ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 21:32:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách hành chính - một năm nhìn lại

Báo Cà Mau

Công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh trong năm 2023 được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, từ đó các sở, ngành, UBND các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc.

UBND tỉnh họp triển khai xây dựng Đề án đô thị thông minh của tỉnh. Ảnh: K.P

Các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực CCHC

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ngày càng hoàn thiện, thực hiện đúng quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định đến ban hành có tính khả thi cao trong quá trình triển khai thực hiện. Công tác rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng UBND tỉnh, Cục Kiểm soát TTHC; Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã tiếp tục được vận hành thông suốt, tập trung các TTHC về một đầu mối để thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

Song song đó, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước các cấp được sắp xếp kiện toàn, tinh gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phát huy hiệu quả trong công việc. Chất lượng đào tạo cán bộ, công chức ngày được nâng cao; công tác chuyển đổi số được quan tâm thực hiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được triển khai đồng bộ, hiệu quả; công tác kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện thường xuyên.

Để xây dựng và phát triển đô thị thông minh, Bạc Liêu đang triển khai thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) bao gồm 8 lĩnh vực: giám sát an ninh trật tự; giám sát lưu lượng giao thông; giám sát lĩnh vực y tế; giám sát lĩnh vực giáo dục; giám sát không gian trên môi trường mạng; giám sát lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến; tổng đài tự động phục vụ người dân (19009120).

Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Đã qua, tỉnh thực hiện đầy đủ việc ứng dụng hệ thống thông tin giải quyết TTHC trong tiếp nhận và giải quyết TTHC ở các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đẩy mạnh giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, bảo đảm cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC thuận lợi, giảm chi phí, thời gian. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh cung cấp 1.100 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp 1.181 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cụ thể, hệ thống đã kết nối, liên thông, tích hợp với các hệ thống như Cổng dịch vụ công quốc gia; Cổng thanh toán trực tuyến quốc gia; hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến (EMC) của Bộ TT-TT; dịch vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện TTHC lĩnh vực đất đai cho hộ gia đình, cá nhân.

Bên cạnh đó, qua xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ nội bộ, kết quả có 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến xã đều sử dụng Hệ thống quản lý văn bản (cụ thể, gồm 305 đơn vị tham gia vào hệ thống với hơn 7.700 người sử dụng), tỷ lệ gửi nhận văn bản điện tử trong tỉnh đạt khoảng 98%. Việc ứng dụng chữ ký số cũng được quan tâm thực hiện, đã cấp 3.219 chứng thư số chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức phục vụ ký số văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến kho bạc nhà nước, thuế điện tử, bảo hiểm xã hội… Đồng thời, Bạc Liêu đang chuẩn bị các thủ tục để thuê dịch vụ đối với hệ thống này nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP và các quy định khác của bộ, ngành Trung ương.

Hồng Tươi (Sở Nội vụ)

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Để thu hút các nguồn lực phát triển, những năm gần đây, TX. Giá Rai luôn tăng cường công tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực để đầu tư phát triển.

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.