ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 13:05:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau với mục tiêu bình thường mới

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Trong chuyến kiểm tra tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Cà Mau mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 Vũ Ðức Ðam đã biểu dương những kết quả quan trọng mà Cà Mau đạt được trong việc thực hiện mục tiêu kép là an toàn trước dịch bệnh và duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Ðồng thời nhấn mạnh, Cà Mau phải thiết lập, giữ vững và mở rộng “vùng xanh” an toàn trước đại dịch, tiến tới xây dựng “tỉnh xanh” và sẵn sàng cho điều kiện bình thường mới. Loạt bài “Cà Mau với mục tiêu bình thường mới” ghi nhận công tác chuẩn bị, triển khai thiết lập “vùng xanh” của các địa phương trong tỉnh. Việc thực hiện thành công chiến lược “vùng xanh” được Cà Mau xác định là chìa khoá để địa phương quay trở lại quỹ đạo phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện bình thường mới. Xanh để an toàn, xanh để ổn định và phát triển.

Bài 1: “Vùng xanh” an toàn

Ðảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 nhưng vẫn phải duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân - để hoàn thành 2 nhiệm vụ này cùng lúc là điều vô cùng khó khăn. Thiết lập “vùng xanh” được xem là hướng đi sẽ tạo bước đột phá trong hàng loạt giải pháp đã được đề ra trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay.   

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp ở khu vực phía Nam, Cà Mau vẫn được đánh giá là địa phương tương đối an toàn trước đại dịch với các giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Sau khi rà soát kỹ lưỡng tình hình của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đã chỉ đạo thiết lập “vùng xanh” tại 2 huyện Ngọc Hiển và Phú Tân.

“Vành đai xanh” bảo vệ

Lựa chọn Phú Tân và Ngọc Hiển để thiết lập “vùng xanh” là phù hợp với điều kiện thực tế, tính khả thi cao. Ðiều này được Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt phân tích: “Cả 2 địa phương đều chưa có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, khả năng kiểm soát dịch bệnh tương đối dễ dàng hơn so với các địa bàn khác; là những địa phương trọng điểm về thế mạnh kinh tế biển của Cà Mau”. Mục tiêu cao nhất của “vùng xanh” chính là an toàn trước đại dịch. Và khi đã an toàn, sẽ dồn sức để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tại “vùng xanh”, công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh phải được đẩy lên mức độ cao hơn so với các địa bàn còn lại.

Việc lấy mẫu test đang được tiến hành rộng rãi trên địa bàn huyện Phú Tân và Ngọc Hiển.

Tại huyện Phú Tân, Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Phú Tân đã xây dựng xong phương án bảo vệ vùng an toàn dịch Covid-19, tức là “vùng xanh” theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Ðịa phương rất chủ động trong phương án này, vì trước đó đã lên các kịch bản để ứng phó, tuỳ theo diễn biến dịch bệnh”. Phương châm “vùng xanh” là bảo vệ an toàn cho tất cả mọi người trước dịch bệnh, siết chặt các vành đai phòng, chống dịch bệnh xâm nhập. Kế đến là bảo vệ, duy trì, khôi phục và tiến hành phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi thế của Phú Tân là dù tiếp giáp với 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Năm Căn, nhưng chỉ kết nối giao thông đường bộ với Cái Nước. Ðường mòn, lối mở ở các địa bàn tiếp giáp không nhiều, dễ dàng kiểm soát được người, phương tiện di chuyển vào địa bàn. Ðây là điều kiện hết sức quan trọng để có thể triển khai thiết lập và giữ vững “vùng xanh”. Ông Sơn thông tin: “Phú Tân chỉ cần 2 chốt trọng yếu trên đường bộ để nắm chặt người, phương tiện di chuyển vào địa bàn, 1 ở trên tuyến từ Quốc lộ 1 rẽ vào xã Phú Mỹ, còn lại là hướng từ Quốc lộ 1 rẽ vào Phú Thuận, là cơ bản có thể bảo đảm an toàn cho “vùng xanh”.

Theo yêu cầu mới, 2 chốt kiểm soát dịch Covid-19 này của Phú Tân được yêu cầu siết chặt, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn. Toàn bộ người, phương tiện qua lại chốt ở các chiều đi, về đều được lực lượng chức năng kiểm tra. Thiếu tá Ðặng Hoàng Ðợi, phụ trách chốt kiểm soát Phú Thuận, cho biết: “Lượng phương tiện qua lại chốt trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 khoảng 250 lượt/ngày, trong đó có khoảng 100 lượt ô-tô, chủ yếu là xe tải hàng hoá giao thương. Ðây cũng là đối tượng mà chúng tôi kiểm tra, giám sát rất chặt, nhất là với những xe hàng có di chuyển từ địa bàn ngoài tỉnh ra, vào”. Với những trường hợp tài xế không đảm bảo điều kiện di chuyển vào địa bàn, tổ sẽ báo cáo trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện để xin ý kiến xử lý, kiên quyết không để người, phương tiện ra, vào địa bàn không đúng quy định.

Các chốt kiểm soát dịch được thiết lập đảm bảo kiểm soát người và phương tiện ra, vào huyện.

Ðể là “vùng xanh” thật sự, Phú Tân đã đồng loạt triển khai việc test nhanh Covid-19 đối với toàn bộ những đối tượng có nguy cơ theo quy định, song song với chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 căn cứ vào số lượng thực tế được phân bổ. Cùng với các địa bàn khác, thị trấn Cái Ðôi Vàm đang dồn sức để thiết lập “vùng xanh”. Chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm Trần Quốc Yên thông tin: “Thị trấn đang thiết lập “vùng xanh”, hơn 3.500 hộ với khoảng 13.000 khẩu. Chúng tôi đang khẩn trương tiến hành test nhanh Covid-19 cho tất cả các đối tượng nguy cơ, kết hợp tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Năng lực của thị trấn dù còn khó khăn, nhưng vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện song song nhiệm vụ này”.

“Xanh” từ trong dân

Chiến lược thiết lập, bảo vệ “vùng xanh” của Phú Tân không chỉ tập trung cho các vành đai bảo vệ, mà quan trọng hơn là xây dựng thế trận toàn dân phòng, chống dịch Covid-19, tuyệt đối an toàn bên trong. Theo ông Sơn, các tổ Covid-19 cộng đồng đang hoạt động hiệu quả, lại càng có vai trò thiết thực, to lớn khi địa phương thiết lập “vùng xanh”. Ðây là kênh kiểm soát, giám sát phòng, chống dịch bệnh hữu hiệu, trực diện, cập nhật nhất của địa phương trên nền tảng là ý thức và sự chung sức trách nhiệm của cả cộng đồng.

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, mọi công tác chuẩn bị cho thiết lập “vùng xanh” cũng đã sẵn sàng. Cụ thể, để xây dựng các “vùng xanh”, từng bước đưa cuộc sống người dân trở về trạng thái bình thường mới, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp như test nhanh Covid-19, thiết lập các chốt đảm bảo kiểm soát 24/24 giờ người ra, vào huyện cả đường bộ và đường thuỷ, nhất là khu vực các cửa biển; tổ chức tiêm chủng vắc-xin Covid-19…

Tuy nhiên, một giải pháp mà thời gian qua và hiện nay huyện Ngọc Hiển tiếp tục đẩy mạnh là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ “vùng xanh”. Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc cho biết, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân được triển khai với nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin, để mỗi người dân trở thành một người bảo vệ: bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và cho xóm, ấp trước dịch bệnh cũng là bảo vệ, giữ vững “vùng xanh” cho địa bàn sinh sống.

Xác định nguy cơ dịch bệnh nếu có là từ ngoài xâm nhập vào, nên thời gian qua, UBND huyện Ngọc Hiển chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng quản lý chặt địa bàn, quản lý người đến, người đi. Theo đó, Tổ Covid-19 cộng đồng là mô hình đang phát huy hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở địa bàn có cửa biển, cửa sông thông ra biển để quản lý chặt người nhập cảnh trái phép bằng đường biển. Ông Lạc cho biết thêm, không chỉ tham gia giám sát địa bàn, Tổ Covid-19 cộng đồng còn tham gia giám sát, hỗ trợ hộ cách ly tại gia đình, rà soát các hộ có con em đang học tập, lao động ngoài tỉnh để kịp thời hỗ trợ… Ðây cũng sẽ là lực lượng nòng cốt để bảo vệ vững chắc “vùng xanh” của huyện.

Không chỉ thiết lập vùng xanh tại 2 huyện Phú Tân và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau còn xác định các vùng đệm xung quanh như huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Năm Căn và các địa phương khác. Theo đó, tỉnh chỉ đạo các địa phương phải nhanh chóng xây dựng phương án để tiến tới xây dựng “vùng xanh”, tạo thế trận liên hoàn trong cuộc chiến với dịch Covid-19, trở thành hậu phương vững chắc để tỉnh Cà Mau tiến đến “xanh” hoá toàn tỉnh, yên tâm tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới.

 

Nguyễn Phú - Phạm Quốc Rin

BÀI 2: “XANH” ÐỂ PHÁT TRIỂN

 

Làm khách ở quê mình

Xa nhà cũng là một thử thách. Cuộc sống xa nhà dạy ta nhiều thứ. Tôi từng nhiều bận rời xa, nhưng đó chỉ là khoảng thời gian ngắn rời đi học tập, xong lại quay về để lớn, để trưởng thành. Lần này thật sự là chuyến rời quê để xây dựng tổ ấm, sự nghiệp cho riêng mình.

Gió lộng xứ Ðầm

Gió rộn cuối năm. Ðường về xứ Ðầm giờ đã thông thoáng, nhiều lựa chọn chớ không như cách đây chục năm, kiểu gì kiểu cũng phải cách trở một chuyến phà vượt sông...

Hương xưa xóm Mũi

Dòng người về Mũi Cà Mau, chiêm ngưỡng chóp đất thiêng liêng ở địa đầu cực Nam Tổ quốc, hẳn nhiên còn muốn biết nhiều hơn về vùng đất, con người xứ sở kỳ diệu này. Bởi ở đây đâu chỉ có đước, mắm, sông biển, phù sa mới "biết đi", nguồn thuỷ hải sản đặc trưng dồi dào... mà còn có lớp lớp con người với tính cách phóng khoáng, nghĩa nhân, can trường và đầy ắp những ước mơ, hoài bão để khai khẩn, gìn giữ, gầy dựng một vùng đất riêng có, duy nhất cả về vị trí địa lý và bản sắc văn hoá.

Thị trấn mang tên một dòng sông

Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài cuối: Cần giải pháp căn cơ

Sản phẩm OCOP và các dự án khởi nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nhằm hướng đến việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, tỉnh đã xác định nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hỗ trợ chủ thể OCOP từ việc hình thành, nâng hạng sản phẩm đến tiếp cận thị trường.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo

Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà tỉnh quan tâm hàng đầu và chỉ đạo sát sao trong những năm qua. Bằng những quyết sách thiết thực, sự huy động sức mạnh tổng hợp từ Mặt trận, đoàn thể, các cấp, các ngành, địa phương; bằng những giải pháp sinh kế hỗ trợ đúng, trúng, kịp thời, đã cơ bản giải được bài toán thoát nghèo và câu chuyện tái nghèo.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo - Bài cuối: Tăng cường phối hợp, ngăn chặn tái nghèo

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước; theo đó, tỉnh chỉ đạo kỳ quyết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài 2: Nhiều khó khăn của chủ thể

OCOP và khởi nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và mỗi câu chuyện sản phẩm lại mang đến nhiều suy ngẫm cho cơ quan quản lý hỗ trợ vượt khó.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức

Thời gian qua, các ngành, các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ khởi nghiệp gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển sản phẩm OCOP và khởi nghiệp.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.