản chi phát sinh mà chưa có khung quy định cụ thể. Nói như bà Nguyễn Nguyệt Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương, Phường 1, TP Cà Mau là: “Các khoản này hiện nay theo quy định thì không có tên, nhưng tiền chi là thật như: giấy vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, xịt muỗi, nước lau sàn, nước tẩy, túi đựng rác… Nhà trường cũng tìm mọi cách tháo gỡ, nhưng nếu không được quy định cụ thể thì rất khó trong việc vận dụng”.

Xem ra, nỗi lo lắng về chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh không phải là câu chuyện riêng của ai, mà là nỗi lo chung của toàn xã hội. Tiền ăn bán trú có thực sự dành trọn vẹn cho bữa ăn hay không? Chất lượng và sự an toàn của bữa ăn bán trú cho học sinh làm sao để đảm bảo? Làm thế nào để tất cả học sinh được thụ hưởng chính sách ưu việt của giáo dục? Tất cả vẫn là băn khoăn đau đáu của những người trong cuộc.


 

Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022, đoàn công tác của Ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh đã có chuyến khảo sát ở lĩnh vực giáo dục, trong đó có các nội dung trọng tâm là kết quả thực hiện Nghị quyết 09; chương trình GDPT 2018 và các khoản thu chi đầu năm, công tác xã hội hoá ở nhiều địa phương.

Ông Nguyễn Phương Ðông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh, Trưởng đoàn khảo sát, cho biết: “Kiến nghị điều chỉnh Nghị quyết 09 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trường học thực hiện bán trú trong tình hình hiện nay là chính đáng, cấp thiết. Không chỉ vậy, tỉnh Cà Mau sẽ có những đề xuất, kiến nghị lên cấp thẩm quyền những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính sách giáo dục hiện nay. Mong muốn lớn nhất là làm sao để tất cả học sinh được thụ hưởng chính sách giáo dục ưu việt, nhân văn, phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhân cách”.


 

Hải Nguyên

 

địa chỉ đặt tiệc tại nhà uy tínTham khảo Lựa chọn an toàn

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.