ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 08:47:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện thu nhập từ gia công dây nhựa

Báo Cà Mau (CMO) Tại nhiều vùng nông thôn, bên cạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp được chị em phụ nữ lựa chọn, thời gian qua, các mô hình phi nông nghiệp đã và đang là giải pháp giúp chị em phụ nữ tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm, góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Một trong những mô hình được Hội LHPN xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời nhân rộng đó là nghề đan gia công sản phẩm từ dây nhựa.

Tuy nghề đan gia công đã phổ biến khá lâu, nhưng đối với chị em xã Phong Lạc thì còn khá mới mẻ. Vài tháng trước, chị Thái Chúc Ly (ấp Công Bình, xã Phong Lạc) là người đứng ra kết nối nhận sản phẩm từ công ty rồi phân phát lại, đồng thời chỉ dẫn chị em làm theo mẫu. Với mong muốn tạo việc làm cho bản thân mình và cho các chị em, chị Ly không ngại bỏ công sức, chi phí để tìm đối tác.

Hiện có hơn 20 phụ nữ ở ấp Công Bình nhận đan gia công sản phẩm dây nhựa từ “đầu mối” của chị Thái Chúc Ly.

Sau thời gian vất vả đến tận nơi theo học cách làm, chị Ly được các công ty đồng ý nhận làm “đầu mối” giao nguyên liệu và gia công các mặt hàng theo yêu cầu của công ty. Một người vừa học vừa làm 2-4 ngày là có thể thành thạo làm ra các sản phẩm như giỏ đựng chậu bông, ghế salon. Mỗi chị có thể làm từ 6-10 sản phẩm/ngày. Tiền công 7.000 đồng/sản phẩm, qua đó giúp chị em có thêm nguồn thu nhập. Mỗi đợt chị Ly nhận và giao hơn 1.000 sản phẩm cho các công ty. Số lượng còn tăng lên trong thời điểm cận Tết và khi có đủ nguồn nhân lực tại địa phương.

Chị Ly phấn khởi cho biết: “Tôi tham gia học lớp truyền nghề đan dây nhựa do Hội LHPN xã tổ chức. Sau khi biết được nghề, tôi tìm nơi chuyên cung cấp các sản phẩm dây nhựa ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh nhận về làm gia công. Lúc đầu nhận số lượng ít, sau đó thấy chị em trong xóm hỏi thăm nên tôi kết nối với công ty đem sản phẩm về nhiều hơn cho chị em cùng làm. Khi nào xong thì đem giao lại cho công ty”.

Trước khi là “đầu mối” nhận gia công đan sản phẩm dây nhựa cho các công ty, chị Ly cũng ở nhà, làm các công việc của người nội trợ như bao phụ nữ khác ở vùng nông thôn, không có công việc tạo ra thu nhập. Chị Ly nói tiếp: “Không cần tốn tiền mua nguyên liệu, công ty đưa mặt hàng về, mình chỉ nhận làm gia công. Đây là những mặt hàng bán trong nội địa và xuất khẩu nên luôn có công việc ổn định để chị em yên tâm về liên kết làm ăn và đảm bảo nguồn thu nhập”.

Chị Phạm Thị Nhanh (ấp Công Bình, xã Phong Lạc) cũng là người tham gia nhận sản phẩm về làm tại nhà. Chị Nhanh chia sẻ: “Công việc này rất ổn định. Nhất là trong lúc ảnh hưởng dịch Covid-19, không đi ra ngoài làm được thì chị em nhận hàng về nhà làm, mỗi ngày tranh thủ thời gian cũng có thể kiếm được ít nhất 50.000 đồng; nếu rảnh rỗi hơn có thể  kiếm được 2-3 triệu đồng/tháng”.

Bà Trần Thị Hà (ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc) tuy đã ngoài 60 tuổi nhưng đôi tay vẫn còn nhanh nhẹn, tỉ mỉ đan từng chậu nhựa rất đẹp mắt. Bà Hà cười nói: "Các công đoạn như bắt khung, đan vành miệng, đan thân giỏ sẽ có thời gian từ 40-60 phút thì hoàn thành. Làm công việc này rất nhẹ nhàng, vừa trông cháu hay vừa xem ti-vi cũng có thể ngồi đan, mỗi ngày có thể làm từ 10 cái trở lên, kiếm được khoảng 100.000 đồng, đỡ chi phí sinh hoạt trong gia đình”.

Hiện, xã Phong Lạc có 2.190 hội viên phụ nữ/10 ấp. Trong năm 2020, xã phối hợp mở 5 lớp đào tạo nghề như may, tổ chức du lịch cộng đồng, kỹ thuật trồng hoa kiểng…; đồng thời, tổ chức 15 lớp truyền nghề như đan mỹ nghệ, bó chổi...

Với những ưu điểm như không cần vốn, thu nhập ổn định, mọi người đều có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi tham gia nên việc gia công các sản phẩm dây nhựa đã thu hút nhiều chị em phụ nữ. 

Phó chủ tịch Hội LHPN xã Phong Lạc Thái Thị Tựa chia sẻ: “Hiện toàn xã có hơn 100 chị em phụ nữ tham gia đan sản phẩm từ dây nhựa mang về nguồn thu nhập đáng kể cải thiện điều kiện sống gia đình. Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ xin ý kiến thành lập các tổ hợp tác để các chị em tham gia có tổ chức và ổn định hơn. Nếu việc phối hợp với công ty được lâu dài, mở rộng hơn nữa sẽ góp phần tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, ở vùng nông thôn; không phải đi xa xứ vẫn có việc làm, có thu nhập chăm lo cuộc sống gia đình”./.

Thảo Mơ

 

Ðồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, công đoàn các cấp trong huyện U Minh đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động (NLÐ); từ đó đã thu hút, tập hợp được nhiều công nhân, viên chức, lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.

Hơn 1,9 tỷ đồng triển khai Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Ngày 10/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp cùng đơn vị tài trợ Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Lễ khởi động Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2024-2025.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.