ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 06:42:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện khả năng người nghèo tiếp cận chính sách

Báo Cà Mau Thời gian qua, các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững được huyện Năm Căn triển khai lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện, từ đó đã cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản. Song song đó, nhận thức, năng lực, trách nhiệm về giảm nghèo được nâng cao, tạo được phong trào giảm nghèo sôi nổi trên địa bàn huyện.

Năm qua, thị trấn Năm Căn đã quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Ðồng thời, công tác tuyên truyền luôn được cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các khóm thực hiện thường xuyên nhằm giúp người dân hiểu rõ về vai trò chủ thể của mình trong công tác giảm nghèo bền vững, để từ đó tự giác và tích cực tham gia thực hiện. Qua rà soát, cuối năm 2023 thị trấn Năm Căn còn 101 hộ nghèo (chiếm 2,17%), giảm 55 hộ (giảm 1,19%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết HÐND thị trấn giao là 0,8% và chỉ tiêu huyện giao 1,19%); cận nghèo 182 hộ (chiếm 3,91%).

Ông Phùng Trường Nguyên, Phó chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn, cho biết, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo giảm nghèo thị trấn đã phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho thành viên giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo, đồng thời giao chỉ tiêu cho các khóm xây dựng kế hoạch, lộ trình thoát nghèo đối với hộ nghèo trên địa bàn phụ trách.

Dạy nghề gắn với nhu cầu của địa phương là một trong những giải pháp mà huyện Năm Căn sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Thuộc diện hộ nghèo của địa phương nhưng nhờ chí thú làm ăn, cùng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền cơ sở mà gia đình chị Trương Kim Cúc, Khóm 1, thị trấn Năm Căn đã có điều kiện ổn định cuộc sống, từ đó làm đơn xin tự nguyện thoát nghèo. “Ðịa phương hỗ trợ tiền cho gia đình cất được căn nhà mới, không còn lo lắng mỗi khi mùa mưa đến, đồng thời hỗ trợ vốn cho gia đình mua được chiếc xe đẩy đi bán đồ ăn. Nhờ vậy mà có thu nhập, cuộc sống ổn định”, chị Cúc chia sẻ.

Ông Võ Quốc Toàn, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị trấn Năm Căn (người thứ ba từ phải qua), trao quyết định bàn giao nhà cho bà Nguyễn Thị Chôm, Khóm 6.

Bà Nguyễn Thị Chôm, Khóm 6, vui mừng kể: “Những năm qua, hai bà cháu tôi sống trong căn nhà cũ bị xuống cấp nhiều, thấp thỏm mỗi khi mùa mưa bão tới. Chính quyền địa phương và các nhà tài trợ đã quan tâm, hỗ trợ tiền cất căn nhà và 20 triệu đồng để gia đình làm vốn mua bán. Hằng ngày tôi đan lưới cá, còn tới con nước thì đứa cháu đi mua cá rồi bán lại để kiếm lời. Cuộc sống giờ không còn vất vả như trước đây”.

Năm 2023, huyện Năm Căn còn 239 hộ nghèo, chiếm 1,52%, giảm 0,8% (tương đương 126 hộ nghèo), cận nghèo 393 hộ, chiếm 2,5%. Mặc dù đạt chỉ tiêu Nghị quyết HÐND huyện giao (0,3%), nhưng khó khăn của địa phương trong năm qua là chỉ tiêu theo kế hoạch giảm nghèo của tỉnh giao còn cao so với tổng số hộ nghèo của huyện. Việc triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành văn bản quy định về định mức cụ thể của dự án, quy định định mức của hộ tham gia dự án. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn để sản xuất chỉ mang tính tạm thời nên thiếu bền vững. Do đó, huyện Năm Căn đã và đang tìm phương án tháo gỡ để đạt kết quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững thời gian tới.

Việc hỗ trợ vốn chăn nuôi, sản xuất luôn được địa phương quan tâm thực hiện.

Năm 2024, huyện Năm Căn đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,17%. Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: “Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo nhu cầu thực tế của địa phương, đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra. Trong đó, chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nghèo ở khu vực nông thôn, gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động; dạy nghề theo địa chỉ, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội tìm việc làm trong và ngoài tỉnh, ổn định thu nhập. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để sản xuất, chăn nuôi, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững”./.

 

Quốc Sáng

 

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW (Chỉ thị 37) ngày 3/9/2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Quyết định số 416/QĐ-TTg (Quyết định 416) ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cà Mau đã đạt nhiều kết quả tích cực, gắn với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.

Tổ chức Công đoàn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật về lao động

Là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, thời gian qua Công đoàn các cấp trong tỉnh luôn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN… để đoàn viên, người lao động (NLĐ) được hưởng đúng, đủ, kịp thời chế độ, quyền lợi của mình.

Một chính sách an sinh xã hội ưu việt

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Ðảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chính sách này do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận, mà nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn.

Cần sự đầu tư cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến và uy tín, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các tiêu chuẩn đào tạo mới, nhà trường cần được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Ðào tạo gắn với tiếp cận doanh nghiệp

Xu thế chung hiện nay của nhiều trường là đào tạo gắn với doanh nghiệp (DN). Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó, thời gian qua, Phân hiệu tăng cường hoạt động tiếp cận DN, với mong muốn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên (SV).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.

Ổn định lao động - Ðảm bảo an sinh, phát triển kinh tế

Thời gian qua, huyện Thới Bình tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững cho lao động nông thôn, qua đây góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.

Giảm thiểu tai nạn lao động tại các doanh nghiệp

"Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ) đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt. Ðó là nhờ các cấp uỷ đảng, chính quyền, công đoàn cấp trên đã quan tâm, đề ra chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể cho các đơn vị thực hiện gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh", ông Võ Quốc Tín, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, chia sẻ.

Từ 1/7/2024: 10 khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở tăng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Cùng với việc tăng lương cơ sở, nhiều khoản tiền, trợ cấp bảo hiểm xã hội dành cho người lao động ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng thêm.