ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 15:33:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ca sĩ Bích Phượng: “Tôi tự hào và cảm ơn  người Cà Mau!”

Báo Cà Mau (CMO) Từ rất lâu, cái tên Bích Phượng đã in đậm trong lòng khán giả yêu nhạc với những ca khúc quê hương, trữ tình, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ như: "Kiên Giang mình đẹp lắm", "Đàn sáo Hậu Giang", "Con Tư Bến Tre", "Hình bóng quê nhà", "Còn thương rau đắng mọc sau hè", "Em đi trên cỏ non"... Giọng hát ngọt ngào đầy cảm xúc, gương mặt thanh tú cùng thần thái hết sức chân phương, mộc mạc trên sân khấu..., tất cả góp phần làm nên thành công đối với một ca sĩ "bén duyên" dòng nhạc dân ca này.

Gặp Ca sĩ Bích Phượng trong lần chị về Cà Mau biểu diễn, vẫn trẻ trung, duyên dáng và tràn đầy năng lượng, ít ai biết đây là người phụ nữ đã bước qua tuổi 50. Cách nói chuyện tự nhiên, nụ cười tươi lúc nào cũng nở trên môi, cuộc trò chuyện của chúng tôi như thêm gần gũi, gắn kết hơn...

Ca sĩ Bích Phượng biểu diễn phục vụ khán giả trong một sự kiện.   Ảnh: HOÀNG PHÚC

- Những năm gần đây, khán giả Cà Mau thường xuyên có dịp tái ngộ với Ca sĩ Bích Phượng. Cảm xúc của chị trong những lần về Cà Mau biểu diễn như thế nào?

Ca sĩ Bích Phượng: Bích Phượng rất vui mừng và vinh hạnh mỗi lần được về hát cho khán giả Cà Mau nghe. Cũng như nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ khác, bà con ở đây rất thích nghe những bài hát trữ tình, mềm mại hay mang âm hưởng dân ca, vì thế khi Bích Phượng hát những nhạc phẩm thuộc thể loại này đều nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả. Đối với người ca sĩ, đây là niềm hạnh phúc rất lớn.

- Là con nghệ sĩ lẫy lừng thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương - NSND Út Trà Ôn, tuy nhiên Bích Phượng lại được khán giả biết đến với vai trò là ca sĩ tân nhạc. Chị có thể chia sẻ một chút về lối rẽ này?

Ca sĩ Bích Phượng (cười): Thật sự có rất nhiều người đã hỏi Bích Phượng câu hỏi này. Lúc ba còn sống đã từng nói: "Nếu con đi theo con đường nghệ thuật, dù không hát cải lương, vọng cổ mà hát những bài dân ca mượt mà Nam Bộ, thể loại gì con thành công và được khán giả đón nhận, yêu mến thì ba luôn ủng hộ...". Chính vì những lời đó nên Bích Phượng tự tin với lối rẽ nghệ thuật của mình. Tuy hát dân ca nhưng nếu được khán giả yêu cầu hát vọng cổ Bích Phượng vẫn sẵn sàng.

- Cơ duyên nào đã đưa chị đến với con đường nghệ thuật để rồi từ đó có nhiều thành công với dòng nhạc này như thế?

Ca sĩ Bích Phượng: Trước khi vào nghề, Bích Phượng từng là nhân viên cho một công ty xây dựng. Sau khi đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi văn nghệ với nhạc phẩm "Con gái Bến Tre" (năm 1984), may mắn được khán giả biết đến và yêu mến giọng ca nên tôi bắt đầu rẽ qua con đường ca hát chuyên nghiệp. Nó giống như một cái duyên đẹp, tính đến nay cũng gần 35 năm.

- Thường xuyên đảm nhiệm vai trò giám khảo trong các cuộc thi văn nghệ tại Cà Mau, đứng từ góc nhìn nhà chuyên môn, chị đánh giá như thế nào về các thí sinh trẻ, những tài năng mới của tỉnh nhà?

Ca sĩ Bích Phượng: Qua nhiều năm làm giám khảo, gần nhất là tháng 8 vừa vinh dự được về Cà Mau trong vai trò hội đồng giám khảo cuộc thi Tiếng hát Phát thanh - Truyền hình, Bích Phượng  thấy rằng Cà Mau có nhiều nhân tố trẻ, nhiều giọng hát tiềm năng rất nổi trội. Mong rằng tỉnh ta sẽ tiếp tục có những cuộc thi ý nghĩa như thế ở các lĩnh vực dân ca, tân nhạc, cải lương... để tìm ra nhiều nhân tố mới đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà.

- Thường xuyên về biểu diễn tại Cà Mau, ắt hẳn chị có rất nhiều kỷ niệm với vùng đất và con người nơi đây?

Ca sĩ Bích Phượng: Đúng như bạn vừa nói, mỗi khi biểu diễn cho bà con Cà Mau đều có rất nhiều kỷ niệm, ấn tượng nhất với tôi là sự thân thiện và hiếu khách. Đặc biệt trong chuyến về Cà Mau vừa rồi, Bích Phượng có dịp được đến Mũi Cà Mau. Đã từng hát rất nhiều bài hát về quê hương Cà Mau nhưng trước đây tôi chưa có điều kiện đặt chân đến Mũi Cà Mau. Trong chuyến đi ý nghĩa đó, tôi thật sự có nhiều cảm xúc, vừa hãnh diện, vừa thầm cảm ơn những con người Cà Mau đã chung sức chung lòng giữ chóp mũi Cà Mau phát triển cho đến hôm nay. Đó là một điều rất tự hào.

- Xin cảm ơn Ca sĩ Bích Phượng đã dành cho khán giả Cà Mau cuộc trò chuyện thú vị này!

Phúc Trần 

 

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm

Giao thoa tín ngưỡng dân gian

Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.

Năm con rắn nhắc chuyện nuôi.. trăn

Cà Mau từng có thời “nhà nhà nuôi trăn, người người nuôi trăn”, con trăn đem lại chén cơm manh áo cho nhiều gia đình. Nhưng rồi đầu ra không ổn định, nghề nuôi trăn đi vào bế tắc. Khơi lại chuyện con trăn để tiếc nhớ một thời và cũng hy vọng nghề này có điều kiện khôi phục.