ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 23:11:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cái Tết đầu tiên ở Khu tái định cư Cái Cám

Báo Cà Mau (CMO) Chúng tôi trở lại Khu tái định cư ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân vào những ngày sau Tết dương lịch. Từ một dãy đất trống, đến nay đã có hơn trăm ngôi nhà mọc lên san sát. Trên đường, thấp thoáng trẻ em áo trắng đạp xe nối đuôi nhau đến trường. Dù vẫn còn đó những ngày mưu sinh vất vả nơi bìa rừng, ven biển, song, niềm hy vọng tốt đẹp vào cuộc sống mới đang từng ngày len lỏi trong những mái nhà.

Từ ngày về khu tái định cư, đường đến trường của trẻ em đỡ vất vả vì lộ được xây dựng thông thoáng. 

Ông Võ Minh Thuận nhấp điếu thuốc rồi cười nheo đuôi mắt, chốc lát lại đứng dậy lấy chai nước mắm, bỏ bọc cục nước đá cho khách. Kể từ ngày chuyển vào khu tái định cư này, vợ chồng ông mở tiệm tạp hoá nhỏ để buôn bán. Lời lãi không nhiều nhưng cũng trang trải được cuộc sống hằng ngày.

Qua thời đổi nước, điện chia hơi

Nhiều người đã quen với cảnh sống ở rừng, ở biển. Hễ ngó ra cửa là thấy một màu xanh bàng bạc của rừng, muốn vào bắt ốc len, bà chằng… Có khi chỉ cần đưa chân xuống đã chạm tới rừng. Vậy nên, khi hay tin phải di dời vào khu tái định cư, không ít lần họ luyến tiếc, than thở vì con đường mưu sinh giờ đây phải cách xa gần 2 cây số nữa. Vậy mà chỉ mấy tháng dọn vào khu tái định cư này, mọi suy nghĩ đã dần thay đổi. 

Ký ức những ngày sống ven rừng phòng hộ ùa về. Ông Thuận nhớ rõ mồn một: “Tháng cuối cùng trước khi gia đình tôi chuyển vào khu tái định cư Cái Cám sống, tôi phải trả hết 998.000 đồng tiền điện. Chưa hết, nghĩ lại đến giờ tôi vẫn còn nhớ những lần xách can đi đổi nước. Mỗi ngày tính bèo gì cũng xài hết 13 can nước, mất 13.000 đồng. Thấy tụi tôi đi đổi nước xài hằng ngày khổ quá, người ta cho cây nước mới đỡ phần nào. Bây giờ vô đây, duy chỉ có đường đi làm hơi xa, còn lại đều ổn”. 

Trong trí tưởng tượng của bà con ở các tuyến đê phòng hộ, họ không nghĩ có ngày được nơi ở đàng hoàng, con cái được đạp xe đến trường như hôm nay. Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng lần đầu tiên trong đời vợ chồng ông Thuận mới được ở trong căn nhà kiên cố, khang trang đến như vậy. Ngoài số tiền được hỗ trợ 20 triệu đồng, vợ chồng ông thêm số tiền chắt chiu được rồi tự làm nhà cho đỡ tiền công. 

Trước đây, còn ở ngoài bìa rừng, những ngày trở chướng, nước lên ngập cả sàn nhà, người lớn và trẻ con phải lội bì bõm. Chị Trần Thị Bảy (khu tái định cư Cái Cám) kể: “Cái nhà tạm bợ, tới mùa nước chỉ cần lên chút xíu cũng ngập sàn. Có đêm gió mạnh, nước lên cao thì khỏi ngủ luôn. Phần vì sợ dông gió, phần vì nước ngập, phải thức canh mấy đứa nhỏ”.

Rồi chị xoa đầu con trai út đang học lớp 3 như kiểu động viên nó ráng học hành cho tốt khi đường đến trường của nó nay đã khác nhiều lắm. Chị kể: “Hồi trước ở ngoài rừng, 2 đứa con tôi phải lội bộ đi học. Khi về, nếu nước ròng thì lội qua sông, nước lớn thì mượn xuồng rước. Bây giờ dời về khu tái định cư, 2 đứa con nhà mình còn được người ta cho xe đạp đi học; điện, nước sinh hoạt hằng ngày tới tận nhà; giá cả cũng không đắt đỏ như hồi đó nữa”.

Cái Tết đầu tiên ở khu tái định cư

Đi gần hết dãy nhà trong khu tái định cư, có nhà đã ổn định đâu vào đó, có nhà vẫn còn lỡ dở đất, cát vì những ý định xây sửa của gia chủ. Từ khi chuyển vào khu tái định cư, người dân bắt đầu biết tận dụng vùng đất mới để làm ăn buôn bán. Người có tiệm tạp hoá nhỏ, đàn ông lúc rảnh rỗi không đi rừng, đi biển thì chạy xe ôm; phụ nữ thì vá lưới, cắt đầu tôm, ai mướn gì họ làm nấy.

Ông Lâm Văn Nhanh, Phó Trưởng ấp Cái Cám, tâm tình: “Bà con ở đây vẫn tiếp tục bám rừng, bám biển như ngày trước ở ngoài đê. Chỉ có đoạn đường đi ra rừng, ra biển xa hơn hồi trước chút đỉnh. Còn về nhà ở, điều kiện sinh hoạt đều ổn định hơn trước. Đường đến trường của mấy đứa nhỏ cũng đỡ phần gian nan, vất vả”.

Anh Bùi Văn Khái, ngư dân làm nghề câu kiều đang sửa lại dàn đồ nghề chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới, cho hay: “Nếu chịu khó, mỗi tháng phần lời cũng tầm trên 7 triệu; có tháng cũng được cả chục triệu đồng. Năm nay có nhà nên Tết đỡ lo và ấm cúng hơn mọi năm. Đường sá thông thương, bà con lối xóm cũng dần quen biết nhau nên không còn cảnh ngó rừng, ngóng biển như hồi trước”.

Xe cộ, dáng người đi ra đi vào nhộn nhịp cả một xóm. Nhìn vào đôi tay chai sạn và nụ cười lộ rõ niềm vui trên gương mặt anh Khái, chúng tôi nghĩ đến hơn 100 căn nhà san sát đó. Năm nay không chỉ mình anh Khái mà cả xóm này đều có nhà mới khang trang để đón Tết.

Phía lòng sông, chiếc xáng dây có nhiệm vụ bồi đắp, giữ đất để mở rộng thêm mé bờ khu tái định cư vẫn còn đó. Trong sự lo toan và bộn bề của cuộc sống, chúng tôi bắt gặp những nụ cười tươi rói, những ánh mắt đầy hy vọng khi nhắc về cái Tết đang đến thật gần./.

Kim Chi 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.