ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 16:39:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau đón đợt mưa lớn

Báo Cà Mau (CMO) Do ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu gió Đông nên người dân Cà Mau đón mưa với lượng khá lớn vào mùng 6 Tết. Dù gặp khó khăn do thời tiết thay đổi nhưng mọi người vẫn phấn khởi bắt tay vào công việc sau kỳ nghỉ dài.

Từ sáng sớm mùng 6 (ngày 2/2), lượng mưa khá lớn trút xuống trên diện rộng. Đến buổi làm chiều, mưa lại lớn hơn và kéo dài hơn. Nhiều tuyến đường tại TP. Cà Mau tuy chưa đến mức ngập lụt nhưng đã có nước đọng không thoát kịp.

Anh Nguyễn Vĩnh Thiện, chủ quán cà phê Lan Việt, Phường 5, TP. Cà Mau, cho biết: “Tết thì lượng khách quán của tôi tăng rất cao. Năm nay có khác so với mọi năm là mưa bất ngờ vào những ngày Tết nhưng số lượng khách vẫn không giảm sút nhiều”.

Quán cà phê là loại hàng quán đặc biệt ở Cà Mau, luôn thu hút rất đông khách ở mọi lứa tuổi, dịp Tết thì lượng khách tăng lên gấp đôi, gấp ba ngày thường. Cơn mưa sáng mùng 6 đã làm lượng khách giảm đi ít nhiều. Với mong muốn phục vụ thực khách xuyên suốt vào những ngày Tết nên hầu hết các quán cà phê trong nội ô TP. Cà Mau vẫn mở cửa hoạt động.

Lượng mưa ngày mùng 6 khá cao cho thấy sự thay đổi khác lạ về thời tiết khi xuất hiện mưa vào các ngày nghỉ Tết. Em Ngô Thảo Như, Phường 8, TP. Cà Mau, chia sẻ: “Năm nay có mưa ngay vào mùng 6 Tết là chuyện hiếm thấy, nhưng dù vậy tôi thấy hàng quán vẫn có khách ghé qua”.

Khác với sự ghi nhận tại các hàng quán, các chợ nông sản vào mùng 6 Tết chỉ một số gian hàng khai trương, còn phần lớn vẫn đóng cửa. Chị Nguyễn Hồng Thắm, buôn bán rau củ tại chợ Phường 7, TP. Cà Mau, chia sẻ: “Mới khai trương vào hôm nay nên lượng khách vẫn chưa đông. Chủ yếu bán "lấy ngày" chứ vào những ngày này thì khách đi chợ còn thưa thớt. Mưa chắc bán vài món thôi rồi đóng cửa sớm”.

Do đón mưa khá lớn từ đầu ngày nên hầu hết các gian hàng thực phẩm, rau củ đều vắng khách.

Theo kinh nghiệm của người buôn bán tại chợ thì nhu cầu mua sắm Tết thực sự phải qua mùng 10, do nhiều người dân về quê vẫn chưa lên. Mặt khác, nhiều gia đình vẫn còn tích trữ lương thực, thực phẩm.

Do năm nay thời tiết thay đổi nên vụ mùa trước Tết thất thu. Do đó, hàng nông sản tăng giá khá cao vào trước Tết nay vẫn chưa hạ giá. Mưa rả rích cả ngày nên dù nguồn hàng dồi dào, nhiều gian hàng khai trương bán cầm chừng hoặc bán "lấy ngày" rồi đóng cửa sớm.

Bài và ảnh: MY LÊ

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết Nam bộ hôm nay, ngày 3/2 mây thay đổi, có mưa rào nhiều nơi, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 65-98%. Nhiệt độ từ 22-31oC. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông kèm gió giật mạnh cấp 6-7. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

 

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.